Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến

Bài viết này nhằm hướng dẫn các bạn cài đặt NVM – Node Version Manager để quản lý các phiên bản Node cũng như GIT (dùng phổ biến cho GitHub) trên hệ điều hànhMacOS sử dụng con chip mới của Apple là chíp Silicon.

Những nội dung có trong bài:

  1. 1. Xóa cái Computer name (khá khó chịu) trên Terminal của Mac
  2. 2. Cài đặt Git thông qua Homebrew
  3. 3. Lần lượt các bước cài đặt NVM trên MacOS M1 Silicon

1. Xóa cái Computer name (khá khó chịu) trên Terminal của Mac

Đầu tiên, trước khi cài đặt NVM, tôi muốn chia sẻ một ghi chú về cách ẩn tên máy tính khi bạn mở Terminal trên Mac. Mặc định, tên máy tính sẽ xuất hiện như sau:

Như bạn thấy trong hình, đây là chiếc máy tính của tôi, một chiếc Mac Mini sử dụng chip M1. Tôi đã mua nó để thay thế cho chiếc PC cồng kềnh và tên của nó khá dài phải không? Không phải ai cũng thấy đây là vấn đề, nhưng với tôi, tôi không muốn để nó dài như thế.

Giải pháp đơn giản là tạo một tệp .zshrc trong thư mục home của máy Mac. Nếu bạn đã có tệp này, bạn không cần phải tạo mới. Tuy nhiên, nếu bạn mới mua máy Mac, tệp này có thể chưa tồn tại và bạn cần phải tạo nó. Sau khi tạo xong, bạn có thể sử dụng nano để chỉnh sửa tệp này:

touch ~/.zshrc nano touch ~/.zshrc

Sau khi mở file bằng lệnh nano ở trên thì các bạn thêm vào file đó cho mình dòng dưới đây:

PS1=”%n$ “

Nhấn Ctrl + X và chọn Y (Yes) rồi Enter để lưu file lại.

Tiếp theo là các bạn tắt hẳn Terminal đi (Comand + Q) rồi mở lại, sẽ được kết quả gọn gàng như sau:

Dĩ nhiên, cách gọn gàng terminal này có một nhược điểm nhỏ. Dù bạn có thay đổi thư mục đến bất kỳ đâu, nó vẫn chỉ hiển thị tên người dùng trong terminal. Trong một số trường hợp, bạn có thể muốn hiển thị đầy đủ đường dẫn trong Terminal. Không lo, có một cách khác sẽ giải quyết vấn đề này một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.

2. Cài đặt Git thông qua Homebrew

Cài Git qua Homebrew cũng khá đơn giản, đầu tiên các bạn phải cài Homebrew đã nhé, mở terminal lên và chạy lệnh sau nhé:

/bin/bash -c “$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/HEAD/install.sh)”

Cài xong thì các bạn thử brew -v mà thấy báo lỗi zsh: command not found: brew như hình dưới thì chạy cho mình 2 cái lệnh dưới đây nhé (lưu ý thay cái username thành tên username trên máy của bạn nhé) (lệnh này brew nó cũng có nhắc trong hình bên dưới đó)

echo ‘eval “$(/opt/homebrew/bin/brew shellenv)”‘ >> /Users/username/.zprofile eval “$(/opt/homebrew/bin/brew shellenv)”

Xong Homebrew thì chuyển qua cài GIT bằng lệnh:

brew install git git –version

Tiếp theo các bạn cũng nên config global username với email của các bạn cho thằng git nhé:

git config –global user.name “username” git config –global user.email “[email protected]” git config –list

Vậy là xong rồi đó, dễ mà, nhỉ? =))

3. Lần lượt các bước cài đặt NVM trên MacOS chíp Silicon

Đầu tiên các bạn cần phải cài đặt Rosetta 2 để có thể chạy được các ứng dụng không dành cho chip M1 mới của Apple, các bạn chạy lệnh sau trong Terminal nhé

softwareupdate –install-rosetta

Tiếp theo, thực hiện lệnh cài đặt NVM thông qua curl. Bạn có thể tìm thấy lệnh này trong tệp Readme trên trang chính thức của gói NVM. Chúng tôi khuyến khích bạn sao chép lệnh từ repo chính để đảm bảo rằng nó bao gồm định nghĩa cho phiên bản cụ thể. Trong tương lai, phiên bản có thể được cập nhật và lệnh tại đây có thể không phản ánh phiên bản mới nhất. Hiện tại, tôi đang cài đặt phiên bản v0.39.1.

curl -o- https://raw.githubusercontent.com/nvm-sh/nvm/v0.39.1/install.sh | bash

Sau khi chạy xong thì các bạn mở lại cái file .zshrc sẽ thấy nó được tự động thêm vài dòng như sau:

Tiếp theo các bạn tắt hẳn Terminal lần nữa (Ctrl + Q) rồi mở lại là sẽ sử dụng được lệnh nvm nhé.

Một vài lệnh tiếp theo (hình bên dưới) sẽ đơn giản là cài và sử dụng các phiên bản Node nhé:

  • Cài đặt một phiên bản cụ thể, ví dụ v10.17.0

nvm install v10.17.0

  • Cài đặt một phiên bản LTS có sẵn ví dụ lts/gallium = v16.13.2

nvm install lts/gallium

  • List các phiên bản hiện tại đã cài trong máy

nvm list hoặc nvm ls

  • Chuyển qua lại giữa các phiên bản

nvm use 10.17.0 hoặc nvm use lts/gallium

  • Set default cho một phiên bản

nvm alias default 10.17.0 nvm alias default lts/gallium

  • Xóa một phiên bản node trong máy

nvm uninstall v10.17.0 nvm uninstall lts/gallium

Vậy là kết thúc bài hôm nay mình đã hướng dẫn xong cách cài NVM, GIT, Homebrew cũng như các phiên bản Node trên MacOS nhé, đặc biệt là với những dòng Mac bản chip Apple M1 Silicon.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết.

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

<Nguồn: medium.com>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *