Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Chứng chỉ SSL miễn phí là sự lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân mới bắt đầu làm quen với công nghệ SSL. Nếu bạn đang tự đặt câu hỏi “SSL là gì?” và muốn tìm một địa chỉ đăng ký chứng chỉ SSL miễn phí chất lượng, bài viết dưới đây của Blog sẽ là hướng dẫn hữu ích cho bạn.

Free SSL là gì?

An ninh mạng cung cấp Chứng chỉ SSL nhằm nâng cao độ an toàn của trang web. Chứng chỉ này không chỉ đảm bảo sự an toàn cho trang web mà còn bảo vệ thông tin của khách hàng khi họ truy cập trang web đó. SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer, một tiêu chuẩn chứng chỉ bảo mật được sử dụng toàn cầu cho các trình duyệt.

SSL hiện đang có các loại cơ bản như:

  • Domain Validation – DV SSL: Chứng chỉ SSL để chứng thực tên miền. Website này đã được mã hóa để tránh tin tặc tấn công.
  • Organization Validation – OV SSL: Chứng chỉ SSL để chứng thực các tổ chức được uy tín được đánh giá cao và có độ tin cậy.
  • Extended Validation – EV SSL): Chứng chỉ SSL mở rộng để tăng độ tin cậy đến mức cao nhất cho website.
  • Wildcard SSL: Chứng chỉ dành riêng cho những website có nhiều subdomain khác nhau.
  • UC/SAN SSL: Chứng chỉ SSL bảo mật cao cấp. Với chứng chỉ này có thể bảo mật đến 210 tên miền chỉ với một chứng thư số.

Free SSL sẽ chỉ có một số chứng chỉ cơ bản. Với những chứng chỉ cần uy tín, chuyên nghiệp và bảo mật cao sẽ cần đến chứng chỉ có phí.

Một số câu hỏi về chứng chỉ Free SSL

Như tên gọi, chứng chỉ SSL miễn phí cho phép bạn trải nghiệm các dịch vụ SSL mà không cần phải chi trả bất kỳ khoản phí nào. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nó mang đến một số khó khăn và hạn chế cụ thể.

Sự an toàn liệu có được đảm bảo?

Free SSL là gì

So với các chứng chỉ SSL mà bạn phải trả phí, tính an toàn của các chứng chỉ SSL miễn phí thường là nguồn lo ngại chính. Nhiều chuyên gia cũng chia sẻ quan điểm rằng, đối với các doanh nghiệp và công ty có quy mô lớn, đặc biệt là những ngành đòi hỏi mức độ bảo mật cao, việc sử dụng chứng chỉ SSL miễn phí không phải là lựa chọn phù hợp.

Free SSL tốt nhất

Bởi vì, chứng chỉ SSL miễn phí chỉ giới hạn chức năng của mình bằng cách cung cấp điều kiện cơ bản để chứng minh doanh nghiệp sở hữu một tên miền. Trong khi đó, các chứng chỉ SSL trả phí mang lại nhiều yếu tố quan trọng và cần thiết hơn cho bảo mật trang web của bạn.

Phương thức sử dụng chứng chỉ Free SSL như thế nào?

Khi sử dụng chứng chỉ SSL miễn phí, bạn sẽ nhận thức được rằng, mặc dù chúng là miễn phí, để triển khai thành công, bạn vẫn cần có kiến thức cơ bản về cách thực hiện các lệnh trên máy chủ. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá, vì các nhà cung cấp thường cung cấp hướng dẫn chi tiết để giúp bạn triển khai SSL một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Tính liên kết, tập trung và tương thích của chứng chỉ Free SSL

Những yếu tố như liên kết, tính tập trung và tương thích của chứng chỉ Free SSL được người dùng đánh giá là khá ổn định. Giao diện của chứng chỉ Free SSL khá đơn giản và thân thiện với người dùng. Tạo điều kiện thuận lợi để người dùng quản lý các chứng chỉ.

SSL hoạt động như thế nào?

SSL Certificates คืออะไร (https)

SSL, hay Chứng chỉ Bảo mật Socket Layer, là một giấy chứng nhận được cấp bởi tổ chức có uy tín và danh tiếng cao. Mỗi SSL được thiết lập độc quyền cho một trang web duy nhất. Trong trường hợp của SSL có phí, bạn sẽ cần cập nhật SSL mỗi 99 ngày. Tuy nhiên, đối với SSL có phí, bạn có quyền sử dụng nó vĩnh viễn trong thời gian bạn duy trì dịch vụ.

Điều này là một giải pháp tối ưu để bảo vệ thông tin và nâng cao mức độ an toàn cho bất kỳ trang web nào trên thế giới.

  • Tốc độ lan truyền internet nhanh, hacker ngày càng nhiều, nguy cơ can thiệp vào các dòng thông tin truyền đi của bạn sẽ rất cao. SSL sẽ hoạt động tốt để bảo vệ dòng thông tin của bạn. Đảm bảo cả khách hàng lẫn website đều an toàn tuyệt đối khi sử dụng và truy cập.
  • Có SSL uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Khách hàng thường hài lòng và an tâm hơn khi truy cập vào những website đã có chứng chỉ SSL.
  • Khi bạn sử dụng các dịch vụ đám mây, webmail và các ứng dụng email hoặc dịch vụ FTP, mạng LAN…. Có SSL sẽ tăng độ bảo mật và hoạt động ổn định hơn.
  • Tốt hơn cho SEO trong việc tạo sự tín nhiệm của Google nếu có SSL.

Khi mua SSL có phí bạn sẽ được các chuyên gia cài đặt trực tiếp lên website cho bạn. Với Free SSL bạn sẽ xin các đoạn mã free về để cài đặt lên website của mình. Lợi thế của SSL miễn phí là không tốn tiền mua và có thể sử dụng được trong vòng 99 ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều rủi ro nếu bạn sử dụng Free SSL.

Thời gian sử dụng chứng chỉ Free SSL

Đối với mỗi chứng chỉ Free SSL, bạn sẽ có thể sử dụng trong tối đa 90 ngày. Sau khoảng thời gian đó, bạn cần phải gia hạn thêm định kỳ sử dụng của chứng chỉ SSL này.

Liệu có nên sử dụng chứng chỉ Free SSL không?

Chứng chỉ Free SSL hiện đang được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sử dụng với mục tiêu tiết kiệm phần nào kinh phí.
Thế nhưng, trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm hạn chế nhất định của chứng chỉ Free SSL để các bạn tham khảo:

  • Điểm hạn chế lớn nhất của chứng chỉ Free SSL chính là không chịu trách nhiệm về vấn đề bảo mật hay gia hạn dịch vụ. Đối với việc sử dụng SSL thì tính bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Vậy mà chứng chỉ Free SSL lại không đảm bảo vấn đề này. Điều đó thật khó chấp nhận phải không?
  • Tính xác thực chủ thể như cá nhân hay doanh nghiệp nào đó không được đảm bảo. Điều đó đồng nghĩa với việc tên công ty, doanh nghiệp của bạn sẽ bị giả mạo bất cứ lúc nào.
  • Thường xảy ra lỗi 404 trong quá trình mã hóa.

Vậy là chúng ta đã cùng điểm qua những nét chính về chứng chỉ Free SSL là gì hay những đặc điểm cần biết của loại hình chứng chỉ này. Hãy tham khảo và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi quyết định có nên sử dụng loại hình này hay không. Ngoài ra, bạn cũng hãy tham khảo thêm về việc tạo Free SSL và đăng ký SSL free. Từ đó nhận định được những so sánh cụ thể và đưa ra lựa chọn nên sử dụng loại hình chứng chỉ SSL nào.

Hướng dẫn cài đặt Free SSL đơn giản

Tại sao nên cài Free SSL với ZeroSSL

Nguyên nhân cài đặt ZeroSSL được cài thời điểm này rất quan trọng do Let’s Encrypt – đơn vị cấp chứng chỉ HTTPS miễn phí lớn nhất thế giới, đã hết hạn chứng chỉ gốc DST Root CA X3 vào ngày 30/09/2021.
Đồng nghĩa việc sẽ 1 số thiết bị cũ như Window XP, 7, 8, hệ điều hành IOS cũ sẽ xuất hiện lỗi “Lỗi cảnh báo bảo mật“.

Hướng dẫn lấy chứng chỉ Free SSL ZeroSSL

Bước 1: Đăng ký email trên trang https://zerossl.com/.

Free SSL

Ở mục này, quý khách vui lòng tạo email đăng ký cho tên miền của mình (Quý khách có thể tạo mail không có thực vì phần này phía email không cần xác thực).

Free SSL

Bước 2: Thao tác ở các bước tiếp theo.

Free SSL
Chọn Select đến khi hiện “Next Step” để đến bước tiếp theo.

Bước 3: Chọn phương thức xác thực ZeroSSL.

Free SSL
Sẽ có 3 cách để cài đặt xác thực SSL miễn phí với ZeroSSL
  • Email Verification: Xác thực theo email theo tên miền. Ví dụ: [email protected]
  • DNS (CNAME): Xác thực theo bản ghi CNAME trên tên miền.
  • HTTP File Upload: Upload file hệ thống cung cấp theo đường dẫn: /.well-known/pki-validation/

Tại đây, TenTen sẽ hướng dẫn xác thực theo bản ghi CNAME.

Cài ZeroSSL mới nhất 2021
Quý khách vui lòng cài theo mẫu sau như trên.

Quý khách lưu ý: Phần Host sẽ xoá tên miền của quý khách ở cuối rồi import lại.

Bước 4: Tải file mã cert ZeroSSL.

Free SSL

Đến bước cuối cùng này, sau khi hoàn thành ở các bước trên, phía hệ thống ZeroSSL sẽ tự động export giúp quý khách 1 file .zip trong đó chứa các mã cert.
File .zip của cert sẽ có cấu trúc: $domain.zip

Một số nhà cung cấp chứng chỉ Free SSL tốt nhất

Google hiện nay đề xuất các trang web sử dụng giao thức HTTPS để bảo vệ thông tin truyền tải. Điều này đã làm tăng nhanh chóng nhu cầu sử dụng SSL, mặc dù chi phí để có SSL vẫn là một khía cạnh đáng xem xét đối với các doanh nghiệp nhỏ. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một số trang web hướng dẫn cài đặt SSL miễn phí. Đừng bỏ lỡ cơ hội này!

Let’s Encrypt

Let’s Encrypt là một địa chỉ cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí trọn đời được tài trợ bởi Mozilla, Akamai, SiteGround, Cisco, Facebook, …
Let’s Encrypt là một cơ quan chứng chỉ mở hoàn toàn miễn phí. Việc duy trì sẽ được thực hiện trên website của bạn. Hiện tại thì có rất nhiều bạn hướng dẫn cách cài Free SSL trên mạng bạn có thể tham khảo qua.

SSL for free

Được sự hỗ trợ từ Let’s Encrypt, SSL For Free cũng cung cấp SSL miễn phí tốt nhất cho người sử dụng. SSL For Free được công nhận bởi 99.9% trình duyệt và giúp website bảo mật dữ liệu người dùng. Mếu bạn muốn có chứng chỉ bảo mật cần làm gì đề có chứng chỉ SSL?

Cloud Flare

Cloud Flare là một dịch vụ CDN và DDNS để tmã hóa và bảo mật cho Website. Nhưng Cloud Flare còn cung cấp SSl miễn phí.
Để kích hoạt tính năng này bạn cần làm theo các bước sau:

  • Đăng nhập vào Cloud Flare.
  • Ghi tên miền bạn muốn đăng ký SSL miễn phí.
  • Chọn Crypto.
  • Bạn chọn vào Flexible.
  • Đến khi hiện Active Certificate thì bạn đã kích hoạt SSL miễn phí của Cloud Flare thành công. Hãy đợi một vài phút để website của bạn hoạt động

StartCom

StartCom là địa chỉ cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí cho cá nhân với số lượng tên miền lên tới 10 tên miền. Hơn nữa, khi tạo SSL miễn phí và cài SSL free tại đây đêu được miễn phí trong 2 năm.
Các loại chứng chỉ SSL miễn phí từ StartCom:

  • UNLIMITED – Chứng chỉ DV SSL Cấp 1.
  • UNLIMITED – Xác nhận Email Cấp 1 (Chứng chỉ S / MIME).

Comodo

Comodo là địa chỉ uy tín cung cấp SSL miễn phí, họ cung cấp miễn phí 90 ngày cho 1 tên miền.
Ưu điểm của Comodo:

  • Chứng nhận chứng chỉ SSL trong vài phút và mã hóa bit cao nhất (128/256).
  • Hầu hết các trình duyệt đều công nhận chứng chỉ SSL của Comodo.
  • Ngoài Comodo thì nhà cung cấp SSL.com cũng là một trong những địa chỉ cung cấp SSL miễn pí trong vòng 90 ngày.

Lời kết

Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chứng chỉ SSL miễn phí và một số dịch vụ cung cấp SSL miễn phí mà bạn có thể xem xét và sử dụng. Tuy nhiên, theo quan điểm của mình, bạn nên chỉ áp dụng SSL miễn phí cho các trang web có mục đích học tập, tìm hiểu hoặc các trang cá nhân không đặt ra yêu cầu bảo mật cao.

Đối với các dự án hoặc trang web yêu cầu bảo mật cao, bạn nên xem xét sử dụng các chứng chỉ SSL có phí để đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy cao hơn. Các dịch vụ như Sectigo, DigiCert, hay GeoTrust cung cấp các chứng chỉ với nhiều tính năng bảo mật và hỗ trợ khách hàng tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *