Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vinascript/html/wp-includes/functions.php on line 6114
NodeJS và cách cài đặt, tổ chức cấu trúc thư mục nodeJS - VinaScript

Latest Post

Triển khai dự án PHP, Mysql với Nginx trên Docker Tìm hiểu về HTML – Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML

I. NodeJS là gì?

Trước nay chúng ta đều biết đến javascript như một ngôn ngữ dùng cho phía client để truy cập trực tiếp vào các DOM mục đích có thể là sửa style css, html hoặc là các effect của trang web.

Nhưng javascript còn hơn thế nữa, chúng ta có thể sử dụng nó để làm server, và NodeJS là một cách.

NodeJS chạy trên môi trường V8 Javascript runtime, nó là gì? V8 Javascipt runtime là 1 một trình thông dịch trên chrome.

Với NodeJS, nó có các module thực hiện cho việc nhiều thread kết nối tới 1 server dễ dàng hơn nhưng khó khăn cho người mới bắt đầu cũng có và lợi ích thu được cũng có.

Câu hỏi đặt ra là tại sao nên sử dụng NodeJS??

  • Tốc độ thực thi và khả năng mở rộng.
  • Có thể đồng thời xử lý nhiều kết nối.

II. Cài đặt NodeJS.

  1. Trên Mac OS.

Các bạn có thể truy cập trang chủ của nodejs và tải về như cài các ứng dụng bình thường (https://nodejs.org/en/). Nhưng ở đây mình sử dụng Homebrew.

Đầu tiên các bạn cần phải cài brew:

/usr/bin/ruby -e "$(curl -fsSL https://raw.githubusercontent.com/Homebrew/install/master/install)"

Brew là gì? Nó cho phép chúng ta cài các ứng dụng liên quan tới Shell và các ứng dụng khác. Homebrew được viết bằng ruby usr/bin/ruby và ruby đã được cài đặt sẵn trên Mac OS rồi.

Ok đã xong, tiếp theo các bạn có thể cài đặt bất cứ shell nào các bạn cần cho project brew install node

Nếu muốn update lên version mới nhất thì có thể brew upgrade node hoặc xem version node node -v

Cài đặt npm(node package manager)

brew install npm

Trong nodejs có các package và library,.. phục vụ cho các mục đích khác nhau và chúng ta sẽ sử dụng npm để cài, hoặc yarn

  1. Trên Ubuntu

Đối với ubuntu thì ta có apt để thay cho brew. Apt là một quản lý ứng dụng, package,…

sudo apt install nodejs-legacy
sudo apt install npm

III. Cấu trúc

Chúng ta tạo ra 1 folder mới và đặt tên tuỳ theo các bạn và cd vào folder vừa tạo nhá. Đầu tiên ta khời tạo project bằng cách tạo file package.json

npm init

Trong khi tạo nó có hỏi name và version thì các bạn có thể lấy default của nó bằng cách Enter.

Các bạn mở IDE lên và để ý vào từ khoá main (“main”: “index.js”) chính là tên file sẽ chạy đầu tiên. Do đó ta cần phải tạo thêm 1 file index.js.

Để test xem chúng ta từ nãy giờ có làm đúng hay không, đơn giản trong file index.js các bạn gõ console.log(‘True / False ‘) và chúng ta hãy quay lại terminal và gõ lệnh node file_name

Cách sử dụng modul trong NodeJS.

  • Module là gì? module chính là 1 file chứa một số biến, fuction, constant, … và chúng ta export nó ra để sử dụng

Mính có tạo 1 folder mới và đặt tên là Animal trong đó có chứa file Cat.js

//area là 1 fuction
exports.area  = (name, age) => name + ' ' + age;

ở đây nghĩa là chúng ta export function area để tất cả các file có thể sử dụng được function area, (name, age) ở đây là input đầu vào, name+age là phần thực thi, đây là 1 arrow function.

Sau đó chúng quay lại file index và import file Cat.js lại

//import file Cat.js
const cat = require('./Animal/Cat');
console.log(` This is ${cat.area('ConMeo', 2)} age`);

Khi đó chạy trên terminal và được kết quả như sau:

Có 1 cách nữa đó là chúng ta sử dụng modul. Modul ở đây nghĩa là gì, module ở đây chính ta trỏ tới chính file này, cũng như là con trỏ this trỏ tới chính function đó. Cách này thường được sử dụng khi ta muốn public nhiều hàm ra ngoài.

chúng ta sửa file Cat.js thành như sau:

module.exports = {
    area: (name, age) => name + ' ' + age,
    info: (height, width) => 'Height is' + ' ' + height + ' ' + 'cm' + ' ' + 'Width is' + ' ' + width + ' ' + 'cm',
}

Nếu trong hàm thực thi mà có nhiều dòng ví dụ như sau:

module.exports = {
    area: (name, age) => {
        console.log('Get info ...');
        return name + ' ' + age;
    },
    info: (height, width) => 'Height is' + ' ' + height + ' ' + 'cm' + ' ' + 'Width is' + ' ' + width + ' ' + 'cm'
}

IV. Debugger

Cũng giống như cú pháp debug trên js ta chỉ cần thêm debugger vào sau đoạn cần debug:

console.log('start');
debugger;
var TotalNumber = (numbers) => {
    var total = 0;
    debugger;
    for (let number in numbers) {
        total = total + parseFloat(number);
        console.log(`total is : ${total}, number is ${number}`);
    }
    console.log(`Result is : ${total / numbers.length} `);
}
TotalNumber([9, 2, 3, 10, 6, 8]);

Nếu ta chạy node index.js thì sẽ ra kết quả như sau:

Nhưng nếu muốn chạy debug thì sao?? Các bạn thêm inspect vào câu lệnh nhé: node inspect index.js

Khi bạn chạy câu lệnh trên, chương trình sẽ dừng lại trước mỗi debugger và khi muốn tiếp tục chạy ta chỉ cần gõ cEnter.

n để chỉ chạy thêm 1 dòng code

repl Real Eval Print Loop: hiểu đơn giản là ta có thể in được kết quả hiện tại ta đang debug

list(3) hiển thị ra 3 dòng code trong đoạn mà ta đang debug

sb(20) set breakpoint nhảy đến dòng 20

Bài viết này mình xin kết thúc tại đây, bài viết tiếp theo trong series này mình sẽ giời thiệu về HTTP, Babel, Event ,… Thanks!!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *