Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Khái niệm về UI/UX trở nên phổ biến trong thời đại công nghệ số hiện nay và đặc biệt quan trọng trong nhiều ngành nghề như lập trình và thiết kế. Mặc dù được nhiều người biết đến, nhưng vẫn có không ít người còn đối diện với sự mơ hồ khi nói đến hai khái niệm này. Vậy, UI/UX là gì và sự khác biệt giữa chúng là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc này để giúp bạn hiểu rõ hơn về UI và UX.

1. Khái niệm về UI/UX

1.1 UI là gì?

UI/UX là gì

UI được dùng để chỉ giao diện của người dùng

UI là viết tắt của User Interface, tiếng Việt có thể hiểu là Giao diện Người dùng. Nó đề cập đến mọi thứ mà người dùng có thể thấy và tương tác trực tiếp khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ. Các yếu tố UI bao gồm màu sắc, bố cục, font chữ, hình ảnh trên website, và tất cả những gì người dùng có thể trực tiếp trải nghiệm khi truy cập trang web.

UI có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp từ người tạo sản phẩm đến người dùng cuối, cũng như giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ đó. Người thiết kế UI không chỉ là người tạo ra giao diện đẹp mắt mà còn phải đảm bảo rằng nó làm cho người dùng dễ sử dụng và hiểu được thông điệp cần truyền đạt. Trong bối cảnh này, nhà thiết kế không chỉ là một người sáng tạo mà còn là một người biên soạn, truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả qua giao diện người dùng.

1.2 UX là gì?

UI/UX là gì

UX là trải nghiệm của người dùng về sản phẩm của doanh nghiệp

UX, hay User Experience, là viết tắt chỉ trải nghiệm của người dùng khi họ tương tác với sản phẩm. Đây bao gồm đánh giá về sự thuận tiện khi sử dụng, nhận biết vấn đề, cũng như việc xác định xem bố cục và sắp xếp đã đạt đến mức độ chấp nhận được chưa trong trải nghiệm đó. Điều này bao gồm mọi cách mà người dùng có thể tương tác với các yếu tố UI được tạo ra, chẳng hạn như trên một trang web hay ứng dụng.

Những người làm về UX, được gọi là UX Designer, chịu trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá hành vi của khách hàng, đồng thời đưa ra đánh giá về sản phẩm dựa trên những thông tin này.

Tóm lại, UI/UX không thể tách rời trong quá trình thiết kế website, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và đánh giá của người dùng. Tuy nhiên, UI và UX vẫn đóng vai trò khác nhau, từ giai đoạn phát triển đến những nguyên lý và nguyên tắc thiết kế.

2. UI/UX design là gì

UI/UX design là lĩnh vực chuyên nghiệp về việc tạo ra giao diện và trải nghiệm người dùng cho sản phẩm, có thể là trang web hoặc ứng dụng. Trách nhiệm chính của họ là đảm bảo rằng sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn thân thiện và thuận tiện cho người sử dụng.

Người làm UI thực hiện nhiều nhiệm vụ như phân tích khách hàng, nghiên cứu thiết kế, xây dựng thương hiệu và đồ họa, cũng như việc xây dựng hướng dẫn sử dụng. Vai trò của họ đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ giao diện số nào, đó là một yếu tố quyết định sự tin tưởng của người dùng vào thương hiệu. Đồng thời, họ cần truyền đạt thông điệp của sản phẩm một cách rõ ràng và mạch lạc.

Ngược lại, công việc của UX design chủ yếu tập trung vào phân tích đối thủ cạnh tranh, khảo sát khách hàng, cấu trúc và chiến lược sản phẩm, và phát triển nội dung. Họ cũng phải hợp tác chặt chẽ với những người làm UI, nhà phát triển để đảm bảo theo dõi mục tiêu và phân tích lại hành vi của người dùng. Vai trò của UX design đòi hỏi sự kết hợp giữa tiếp thị, thiết kế và quản lý dự án. Mục tiêu cuối cùng của họ là kết nối kế hoạch kinh doanh với nhu cầu của người dùng thông qua quá trình thử nghiệm và tinh chọn để đáp ứng đúng yêu cầu từ cả hai phía.

