Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Sơ đồ tư duy nổi tiếng là phương pháp ghi nhớ sáng tạo và hiệu quả trên toàn thế giới. Mời bạn cùng blog tìm hiểu về sơ đồ tư duy và cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản nhé.

Sơ đồ tư duy là gì? - Bật mí cách vẽ sơ đồ tư duy Tony Buzan

Sơ đồ tư duy là gì? – Cách vẽ sơ đồ tư duy Tony Buzan

Sơ đồ tư duy là gì?

“Mind map” hay còn gọi là sơ đồ tư duy, một phương pháp ghi nhớ theo cách hệ thống hóa kiến thức bằng các hình ảnh, ký hiệu, hình vẽ sinh động một cách trực quan, có tính tổ chức cao và dễ nhớ.

Sơ đồ tư duy thường được các bạn học sinh, sinh viên sử dụng nhiều trong quá trình ghi nhớ kiến thức hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tạo các bản kế hoạch, ghi chép các kiến thức trong công việc hoặc trong quá trình làm việc nhóm, nghiên cứu, lên ý tưởng,…

(Vẽ midmap online: http://thegioilaptrinh.net/mindmap/)

Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều cách vẽ sơ đồ tư duy (Mind map) đã được phát triển, mỗi loại đều đem đến những lợi ích tuyệt vời trong việc giúp chúng ta dễ dàng cấu trúc, sắp xếp lại các ý tưởng, thông tin một cách trực quan dễ hiểu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và lên ý tưởng. Trong đó, có một số cách vẽ sơ đồ tư duy Mind map phổ biến nhất hiện nay như:

Các loại sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay - Một số cách vẽ sơ đồ tư duy phổ biến hiện nay

Các loại sơ đồ tuy duy Mind map phổ biến nhất hiện nay

  • Circle Map – Sơ đồ tư duy vòng tròn
  • Bubble Map – Sơ đồ tư duy bong bóng
  • Double Bubble Map – Sơ đồ tư duy bong bóng kép
  • Tree Map – Sơ đồ tư duy hình cây
  • Flow Map – Sơ đồ tư duy phân luồng
  • Multi Flow – Sơ đồ tư duy đa luồng
  • Brace Map – Sơ đồ tư duy dấu ngoặc “{“
  • Bridge Map – Sơ đồ tư duy hình cầu

Tại sao nên sử dụng sơ đồ tư duy?

Mind map (Sơ đồ tư duy) là công cụ tổ chức tư duy nền tảng giúp bạn có thể trở nên chủ động hơn trong việc học tập, ghi nhớ kiến thức. Thay vì sử dụng phương pháp ghi nhớ thông thường bạn có thể dùng sơ đồ tư duy để hệ thống, tóm tắt kiến thức một cách ngắn gọn, trực quan.

Tại sao nên sử dụng sơ đồ tư duy?

Mind map (Sơ đồ tư duy) giúp bạn kích thích khả năng sáng tạo, tư duy khoa học.

Mind map (Sơ đồ tư duy) giúp bạn chuyển tải thông tin một cách ngắn gọn, dễ hiểu cho người đọc.

Sử dụng mind map (Sơ đồ tư duy) cho việc lên kế hoạch giúp bạn nhìn rõ “bức tranh tổng thể”, gợi nhớ những mục tiêu dễ dàng hơn,…

Cách vẽ sơ đồ tư duy

Những dụng cụ cần thiết: giấy (bạn nên dùng những loại giấy khổ lớn như A4 để tránh bị thiếu giấy lúc vẽ hoặc nếu hoạt động nhóm thì nên sử dụng khổ giấy A3), các loại bút màu tùy thích.

Cách vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Lên ý tưởng, xác định nội dung bạn cần ghi nhớ

–  Bạn cần xác định nội dung cần ghi nhớ để lên ý tưởng để chọn ra loại sơ đồ tư duy bạn muốn vẽ (sơ đồ hình tròn, hình cây,…) và sau đó là tạo ra chủ đề trung tâm cho sơ đồ, chủ đề trung tâm có thể vẽ bằng biểu tượng như cây, hình tròn, hình đám mây hoặc bất cứ biểu tượng nào bạn muốn.

Bước 2: Vẽ các nhánh lớn từ chủ đề trung tâm của sơ đồ

–  Các nhánh chính này là nội dung trọng tâm hoặc luận điểm chính của chủ đề. Hãy viết các nhánh chính này bằng những từ khóa ngắn gọn, súc tích hoặc bạn có thể thêm các biểu tượng, hình vẽ tùy thích để dễ dàng hình dung hơn.

–  Bạn nên vẽ các nhánh chính thật đậm và dày để phân biệt với các nhánh phụ của sơ đồ nhé.

Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy

–  Nối liền các nhánh chính là các nhánh phụ được tỏa ra, hãy tóm tắt các kiến thức, nội dung liên quan và tương ứng với từng nhánh nội dung để phát triển các nhánh phụ.

–  Một nhánh chính có thể có nhiều nhánh phụ.

Phát triển sơ đồ tư duy

Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ tư duy

–  Vẽ thêm các biểu tượng, hình ảnh minh họa, tô màu cho các nhánh của sơ đồ tư duy theo cách bạn mong muốn để dễ dàng ghi nhớ.

–  Mỗi nhánh đều thể hiện một nội dung, ý tưởng cụ thể nên bạn hãy thiết kế các biểu tượng, hình vẽ khác nhau để phân biệt các nội dung.

Một vài lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy:

–  Bạn nên tóm gọn nội dung thật ngắn gọn và nên dùng những biểu tượng, hình ảnh để thay thế các kiến thức cần ghi nhớ, tránh việc quá nhiều chữ khiến sơ đồ tư duy khó phát huy hiệu quả.

–  Ở mỗi nhánh chính bạn có thể dùng một màu nhất định, điều này làm nổi bật nội dung và dễ gợi nhớ.

–  Hãy sáng tạo những hình ảnh, biểu tượng của bạn một cách thoải mái để có thể phát huy hết khả năng của chính mình, đừng quá gò bó mình vào những giới hạn nhất định. Bởi không chỉ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn, sơ đồ tư duy còn giúp bạn tư duy một cách khoa học và thông minh hơn.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn hoàn toàn có thể sáng tạo cho riêng mình những bản sơ đồ tư duy theo cách của riêng mình để có thể dễ dàng ghi nhớ một cách hiệu quả và lâu dài.

Bạn cũng có thể tham khảo những mẫu sơ đồ tư duy có sẵn trên mạng để tìm hiểu thêm nhiều mẫu sơ đồ tư duy nhé hoặc sử dụng một số ứng dụng để vẽ sơ đồ tư duy một cách dễ dàng và tiện lợi hơn trên máy tính, điện thoại như: Nice mind, Edraw mind map, TheBrain, iMindmap,…

Lời kết

Sơ đồ tư duy như một công cụ đắc lực để bạn có thể hệ thống và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không đơn thuần là việc kích thích sự sáng tạo cho trí não mà đây sẽ là công cụ giúp bạn học tập và làm việc một cách khoa học hơn. Hãy đột phá khả năng tư duy, sáng tạo của bạn hơn qua những bản sơ đồ tư duy của riêng mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *