Agile là một phương pháp phát triển phần mềm hiện đại, linh hoạt, tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình và cải thiện hiệu quả làm việc thông qua sự tương tác và phản hồi liên tục. Agile không chỉ là một tập hợp các công cụ hoặc quy trình mà còn là một triết lý hướng dẫn cách làm việc trong môi trường thay đổi và ưu tiên con người, nhóm, và sự hợp tác.
Dưới đây là tổng quan về mô hình Agile:
Định nghĩa Agile là gì?
Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt, giúp cải thiện cả quy trình phát triển và quản lý dự án. Nó tạo ra môi trường làm việc tương tác cao, cho phép các đội nhóm phối hợp tốt hơn và nhanh chóng đưa sản phẩm đến tay người dùng. Phương pháp này tập trung vào việc tích hợp liên tục, đáp ứng nhanh với thay đổi và giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các giai đoạn phát triển.
Sự ra đời của Agile bắt nguồn từ những hạn chế của các mô hình phát triển phần mềm truyền thống, vốn không đủ linh hoạt để đối phó với những thay đổi trong yêu cầu hoặc công nghệ. Nhiều dự án đã thất bại do những vấn đề này, khiến các cá nhân và tổ chức không ngừng tìm kiếm giải pháp phù hợp hơn. Agile trở thành một lựa chọn hiện đại, giúp các dự án dễ dàng thích nghi và đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh luôn thay đổi.
Định nghĩa Agile là gì?
Ngoài ra, Agile hỗ trợ giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh như phương hướng phát triển, cộng tác giữa các thành viên, sử dụng công cụ hỗ trợ, và áp dụng kỹ thuật mới. Đây là một cách tiếp cận mang tính cách mạng, không chỉ giúp giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà còn cải thiện sự phối hợp giữa con người trong dự án.
Tôn chỉ cần tuân thủ của mô hình Agile là gì?
Nếu bạn đang không biết Agile nghĩa là gì thì có thể tham khảo các nguyên tắc mà Agile cần phải đáp ứng để hiểu rõ hơn về nó như sau:
Cá nhân và tương tác hơn quy trình và công cụ
Tôn chỉ này đặt phần đa trọng tâm vào con người cũng như sự tương quan hỗ trợ giữa các thành viên ở trong team. Chính vì vậy, nếu như dự án tập trung nhiều thành viên năng lực và chấp nhận liên kết với nhau sẽ mang lại thành công cho dự án một cách dễ dàng.
Phần mềm chạy sẽ tốt hơn tài liệu đầy đủ
Một trong những điểm quan trọng của quy trình phát triển phần mềm đó là việc tạo ra và cập nhật liên tục tài liệu liên quan đến sản phẩm. Chính vì thế, nhóm Developer có thể hoặc không đồng ý tiến hành công việc nếu như không được cung cấp tài liệu đặc tả về các yêu cầu và đặc tả hệ thống. Với nhóm kiểm thử thì họ có thể yêu cầu các tài liệu về sản phẩm để có thể viết được các trường hợp kiểm thử cũng như kiểm thử được. Nhóm QA có quyền đòi hỏi tất cả các tài liệu được viết trước khi các sản phẩm được bàn giao cho khách hàng. Còn không thì sẽ không đủ điều kiện cho việc chuyển giao sản phẩm cho khách hàng mục tiêu.
Các tôn chỉ của Agile
Mặc dù việc viết tài liệu còn mất nhiều thời gian và được nhiều người đánh giá là chán. Tuy nhiên việc chọn ra thông tin phù hợp và chỉ viết những gì mà mọi người cần đọc để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót xảy ra trong dự án.
Cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng
Cách tốt nhất để quá trình làm việc được tốt hơn đó chính là cộng tác với khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu những gì khách hàng muốn, biết những gì khách hàng cần. Từ đó, điều chỉnh quá trình làm việc dễ dàng hơn thay vì việc phải dựa vào các điều khoản đã được quy định sẵn.
Phản hồi sự thay đổi hơn là bám theo kế hoạch
Trong quá trình triển khai, hầu hết các dự án đều phải đối mặt với những thay đổi nhất định, chẳng hạn như điều chỉnh công nghệ sử dụng (tech stack), thay đổi thời hạn (deadline), nhân sự hoặc yêu cầu (requirements), dù kế hoạch ban đầu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Agile không nhằm mục đích loại bỏ những thay đổi này, mà khuyến khích các nhóm phát triển học cách thích nghi với chúng. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của Agile, giúp đảm bảo rằng dự án vẫn tiếp tục tiến triển hiệu quả ngay cả khi có sự thay đổi bất ngờ.
Để đạt được mục tiêu làm việc dựa trên giá trị, nhóm Agile thường xuyên trao đổi trực tiếp với khách hàng. Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về thứ tự ưu tiên của các yêu cầu và tập trung vào những yếu tố mang lại giá trị cao nhất cho dự án trong thời gian ngắn nhất. Bằng cách này, nhóm phát triển không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mà còn tối ưu hóa hiệu quả công việc và giảm thiểu rủi ro liên quan đến những thay đổi trong quá trình triển khai.
Đặc trưng của Agile method là gì?
Để nắm rõ hơn phương pháp Agile là gì thì bạn đọc không nên bỏ qua các đặc trưng của Agile mà ITNavi tổng hợp được dưới đây.
Sự tăng trưởng và tiến hóa
Thông thường, ở cuối các phân đoạn thì nhóm sẽ cho tạo ra các phần nhỏ của sản phẩm cuối cùng. Phân đoạn này thường là đầy đủ với khả năng chạy tốt, được kiểm thử cẩn thận và có thể sử dụng được. Kéo dài theo thời gian thì các phân đoạn nối tiếp được thực hiện, phần chạy sẽ được tích lũy lớn dần cho đến khi toàn bộ yêu cầu của khách hàng sẽ được thỏa mãn.
Agile có nhiều đặc trưng
Tính lặp
Dự án thường sẽ được thực hiện trong những phân đoạn lặp đi lặp lại và có khung thời gian ngắn từ 1 đến 4 tuần. Ở mỗi phân đoạn thì nhóm phát triển sẽ thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết nhất như: lập ra kế hoạch, thiết kế, phân tích yêu cầu, kiểm thử để cho ra phần mềm,…
Tính thích nghi
Bởi vì các phân đoạn chỉ có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và việc lập kế hoạch cũng không thể kéo dài liên tục. Vì thế, sự thay đổi trong quá trình thực hiện kế hoạch là điều cần thiết nên lập trình viên ai cũng có thể đáp ứng theo cách thích hợp nhất.
Nhóm liên chức năng và tự tổ chức
Cấu trúc của nhóm này là ưu tiên tự phân công cho công việc mà không dựa vào bất cứ mô tả cứng nào về chức danh hay làm việc dựa vào sự phân cấp trong tổ chức. Nhóm đã đủ các kỹ năng cần thiết để có quyền trao quyết định, tự quản lý rồi tổ chức các công việc của chính mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Quản lý các tiến trình thực nghiệm
Hầu hết, các nhóm Agile sẽ đưa ra các quyết định dựa vào dữ liệu thực tiễn thay vì tính toán những lý thuyết hoặc tiền giả định khác. Agile giúp bạn rút ngắn vòng đời phản hồi để có thể gia tăng sự linh hoạt, dễ dàng thích nghi hơn. Từ đó, kiểm soát được tiến trình làm việc và nâng cao hiệu suất lao động lên mức tối ưu nhất.
Agile hỗ trợ quản lý tiến trình thực nghiệm
Giao tiếp trực diện
Agile thường không phản đối việc tài liệu hoa, tuy nhiên nó lại đánh giá cao hơn việc giao tiếp trực diện thay vì phải làm việc thông qua giấy tờ. Agile thường khuyến khích nhóm phát triển trực tiếp nói chuyện với nhau để có thể hiểu rõ hơn về những điều mà khách hàng cần nhất. Trong khuôn khổ giao tiếp giữa nội bộ nhóm với nhau thì Agile cũng khuyến khích thực hiện trao đổi trực tiếp. Những nội dung cần trao đổi sẽ là: thiết kế của hệ thống và cùng nhau triển khai các chức năng dựa theo yêu cầu của khách hàng.
Phát triển dựa trên giá trị
Một trong những nguyên tắc cơ bản mà Agile luôn đề cao là “khi sản phẩm chạy tốt thì chúng sẽ là thước đo của tiến độ”. Nhóm Agile có thể cộng tác trực tiếp và thường xuyên hơn với khách hàng để hiểu rõ hơn về các yêu cầu cần thiết. Từ đó, ưu tiên những yêu cầu đó để mang lại giá trị cho dự án nhanh nhất có thể.
Các công cụ quản lý của Agile Model là gì?
Trả lời cho câu hỏi các công cụ Scrum Agile là gì thì dưới đây là bật mí các công cụ quản lý dự án theo Agile mà lập trình viên ai cũng nên biết:
JIRA
Công cụ JIRA được phát triển để theo dõi lỗi, theo dõi các vấn đề và quản lý dễ dàng hơn cho các quy trình phát triển của phần mềm và di động. Mỗi bảng điều khiển JIRA đều tích hợp nhiều chức năng và tính năng hữu ích giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề nhanh chóng hơn. Các tính năng và sự cố chính bao gồm: quy trình làm việc, loại sự cố, trường, màn hình, thuộc tính của vấn đề. Ngoài ra, bảng điều khiển trên JIRA sẽ có thể được tùy chỉnh sao cho phù hợp nhất với quy trình kinh doanh của bạn.
Agile có nhiều công cụ hỗ trợ
Trello
Đây là một trong những ứng dụng quản lý dự án đã và được đang số đông lập trình viên sử dụng. Công cụ này có cả tài khoản miễn phí nên đây là cơ hội tuyệt vời cho bản sử dụng được hầu hết mọi chức năng phổ biến nhất trên Agile. Chính vì vậy, nếu bạn đang không biết công cụ của Agile methodology là gì thì đây chính là đáp án. Cấu trúc của Trello dựa trên phương pháp kanban và tất cả các dự án đại diện bởi những bảng có chứa danh sách. Bảng danh sách này có các thẻ lũy tiến nên bạn có thể được tạo dưới dạng kéo và thả. Những người dùng có liên quan đến bảng thì hoàn toàn có thể được gán cho thẻ.
Asana
Công cụ cuối cùng mà ITNavi muốn giới thiệu đến bạn đó chính là Asana. Công cụ này cho phép nhóm chia sẻ lập kế hoạch, tổ chức và theo dõi tiến trình của các nhiệm vụ mà thành viên nào đó đang thực hiện. Đây là công cụ đơn giản, dễ sử dụng và có thể sử dụng miễn phí cho 30 người trong cùng một nhóm.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức liên quan đến câu hỏi Scrum Agile là gì mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng, thông tin này là hữu ích đối với bạn trong quá trình làm việc với Agile.
One thought on “Tìm hiểu mô hình Agile và các công cụ quản lý dự án theo Agile”