3. Sự khác nhau giữa UI và UX

UI/UX là gì

Sự khác biệt về chức năng giữa UI và UX

Sự khác biệt rõ ràng nhất mà ta có thể thấy đó chính là: UI sẽ chú trọng nhiều đến giao diện sản phẩm, từ thiết kế cho đến tính năng. Còn UX sẽ đảm nhiệm về trải nghiệm người dùng. Tuy rằng hai yếu tố này có mối liên hệ mật thiết, nhưng chức năng và nhiệm vụ của UI và UX là khác nhau.

3.1 Mục tiêu công việc

UX design đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét và đánh giá toàn bộ hành trình người dùng để giải quyết các thách thức như bước cuối cùng mà họ cần thực hiện, các hành động để đạt được mục tiêu cụ thể. Mục đích cuối cùng của UX design là tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Khi kế hoạch UX đã được đề ra, UI design đảm nhận vai trò chuyển ý tưởng đó thành hiện thực, làm cho nó trực quan và dễ tiếp cận. Mục tiêu chính của UI design là tập trung vào các yếu tố liên quan đến hình ảnh và tính thẩm mỹ, đồng thời phải đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hành trình người dùng. Những yếu tố này có thể bao gồm giao diện màn hình, điểm chạm, nút bấm, cách lướt trang hoặc chuyển đổi giữa các ảnh trong thư viện, và nhiều yếu tố khác.

3.2 Trách nhiệm công việc

Công việc của UX design thường sẽ hướng đến việc tìm hiểu và xác định vấn đề, pain points để có thể đưa ra cách giải quyết phù hợp. Họ cần nghiên cứu kỹ càng về hành vi người dùng, và nhu cầu của họ đối với một sản phẩm cụ thể.

Việc vạc ra hành trình người dùng với các cấu trúc thông tin phù hợp và các chức năng tương ứng. Cuối cùng là thiết kế wireframe (giống như phác thảo), trước khi bắt đầu làm một bản hoàn chỉnh.

Còn đối với công việc của UI design, họ sẽ đảm bảo mang đến các chi tiết để “bộ khung” có thể khả thi nhất. Trách nhiệm của họ không chỉ là thiết kế sản phẩm sao cho đẹp mắt. Một sản phẩm có thể hoạt động và toàn diện hay không đều nhờ vào đóng góp không nhỏ từ phía UI.

Những điều mà một UI design cần phải giải quyết có thể kể đến như: màu sắc cần được kết hợp như thế nào để tương phản và dễ tiếp cận? Nên để nút bấm ở đâu là dễ nhìn thấy nhất?…

4. Tầm quan trọng của việc thiết kế giao diện người dùng

4.1 Nguyên lý DOET

UI/UX là gì

Nguyên lý DOET giúp nhà thiết kế đánh giá tương tác người dùng – sản phẩm

Nguyên lý DOET được xây dựng để hỗ trợ các nhà thiết kế để làm việc, đánh giá sự hữu ích và khả năng tương tác giữa người dùng và sản phẩm. Dựa vào các chỉ số phân tích của DOET, các nhà thiết kế có thể khắc phục được một số điểm yếu hay rủi ro không đáng có để đưa ra được giao diện người dùng chuẩn UI/UX hoàn thiện, thu hút người dùng nhiều hơn.

4.2 Thỏa mãn yêu cầu người dùng

Mục đích của việc thiết kế giao diện người dùng là để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi về lâu dài cho doanh nghiệp. Do đó, người thiết kế giao diện cần thực hiện những yêu cầu dù là nhỏ nhất của khách hàng.

4.3 Đơn giản hóa các tác vụ người dùng

Một nhận định sai lầm mà mọi người luôn nghĩ về thiết kế đó chính là sản phẩm càng nhiều hiệu ứng, nhiều tác vụ thì người dùng sẽ càng ấn tượng hơn. Điều này hoàn toàn sai, một người dùng thường không kiên nhẫn với những website có quá nhiều nút bấm hay thao tác. Vì thế, việc đơn giản hóa các tác vụ đôi khi sẽ là một điểm mạnh cho website hay app của bạn đấy.

4.4 Mọi thứ cần thực hiện rõ ràng

UI/UX là gì

Sự rõ ràng, dễ sử dụng là điều quan trọng khi thiết kế website

Một website với những tính năng rõ ràng, dễ dàng sử dụng nhận được niềm yêu thích của khách hàng. Không ai có đủ thời gian và kiên nhẫn để tìm hiểu cách dùng một website. Nhà thiết kế cần ghim những chức năng quan trọng lên thanh menu chính để người dùng hiểu được ngay lập tức, đáp ứng được nhu cầu của họ.

4.5 Sắp xếp bố cục hợp lý

Bạn cần hình dung trước quá trình trải nghiệm của người dùng để sắp xếp bố cục sản phẩm một cách hài hòa và thuận tiện. Một website với những tính năng được điều chỉnh khoa học, theo đúng trình tự sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

4.6 Tính toán rủi ro xảy ra khi thiết kế

Không một sản phẩm nào là hoàn hảo cả, việc xảy ra những rủi ro trong quá trình vận hành là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chuẩn bị trước, đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Việc phát sinh lỗi sai có thể từ phía người dùng hoặc sản phẩm. Các nhà lập trình cũng cần phải thiết kế các hệ thống báo lỗi để kịp thời đưa ra được những phương án khắc phục ngay khi có rủi ro xảy ra.

5. Quy trình thiết kế giao diện người dùng

5.1 Phân tích người dùng

UI/UX là gì

Phân tích hành trình người dùng để về nhu cầu của họ

Để có thể thiết kế một website khoa học với các bố cục hài hòa và đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, thì bước quan trọng không thể thiếu đó chính là phân tích hành vi người dùng.

Thông qua quá trình phân tích này, sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hình dung đa chiều và rõ nét hơn về tệp khách hàng của mình, để có thể tạo ra một giao diện website chất lượng và có hiệu quả cao.

5.2 Thiết lập mẫu thử

Việc lập mẫu thử chính là cách mà các nhà thiết kế website sử dụng để lấy kinh nghiệm, tùy chỉnh và xây dựng UI thông qua sự tương tác với giao diện. Từ đó, các UI design sẽ có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng của UI đó.

5.3 Đánh giá

UI/UX là gì

Đo lường và đánh giá thông qua khảo sát người dùng

Để đo lường và đánh giá hiệu suất của giao diện người dùng một cách hiệu quả, quá trình khảo sát ý kiến người dùng thông qua các biểu mẫu khảo sát hoặc nhận phản hồi từ khách hàng đang trở nên ngày càng quan trọng.

Từ những ý kiến và đánh giá thu được, nhà thiết kế có thể đánh giá khả năng của giao diện, từ đó đề xuất những cải tiến tối ưu và thích hợp nhất để tạo ra một sản phẩm cuối cùng có độ thân thiện với người dùng cao. Quá trình này không chỉ giúp xác định các điểm mạnh mà còn là cơ hội để khắc phục các vấn đề tiềm ẩn, giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ đáp ứng được mong đợi và nhu cầu của người dùng một cách tối đa.

6. Kết luận

Sau đây là tất cả những kiến thức mà blog muốn chia sẻ với bạn về khái niệm “UI/UX là gì?” và cách để phân biệt và hiểu hơn về nó. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn mới trong việc nhìn nhận hai khái niệm này. Chúc bạn và doanh nghiệp đạt được thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *