Tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác, PHP cũng sử dụng một công cụ quản lý thư viện gọi là Composer (giống như NodeJS có npm hoặc Ruby có gem). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về Composer trong ngữ cảnh của lập trình PHP.
Composer là gì?
Composer là một công cụ quản lý gói ứng dụng ở mức ứng dụng cho ngôn ngữ lập trình PHP. Composer cung cấp một định dạng tiêu chuẩn để quản lý các phần phụ thuộc của PHP và các thư viện bắt buộc cho dự án. Dự án này đã được phát triển bởi Nils Adermann và Jordi Boggiano và họ tiếp tục duy trì và phát triển công cụ này.
- Lập trình viên: Nils Adermann, Jordi Boggiano
- Phát hành lần đầu vào 01/03/2012
- Phiên bản ổn định: 2.0.4
- Repository: github.com/composer/composer
- Viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP
- Written in PHP
- Operating system Cross-platform
- Type Package manager
- License: MIT License
- Website: getcomposer.org
Cài đặt Composer
Để cài đặt Composer chúng ta lần lượt sử dụng các command sau:
php -r "copy('https://getcomposer.org/installer', 'composer-setup.php');" php -r "if (hash_file('sha384', 'composer-setup.php') === '756890a4488ce9024fc62c56153228907f1545c228516cbf63f885e036d37e9a59d27d63f46af1d4d07ee0f76181c7d3') { echo 'Installer verified'; } else { echo 'Installer corrupt'; unlink('composer-setup.php'); } echo PHP_EOL;" php composer-setup.php php -r "unlink('composer-setup.php');"
Sau đó di chuyển file composer.phar tới thư mục /usr/bin
sudo mv composer.phar /usr/bin/composer
Quản lý các thư viện PHP bằng composer
Các thư viện PHP quản lý thông qua 1 file config là composer.json có cấu trúc như bên dưới.
{ "name": "laravel/laravel", "description": "The Laravel Framework.", "keywords": ["framework", "laravel"], "license": "MIT", "require": { "laravel/framework": "4.2.*", }, .... }
Nếu bạn chưa có tệp này, sau khi thực hiện lệnh “composer require”, nó sẽ tự động tạo cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã thiết lập tệp này từ trước, bạn chỉ cần chạy lệnh “composer install” để cài đặt các phần mềm cần thiết.
Nâng cấp Composer
Để nâng cấp version của Composer bạn sử dụng lệnh sau:
composer self-update
Trường hợp bạn muốn rollback lại phiên bản trước thì bạn dùng lệnh sau:
composer self-update --rollback
Autoloading thư viện PHP
Bây giờ để sử dụng các thư viện của PHP, thì đơn giản chúng ta include file autoload.php vào
include_once './vendor/autoload.php';
One thought on “Composer là gì? Quản lý các thư viện PHP bằng Composer”