Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vinascript/html/wp-includes/functions.php on line 6114
CTO là gì? Tố chất cần có để trở thành một CTO chuyên nghiệp - VinaScript

Latest Post

Triển khai dự án PHP, Mysql với Nginx trên Docker Tìm hiểu về HTML – Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML

CTO là một vị trí vô cùng quan trọng của lĩnh vực công nghệ thông tin mà mỗi doanh nghiệp đều không thể thiếu. Vị trí CTO được xem là đỉnh cao mà bất cứ lập trình viên nào cũng ước mơ có thể vươn tới. Vậy, khái niệm CTO là gì? Và trình ra sao mới trở thành một CTO chuyên nghiệp được? Tất cả những vấn đề này sẽ được ITNavi chia sẻ ngay sau đây!

Định nghĩa CTO là gì?

CTO (là viết tắt của cụm từ Chief Technology Officer) hay còn gọi là giám đốc kỹ thuật hoặc giám đốc công nghệ. Họ là người quản lý cấp cao trong một tổ chức và là người chuyên trách các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật, công nghệ. Và đồng thời, họ có nhiệm vụ điều hành hoạt động nghiên cứu người giữ vị  phụ trách và quản lý mọi vấn đề trong một tổ chức. Các công việc sẽ liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và họ còn được giao điều hành cho các hoạt động, nghiên cứu phát triển cho công ty. Thông qua quá trình giám sát thì CTO sẽ đề ra các quyết định quan trọng nhằm sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả hơn. từ đó, các chiến lược công nghệ cải tiến của công ty có thể đạt được mục tiêu cao nhất. Định nghĩa CTO la gi?

Định nghĩa CTO la gi?

Với các công ty Startup thì CTO có nhiệm vụ chính là cho phép công ty có thể đạt được mọi chỉ tiêu về marketing, doanh thu thông qua phát triển công nghệ tiên tiến. 

Nhiệm vụ của CTO là gì?

Bạn cần biết rõ rằng nhiệm vụ chính của CTO không phải là làm một lập trình viên và cũng không phải chỉ ngồi trước máy tính rồi code suốt ngày. Mà nhiệm vụ chính của một CTO đó chính là thiết kế, đưa ra hướng đi về công nghệ cho công ty. Ngoài ra, CTO  là người vạch ra các chiến lược phát triển sản phẩm tiếp theo cho doanh nghiệp. Họ cần thực hiện các nghiên cứu, đưa ra các phương pháp tạo ra sản phẩm phù hợp cho định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, CTO còn là người am hiểu sâu sắc về thị trường, nắm rõ được nhu cầu của khách hàng đối với công nghệ. Chỉ có như vậy thì CTO mới có thể tạo a được một sản phẩm tốt và giúp công ty có thành công với chiến lược của mình. Bạn đọc tham khảo thêm: Scrum Master là gì? Tìm hiểu các vai trò chính của Scrum Master 

 CTO trong doanh nghiệp hiện nay đang có những loại nào?

Đối với các công ty chuyên về công nghệ thì chắc hẳn khái niệm CTO là gì sẽ không làm khó dễ được bạn nữa đúng không? Còn một CTO trong một công ty chuyên sản xuất sản phẩm sẽ có nhiều chức danh và nhiệm vụ khác nhau bao gồm: 

CTO kỹ thuật

CTO phụ trách kỹ thuật là người có khả năng hình dung được sản phẩm, hình dung được công nghệ nên sử dụng như thế nào trong thị trường và công ty. Từ đó, đưa ra các kế hoạch chiến lược,  các nhiệm vụ kỹ thuật phù hợp cho đội ngũ nhân viên. Ngoài ra, một CTO phụ trách kỹ thuật còn là người phải chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ mảng kỹ thuật của công ty. Trong doanh nghiệp CTO có nhiệm vụ gì?

Trong doanh nghiệp CTO có nhiệm vụ gì?

CTO cơ sở hạ tầng

Một CTO phụ trách mảng cơ sở hạ tầng cần biết cách giám sát dữ liệu, bảo trì, bảo mật mạng của công ty. Họ con có thể thực hiện được các chiến lược kỹ thuật do công ty đưa ra. Ngoài ra, CTO cơ sở hạ tầng còn là người quản lý cho các lộ trình công nghệ của công ty. 

CTO phụ trách chiến lược dài hạn

Đối tượng CTO này sẽ có nhiệm vụ phân tích các vấn đề có thể xảy ra với sản phẩm ngay sau khi đưa ra thị trường. Ngoài ra, họ còn có trọng trách nghiên cứu các version update, dự đoán và đưa ra những giải pháp có thể giải quyết trước khi đưa một sản phẩm ra thị trường. 

CTO tiếp thị

Một CTO phụ trách tiếp thị thì sẽ trở thành cầu nối giữa khách hàng với toàn thể công ty. Họ sẽ đảm nhận trách nhiệm tạo qua hệ với khách hàng, tìm hiểu về thị trường để sau khi sản phẩm được hoàn thành thì quá trình tiếp thị với thị trường sẽ thành công nhất. 

 

Mô tả công việc chính của CTO

  • Quản lý toàn bộ dịch vụ công nghệ và sản phẩm của công ty
  • Quản lý đội ngũ kỹ sư và lập trình viên
  • Phát triển chiến lược để vận dụng tối đa nguồn lực công nghệ của công ty
  • Điều hành các chiến lược liên quan đến mối quan hệ với khách hàng và các nền tảng công nghệ
  • Hỗ trợ các phòng ban nhằm tăng năng suất lợi nhuận
  • Xây dựng các tiêu chuẩn tổng quát trong công ty
  • Giám sát cơ sở hạ tầng để đảm bảo chức năng hoạt động của hệ thống
  • Giám sát ngân sách công ty
  • Quản lý lộ trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Truyền đạt chiến lược cho các bên liên quan
  • Nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới nhất
  • Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận để định hướng sự phát triển công ty

Công việc đảm nhận của một CTO là gì?

Mỗi một CTO trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận một số công việc cụ thể trong doanh nghiệp như: 

Lựa chọn platform và thiết kế kỹ thuật

CTO có thể tham dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào toàn bộ dự án có liên quan đến kỹ thuật của công ty. Họ phụ trách lên kế hoạch, đưa ra chiến lược và chịu trách nhiệm triển khai nhanh các ý tưởng thực hiện rồi đảm bảo duy trì tiến độ cũng như năng suất cho một dự án. Ngoài ra, CTO còn có thể là một PM-Product Manager có mục đích quản lý team kỹ thuật và đưa ra những quyết định quan trọng nếu như thực thi các dự án công nghệ. Sau đó, họ sẽ bố trí kiến trúc sản phẩm rồi đưa ra lựa chọn phù hợp hơn dựa trên các nền tảng phát triển. CTO cần có những kỹ năng gì

CTO cần có những kỹ năng

Đảm nhận các vấn đề về MVP và DevOps

CTO trong một công ty nhỏ có nhiệm vụ lo liệu các tác vụ có liên quan về tech và lo luôn phần interation của các sản phẩm đầu tiên. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ Backup quy trình công nghệ và nếu như có ngân sách lớn thì họ được phép thuê thêm executive để có thể thực thi các tác vụ có liên quan đến phần MVP. Một CTO của doanh nghiệp đa quốc gia còn có có nhiệm vụ chăm sóc kỹ thuật hàng ngày và CTO trong một công ty nhỏ còn giữ nhiệm vụ lo liệu cho các tác vụ về tech cũng như lo liệu về phần iteration của các sản phẩm đầu tiên. Bạn đọc tham khảo thêm: Devops là gì? Tìm hiểu tổng quan công việc của Devops là gì?

Tuyển dụng và quản lý sự tăng trưởng cho team

Một CTO còn có nhiệm vụ phỏng vấn và đưa ra quyết định tuyển người cũng như quản lý team để họ làm việc với năng suất tối đa nhất. Tuy nhiên, năm 2020 thì nhiệm vụ của CTO ngày càng trở nên khó khăn hơn vì thị trường nghề nghiệp dần thắt chặt, công ty kỹ thuật dần tăng trưởng nên yêu cầu nhiều nguồn lực lao động hơn. Mà các công ty thường sẽ cần người đa năng hơn để có thể đảm nhận được mọi công việc được giao. Vì thế, bài toán tuyển dụng và quản lý nhân sự luôn là một bài toán khó giải cho CTO. Một nhiệm vụ khác của CTO là lựa chọn các lập trình viên, các team mate phù hợp cho dự án. Họ cần phải giám sát quá trình onboarding để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho dự án. Ngoài ra, trong một số công ty thì CTO lại có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động đào tạo hỗ trợ việc tự học và giám sát các đội ngũ nhân viên. Đây là lý do tại sao mà kinh nghiệm về quản lý cũng như kỹ năng tư vấn là một tố chất quan trọng mà CTO cần phải có. Điều cuối cùng, trong doanh nghiệp thì một CTO còn đảm nhận các công việc khác như: quản lý an ninh mạng, thực hiện QAkiểm thử chất lượng sản phẩm, đưa ra sự đổi mới sáng tạo để phát triển lộ trình tăng trưởng cho doanh nghiệp. Tuyển dụng là công việc mà một CTO cũng cần phải nhận

Tuyển dụng là công việc mà một CTO cũng cần phải nhận

Tố chất cần có của một CTO là gì?

Bạn nên lưu ý rằng, một doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì CTO lại cần phải có nhiều kỹ năng hơn. Và dưới đây là một số kỹ năng quan trọng cần phải có với một CTO. 

  • Kỹ năng giao tiếp tốt: CTO cần phải giao tiếp với lãnh đạo, khách hàng, tuyển dụng, giao tiếp với các bộ phận trong công ty nên kỹ năng này là vô cùng quan trọng. 
  • Có khả năng cố vấn, lãnh đạo: CTO cần biết cách truyền cảm hứng và thuyết phục ban lãnh đạo cấp cao, nhân viên tin theo những hướng đi mà mình gợi ý. 
  • Nhanh nhạy, sáng tạo khi giải quyết vấn đề: Công việc của một CTO thường xuyên phát sinh các vấn đề nên họ cần phải biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh. Và đưa ra các giải pháp giải quyết phù hợp nhất. 
  • Học hỏi, trau dồi kiến thức liên tục: Bởi vì CTO là vị trí thuộc hàng chuyên gia và có thể tham gia quản lý nhiều hoạt động trong công ty. Chính vì vậy, một CTO giỏi thì không bao giờ thấy đủ, họ sẽ liên tục cập nhật kiến thức,đánh giá kiến thức của bản thân và trau dồi thêm nhiều kỹ năng mới để nâng cao giá trị của chính mình. 
  • Cập nhật thường xuyên xu hướng công nghệ mới: Một CTO giỏi sẽ biết cách để nắm bắt các xu hướng công nghệ và chuyên môn mới nhất. Từ đó, áp dụng vào quá trình hoạt động cũng như phát triển phần mềm của công ty. 

Kết luận

Hiện nay, CTO là một vị trí quan trọng không thể thiếu trong một công ty với quy mô từ nhỏ đến lớn. Nếu bạn muốn đến được với vị trí CTO thì không những cần hiểu rõ CTO là gì mà cần nỗ lực thường xuyên cũng như cố gắng phấn đấu để nâng cao kiến thức, tầm nhìn cho bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *