Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vinascript/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Tìm hiểu về Internal Link và cách xây dựng liên kết nội bộ tối ưu SEO - VinaScript

Latest Post

Triển khai dự án PHP, Mysql với Nginx trên Docker Tìm hiểu về HTML – Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML

Trong chiến lược SEO onpage, việc tối ưu hóa các liên kết nội bộ, hay còn được gọi là internal link, đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình luồng sức mạnh trên trang web. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “Internal link là gì?” và cách xây dựng một chiến lược liên kết nội bộ chất lượng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung dưới đây.

Internal link là gì?

Internal link (hay còn gọi là liên kết nội bộ) là một loại siêu liên kết giúp kết nối giữa hai trang trên cùng một website. Liên kết nội bộ có thể được tạo ra bằng nút, hình ảnh, anchortext hay bất kỳ thành phần nào có thể nhấp trên website. 

Khái niệm internal link là gì
Khái niệm internal link là gì?

Link nội bộ (Internal Linking) là một chiến lược quan trọng trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp cải thiện việc khám phá và lập chỉ mục nội dung của trang web một cách hiệu quả. Bằng cách tạo ra các liên kết nội bộ hợp lý đến các trang khác trên cùng một trang web, chúng ta không chỉ cung cấp cho người đọc các lối đi thuận tiện mà còn tạo điều kiện cho bot của Google để hiểu rõ cấu trúc trang web.

Các liên kết này giúp Googlebot xác định sự quan trọng của các trang so với nhau. Các trang được liên kết nhiều hơn được coi là quan trọng hơn, và điều này có thể ảnh hưởng đến xếp hạng từ khóa của trang web. Ngoài ra, việc tạo liên kết nội bộ đến các trang quan trọng có thể giúp chúng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Với chiến lược đúng đắn về link nội bộ, bạn có thể tối ưu hóa cách mà trang web của mình được tìm thấy và đánh giá bởi các công cụ tìm kiếm, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng.

Cấu trúc và cách xây dựng internal link của website: 

Cấu trúc đường link nội bộ phổ biến gồm các thành phần sau: 

<a href=”target link”>anchor text</a>

  • Cặp thẻ liên kết <a></a>
  • Target link: đây là liên kết trỏ về (đích đến) khi người dùng click vào
  • Anchor text: cụm từ, hình ảnh, nút mà người dùng nhìn thấy để click vào.

Cách tạo dựng liên kết nội bộ đơn giản:

Bước 1: Mở bài viết cần tối ưu -> Bấm chỉnh sửa

Thêm internal link vào nội dung bài viết
Click chọn chỉnh sửa bài viết muốn thêm link

Bước 2: Bôi đen cụm từ cần chèn liên kết -> Chọn nút thêm liên kết

thêm internal link vào bài viết trên wordpress
Bôi đen từ khóa cần chèn link, ấn vào biểu tượng liên kết trên thanh công cụ để chèn

Bước 3: Nhập liên kết đích và nhấn enter

chèn liên kết nội bộ cho website
Chèn liên kết vào ô, chọn thuộc tính cho liên kết

Bước 4: Click và kiểm tra lại xem liên kết đã hoạt động chưa

Kiểm tra lại liên kết nội bộ sau khi đặt
Kiểm tra lại liên kết nội bộ sau khi đặt

Tại sao xây dựng liên kết nội bộ lại quan trọng?

Xây dựng mô hình internal link phù hợp không những mang lại lợi ích cho người dùng mà còn giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập nội dung trang web. Dưới đây là một số lợi ích khi thêm liên kết vào bài viết: 

Giúp điều hướng người dùng vào trang có giá trị cao

Việc tạo các liên kết nội bộ giúp hướng dẫn người đọc đến những thông tin quan trọng và quyết định chuyển đổi trên trang web. Khi khách hàng cần tìm hiểu về một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ thường quan tâm đến các bài viết chứa thông tin chi tiết hoặc so sánh. Bằng cách liên kết từ những bài viết như vậy đến các trang bán hàng, ta có thể tối ưu hóa quá trình chuyển đổi và thúc đẩy việc đặt hàng hiệu quả.

internal link giúp điều hướng người dùng
internal link giúp điều hướng người dùng

Thúc đẩy khách hàng hành động

Việc tạo liên kết thông thường trong nội dung không quá nổi bật. Bạn có thể thêm các nút CTA với các lời kêu gọi mua hàng như “Tư vấn miễn phí “, “Báo giá nhanh trong 24h”, “Miễn phí trong 2 tháng đầu”… giúp dẫn dắt hành động của khách hàng hiệu quả.

Internal link dạng nút, hình ảnh, pop up kêu gọi khách hàng hành động
Internal link dạng nút, hình ảnh, pop up kêu gọi khách hàng hành động

 Cải thiện khả năng thu thập thông tin của trang web

Xây dựng liên kết nội bộ còn giúp cải thiện khả năng thu thập nội dung trên trang web của bạn. Các trình thu thập dữ liệu (bot) của công cụ tìm kiếm sẽ tự động nhân bản khi gặp một liên kết trong nội dung và link đích. Giúp cho các nội dung trên website được thu thập và index nhanh hơn. 

thêm internal link cho website
Cải thiện khả năng thu thập thông tin của các bot công cụ tìm kiếm

Tăng quyền hạn và xếp hạng của trang

Những trang có càng nhiều liên kết trỏ đến sẽ càng nhận được nhiều sức mạnh hơn. Các trang như trang chính sách, liên hệ, giới thiệu… sẽ nhận được ít sức mạnh hơn do hầu hết không nhận được traffic. Người dùng sẽ trực tiếp truy cập website để tìm hiểu. 

phân bổ link juice trên website
Phân bổ link juice trên website

Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình liên kết link giúp người làm SEO kiểm soát và điều hướng được dòng chảy sức mạnh ( page authority) bên trong website. Tập trung cho một số trang SEO chính, giúp thúc đẩy các từ khóa một cách hiệu quả.

Phân loại Internal links của website phổ biến:

Thông thường với mỗi website bạn sẽ bắt gặp 3 loại chính là navigational internal link, contextual internal link và sitewide of footer links. 

Navigational Internal Link

Nó là liên kết xuất hiện trên thanh menu của một trang web và hiển thị một cách liên tục trên tất cả các trang. Chức năng chính của loại liên kết này là giúp người dùng dễ dàng chuyển đến các phần khác nhau của trang web một cách thuận tiện. Ngoài ra, vị trí này thường chứa các liên kết tới các trang cần được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO), góp phần xây dựng cấu trúc chặt chẽ cho toàn bộ trang web.

Navigational Internal Link
Navigational Internal Link trên menu tại Max Seo

Contextual Internal Link

Contextual internal link (liên kết ngữ cảnh) là các đường link liên kết được đặt trong nội dung của website, thường tồn tại theo ngữ cảnh của đoạn nội dung đó. Giúp người dùng điều hướng đến các nội dung liên quan, nó cũng giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của trang đích.

liên kết trong nội dung theo ngữ cảnh
Liên kết trong nội dung theo ngữ cảnh tại bài viết Meta Description là gì? của Max Seo

Sidebar Links là các link đặt ở thanh bên của website. Với các website thương mại điện tử, thanh bên thường là các liên kết nội bộ trỏ đến danh mục. Với các website dịch vụ, tin tức internal link tại vị trí này thường là các trang chính hoặc là các chuyên mục nội dung tin tức.

side bar chuyên mục tin tức tại Max Seo
Sidebar chuyên mục tin tức tại Max Seo

Footer links

Tương tự như các link gắn ở menu, các internal link gắn ở footer cũng hiển thị trên toàn website. Thường vị trí này sẽ link đến các trang điều khoản chính sách, giới thiệu, liên hệ… hay các trang SEO. Ở đây bạn cũng có thể gắn các biến thể từ khóa SEO bài hơn mà Menu không thể gắn được.

So sánh Liên kết nội bộ và Liên kết ngoài

Trong SEO có những loại liên kết như liên kết ngược (backlink), liên kết ngoài (outlink) và internal link. Bạn cần phân biệt chính xác các loại liên kết này để có chiến lược link building phù hợp.

Internal linkExternal link
Liên kết giữa các trang trên websiteLiên kết từ website chính ra website bên ngoài
Điều hướng Page Authority cho các trang trên websiteTruyền Domain Authority sang website khác
Tạo sự liên quan giữa các trang trên websiteGiải thích khái niệm hoặc trích dẫn ngoài website

Bảng so sánh link nội bộ và liên kết ngoài

Hướng dẫn sử dụng internal link chất lượng trong SEO:

Sử dụng chiến lược internal link đúng giúp website tăng trưởng thứ hạng vượt trội. Vậy làm sao để tối ưu website với internal link? Bạn nên theo dõi chi tiết những yếu tố mà Max Seo đưa ra dưới đây:

Tối ưu link deep

Link deep (độ sâu của liên kết) mô tả số lần nhấp chuột mà khách hàng phải nhấp từ trang chủ để đến nội dung họ mong muốn. Thông thường bạn nên giữ link deep tối đa là 3. Điều này giúp mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất.

giới hạn link deep trong 3 click
Giới hạn link deep trong 3 click

Liên kết đến các trang quan trọng nhất của bạn

Hãy đảm bảo rằng các nội dung quan trọng nhất trên website là những trang nhận được lượng liên kết nội bộ trỏ đến lớn nhất so với các trang khác. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến mức độ liên quan về nội dung giữa các internal link trên website.

Đa dạng hóa Anchor Text để đặt Internal Link

Tính đến thời điểm hiện tại, Google chưa công bố chính thức về việc trừng phạt các trang web sử dụng từ khóa SEO quá nhiều lần trong internal link. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện SEO với nhiều từ khóa, nên cân nhắc đa dạng hóa anchor text. Hành động này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ và đánh giá trang web của bạn dựa trên nhiều từ khóa khác nhau mà bạn đã tích hợp.

Quan trọng vì rằng, việc sử dụng đa dạng anchor text trong các liên kết nội bộ mang lại lợi ích cho việc hiểu biết nhanh chóng của các bot tìm kiếm về nội dung trang web. Các bot này sử dụng thông tin từ anchor text để hiểu mục đích của liên kết và nội dung mà trang web đang cung cấp. Việc tối ưu hóa đa dạng anchor text không chỉ là một chiến lược an toàn mà còn giúp cải thiện độ tin cậy và hiệu suất của trang web trong kết quả tìm kiếm.

sử dụng đa dạng anchor text
sử dụng đa dạng anchor text

Tập hợp sức mạnh của Internal Link về trang chủ

Bạn nên tích hợp các liên kết từ các bài viết trên trang web về trang chủ. Nếu bạn đang tối ưu hóa SEO cho từ khóa thương hiệu, hãy kết hợp nó trong các liên kết nội bộ. Tương tự, nếu bạn đang tối ưu hóa SEO cho từ khóa trang chủ, hãy sử dụng văn bản liên kết này để tạo liên kết nội bộ trở lại trang chủ. Điều này không chỉ giúp trang chủ phát triển với từ khóa được tối ưu hóa, mà còn tăng cường sức mạnh cho toàn bộ trang web. Quá trình này cho phép “link juice” lan tỏa đến trang chủ và phân phối nó đều trên toàn bộ trang web.

Sử dụng Internal Link kêu gọi hành động

Khách hàng sẽ không làm gì cho đến khi họ bắt gặp một lời kêu gọi hành động. Vai trò của internal link còn giúp thúc đẩy hành động của khách hàng. Thay vì sử dụng những từ kém thu hút, bạn nên sử dụng các internal link dạng nút để khách hàng dễ dàng click và điều hướng. Một số cụm từ bạn nên sử dụng để thu hút khách hàng hành động như: Bạn sẽ bỏ lỡ… nếu, khám phá, Click ngay, Ưu đãi có hạn,..

Thêm liên Internal Link vào các trang cũ

Các nội dung cũ đã được xếp hạng bởi các công cụ tìm kiếm, có traffic và page authority. Vì vậy, khi thêm các internal link từ các trang này về các nội dung mới, hoặc nội dung cần SEO giúp tăng trưởng thứ hạng từ khóa tốt hơn.

Mô hình SEO internal link hiệu quả:

Xây dựng internal link theo cấu trúc giúp bạn dễ dàng quản lý và phân bổ sức mạnh đến các trang cần tối ưu. Dưới đây là một số cấu trúc internal link bạn có thể tham khảo để xây dựng cho trang web của mình. 

Mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp được là cấu trúc được tạo nên với trang chủ là đỉnh của kim tự tháp, tiếp đến sẽ là các chuyên mục và cuối cùng là sản phẩm. Tùy thuộc vào các cấp danh mục con mà mô hình kim tự tháp sẽ có các cấp khác nhau. Các danh mục con cũng sẽ trỏ các link về lại trang chủ.

Mô hình kim tự tháp
Mô hình kim tự tháp

Mô hình bánh xe

Mô hình bánh xe thích hợp với website muốn SEO hàng ngàn từ khóa, tuy nhiên nhược điểm của mô hình này là sức mạnh sẽ trải đều trên toàn bộ website. Các công cụ tìm kiếm cũng không thể nào xác định được trang nào cần xếp hạng trên website.

Mô hình internal link dạng bánh xe
Mô hình internal link dạng bánh xe

Cấu trúc liên kết dạng Silo

Cấu trúc Silo tỏ ra rất hiệu quả với các website thương mại điện tử. Cấu trúc silo tuân thủ theo các mối quan hệ giữa các danh mục một cách nghiêm ngặt. Giúp các bot Google dễ dàng tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ trang web của bạn.

Cấu trúc internal link dạng silo
Mô hình cấu trúc dạng silo

Mô hình Topic Cluster

Mô hình này đặc trưng bởi các bài pillar và sub-content. Các sub-content sẽ liên kết với các nội dung pillar và liên kết với các nội dung liên quan khác trong cụm đó tạo nên sự chuyên sâu cho nội dung của bạn. Mô hình này cũng tạo ra các yếu tố về E-A-T cho website.

Cấu trúc internal link dạng topic cluster
Cấu trúc topic cluster

Các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng liên kết nội bộ

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của link, vì vậy phải liên tục kiểm tra và hiệu chỉnh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp ảnh hưởng trực tiếp đến website của bạn.

Link nội bộ bị gãy

Liên kết gãy (hay còn gọi là broken link) là dạng liên kết trả về mã trạng thái 404, trường hợp này xảy ra khi bạn xóa một nội dung bất kỳ trên website mà không chuyển hướng liên kết đó đến bài viết liên quan thích hợp. Dạng liên kết này gây thất thoát page authority và mang lại trải nghiệm không tốt cho khách hàng.

Link  bị chuyển hướng

Bình thường, bạn sẽ tạo link từ trang A sang trang B, tuy nhiên vì vấn đề gì đó thì trang B lại được chuyển hướng đến trang C. Thay vì truy cập trực tiếp từ A sang C thì bạn phải được chuyển hướng sang B rồi mới truy cập sang C. Điều này ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, làm tăng thời gian chuyển trang. Khi chuyển hướng sang cũng làm mất một lượng link juice nhất định.

Link trỏ tới các trang không quan trọng

Không phải mọi trang trên website đều quan trọng. Bạn nên ưu tiên tạo liên kết nội bộ nhiều hơn đến các trang cần SEO. Những thành phần khác trên website ít thu được traffic hơn như trang chính sách, liên hệ, chuyên mục tin tức (không tối ưu) nên hạn chế để tránh thất thoát link juice.

Link deep lớn

Link deep lớn khiến người dùng phải click nhiều lần mới truy cập được nội dung cần thiết. Vì vậy nên giới hạn ở 3 click để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất.

Công cụ kiểm tra internal link hiệu quả:

Bạn đã hiểu được tầm quan trọng của internal link, để rút ngắn quá trình kiểm tra hiệu chỉnh link. Các chuyên gia SEO sẽ sử dụng các công cụ giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.

Công cụ Screaming Frog

Screaming Frog là công cụ hỗ trợ kiểm tra các internal link trên website. Phát hiện các vấn đề liên quan đến internal link như link gãy, link 301. Bạn cũng có thể xem các thông số như link in và link out để có chiến lược điều phối liên kết nội bộ cho những trang cần trỏ link.

Screaming Frog giúp kiểm tra chỉnh sửa internal link
Screaming Frog giúp kiểm tra chỉnh sửa internal link

Công cụ Ahref

Ahrefs mô phỏng cách công cụ tìm kiếm crawl nội dung trên website và chỉ ra các lỗi liên quan đến liên kết nội bộ. Bạn cũng có thể xác định các trang có nội dung quan trọng và mạnh trên website bằng tính năng “best by link ” của ahref, giúp tận dụng sức mạnh từ các trang này. 

bảng báo cáo về link nội bộ của ahrefs
Bảng báo cáo về link nội bộ của ahrefs

Công cụ Semrush

Tương tự như ahref, Semrush cũng cung cấp một báo cáo đầy đủ về các tình trạng các liên kết nội bộ trên website. Một số lỗi bạn có thể tìm thấy như lỗi không tìm thấy link, lỗi chuyển hướng… công cụ này cũng gợi ý cho bạn các bài viết liên quan có thể đặt link.

Semrush đưa ra các gợi ý đặt interal link trong bài viết
Semrush đưa ra các gợi ý đặt internal link trong bài viết

Website Auditor

Website Auditor là một ứng dụng có thể được cài đặt trên hệ điều hành Windows hoặc iOS, giúp kiểm tra toàn bộ website và xác định các liên kết nội bộ bị hỏng hoặc được chuyển hướng. Nó không chỉ đơn thuần là một công cụ phát hiện lỗi mà còn cung cấp một biểu đồ trực quan về cấu trúc liên kết nội bộ trên trang web. Ngoài ra, Website Auditor thực hiện các phân tích SEO chi tiết và đề xuất cơ hội tối ưu hóa liên kết. Điều này giúp tối ưu hóa kết quả SEO cho chiến dịch của bạn, đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện về sức khỏe và hiệu suất của trang web.

Kiểm tra liên kết nội bộ với website auditor
Kiểm tra liên kết nội bộ với website auditor

Câu hỏi thường gặp khi xây dựng internal link chất lượng:

Nên có bao nhiêu liên kết trên 1 trang?

Google không giới hạn và không phạt việc đặt nhiều liên kết nội bộ trên một trang. Như website wikipedia đặt hàng trăm liên kết trên một trang của họ. 

Nên đặt các liên kết này ở đâu?

Nên đặt internal link trong bài viết với ngũ cảnh hợp lý giúp Google hiểu hơn về nội dung của website. Cố gắng tạo các ngữ cảnh thích hợp để kêu gọi người dùng click làm gia tăng hiệu quả cho link.

Có nên dùng “nofollow” trong internal link?

Theo quan điểm của Matt Cutts, việc sử dụng liên kết nội bộ với thuộc tính nofollow thường là một sự lãng phí thời gian trong hầu hết các trường hợp. Ông giải thích rằng việc áp dụng thuộc tính nofollow cho liên kết nội bộ có thể tạo ra sự gián đoạn trong quá trình truyền đạt sức mạnh xếp hạng. Khi bạn quyết định sử dụng liên kết nội bộ với thuộc tính nofollow, điều này có thể dẫn đến việc giảm lượng “link juice” (sức mạnh từ liên kết) chảy qua trang web.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *