WP-CLI là một công cụ mà Blog đã sử dụng trong vài năm, tuy nhiên, thì hôm nay mới có cơ hội để viết một bài hướng dẫn chi tiết về nó. Để nói một cách đơn giản, WP-CLI cho phép bạn quản lý trang web hoặc blog WordPress của mình thông qua giao diện dòng lệnh. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các lập trình viên như tôi, vì WP-CLI giúp tôi thực hiện các chức năng cần chạy ở nền hoặc các công việc định kỳ (cron job). Vậy, bây giờ chúng ta cùng bắt đầu khám phá WP-CLI nhé!
1. WP-CLI là gì?
WP-CLI là một công cụ giao diện dòng lệnh cho WordPress, giúp bạn thực hiện nhiều tác vụ trên WordPress một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng WP-CLI để cài đặt plugin, theme, thực hiện cập nhật cho WordPress, và thực hiện nhiều công việc khác. Công cụ này được phát triển và duy trì bởi các công ty như Automatic, Bluehost, Pantheon, SiteGround, WPEngine và Cloudways.
2. Hướng dẫn cài đặt
Trước khi cài đặt bạn cần thỏa mãn các yêu cầu sau
Một khi đã thỏa mãn các yêu cầu trên thì các bạn thực hiện download WP-CLI tại đây
Hoặc trên Linux sử dụng command wget hoặc curl
wget https://raw.githubusercontent.com/wp-cli/builds/gh-pages/phar/wp-cli.phar
Để kiểm tra hoạt động chúng ta sử dụng command sau:
php wp-cli.phar --info
Nếu kết quả như bên dưới thì chúng ta đã cài đặt thành công
Hoặc có thể sử dụng script bằng command wp thì các bạn có thể làm như sau:
chmod +x wp-cli.phar sudo mv wp-cli.phar /usr/local/bin/wp
3. Hướng dẫn sử dụng WP-CLI cơ bản
Kiểm tra phiên bản
wp cli version
Liệt kê danh sách các bài viết (post) của WordPress
wp post list
Ngoài ra còn có rất nhiều command để các bạn sử dụng tại đây
4. Mở rộng bổ sung command cho WP-CLI
Không bó hẹp trong các command có sẵn, chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng thêm các command bằng cách sử dụng function WP_CLI::add_command(), các bạn tham khảo hướng dẫn ở đây
Sau đây là đoạn code mở rộng mà VinaSupport viết
/** * My awesome closure command * @when before_wp_load */ $hello = function( $args ) { WP_CLI::success( $args[0] ); }; WP_CLI::add_command( 'hello', $hello );
Đặt đoạn code trên vào file functions.php của WordPress, giờ chúng ta test thử với command “hello” xem sao nhé!