Nếu bạn yêu thích kinh doanh, chắc hẳn đã từng nghe qua khái niệm Account Manager. Đây là một vị trí quan trọng, hiện đang được rất nhiều nhà tuyển dụng săn đón, đặc biệt trong các Agency về Marketing hoặc các công ty B2B.
Vậy Account Manager là ai mà lại được các công ty săn lùng đến vậy? Để trở thành một Account Manager trong tương lai, bạn cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá chi tiết về thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé!
Account Manager là gì?
Account Manager, hay ở một số nơi còn gọi là Trưởng phòng Dịch vụ Khách hàng, là người đảm nhận vai trò quan trọng trong việc quản lý bán hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Nhiệm vụ chính của Account Manager là duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhóm khách hàng đã, đang, và sẽ hợp tác kinh doanh với công ty. Họ không chỉ đảm bảo sự hài lòng của khách hàng hiện tại mà còn tìm cách mở rộng cơ hội hợp tác, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Account Manager là gì họ nắm giữ những vị trí nào trong công ty?
Những người ở vị trí này sẽ quản lý bộ phận Account trong công ty Agency (công ty chuyên cung cấp các ý tưởng và giải pháp cho các nhãn hàng). Bộ phận Account sẽ đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm, tư vấn và chốt đơn hàng, mang doanh thu về cho công ty.Account Manager ở đây sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng và bộ phận bán hàng của công ty. Mục đích của vị trí này chính là tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng được chỉ định. Và Account Manager cũng sẽ phải chịu trách nhiệm khi có bất kỳ vấn đề trong quá trình tìm kiếm, đàm phán và ký hợp đồng với khách hàng.
Những công việc của Account Manager là gì
Là một Account Manager, bạn cần thực hiện những công việc như:
- Đảm bảo mối quan hệ với khách hàng, quản trị dự án và điều phối các công việc nội bộ.
- Tiếp nhận thông tin khách hàng, liên hệ, lấy brief để xây dựng, phân tích và thiết kế proposal đề xuất gửi khách hàng.
- Tạo doanh số cho Account và đạt mục tiêu bán hàng của công ty.
- Xác định cơ hội bán hàng cho các khách hàng hiện tại để duy trì mối quan hệ.
- Quản lý và giải quyết các mâu thuẫn của khách hàng.
- Tương tác và phối hợp với đội ngũ bán hàng và các nhân viên khác trong Account.
- Dự đoán, thiết lập ngân sách cho khách hàng và công ty.
- Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng theo đúng thời hạn.
Account Manager xác định cơ hội bán hàng và đáp ứng nhu cầu của họ
Ngoài những công việc trên, Account Manager còn phải tạo ngân sách và lịch trình đáp ứng nhu cầu khách hàng. Họ cũng đảm bảo thời hạn phát triển sản phẩm hoặc dự án khách hàng. Account Manager phụ trách truyền đạt yêu cầu khách hàng đến bộ phận quản lý và ngược lại.Nhiều Account Manager cũng tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, do vậy có thể nói bán hàng cũng là một trong những công việc của họ. Tuy nhiên khác với Sale thông thường, Account Manager vẫn phải duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng sau khi bán.
Nhiệm vụ của một Account Manager là gì?
Tăng doanh thu cho Agency
Account Manager là người làm việc trực tiếp cho Agency chứ không phải cho client. Vai trò của họ là đảm bảo rằng các dự án từ những khách hàng mà họ quản lý sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty.
Mặc dù việc tìm kiếm khách hàng mới rất quan trọng, nhưng một phần lớn trách nhiệm của Account Manager là duy trì sự hài lòng của các khách hàng hiện tại với sản phẩm và dịch vụ của công ty. Điều này không chỉ giúp giữ chân khách hàng mà còn đảm bảo doanh thu ổn định cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Account Manager cần phân tích và dự báo các xu hướng của ngành để đề xuất các chiến lược marketing hiệu quả cho client. Đồng thời, họ phải theo dõi sát sao tình hình hoạt động của client để nhận diện và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, giúp mối quan hệ hợp tác giữa Agency và client được bền vững và hiệu quả hơn.
Hợp tác với phòng ban khác để triển khai dự án
Khi nhận được brief từ khách hàng, Account Manager sẽ chịu trách nhiệm chia sẻ đầy đủ thông tin cần thiết với các phòng ban liên quan để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình thực hiện dự án.
Account Manager đóng vai trò đồng hành cùng dự án từ lúc tiếp nhận brief, triển khai các kế hoạch, cho đến khi thuyết trình dự án hoàn chỉnh trước nhãn hàng. Họ làm việc chặt chẽ với các team như:
- Planner: Để xây dựng chiến lược phù hợp.
- Creative: Để phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Production House: Để thực hiện sản xuất các hạng mục cần thiết.
- Đối tác bên ngoài: Nhằm phối hợp thực hiện chiến dịch một cách hiệu quả.
Mục tiêu của họ là đảm bảo dự án đáp ứng đúng yêu cầu và mong đợi của khách hàng, đồng thời mang lại kết quả tốt nhất cho cả hai bên.
Kiểm soát việc phát sinh chi phí
Để đảm bảo dự án mang lại lợi nhuận cho công ty, Account Manager cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi trong suốt quá trình thực hiện. Điều này giúp hạn chế tối đa những chi phí phát sinh không cần thiết, đặc biệt trong trường hợp các phát sinh đến từ phía client thay vì từ các phòng ban nội bộ.
Ngoài việc kiểm soát tài chính, Account Manager còn đóng vai trò bảo vệ quan điểm và ý tưởng của cả team trước những yêu cầu không hợp lý từ client. Điều này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng dự án mà còn giữ vững được định hướng và tinh thần sáng tạo ban đầu, tránh việc dự án bị lệch hướng hoặc vượt quá ngân sách.
Account Manager phải kiểm soát được thu chi trong quá trình thực thi dự án
Làm vui lòng client
Là người trực tiếp tiếp xúc và duy trì mối quan hệ với khách hàng, Account Manager cần biết cách làm hài lòng client, đồng thời giữ sự khéo léo và mềm mỏng khi làm việc với Agency.
Nếu khách hàng không hài lòng với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể khiến công ty mất đi một khoản doanh thu lớn. Vì vậy, việc xây dựng lòng tin với client ngay từ giai đoạn đầu là rất quan trọng. Hãy cho họ thấy Agency đã và đang nỗ lực hết mình để mang lại thành công cho dự án.
Sự mềm mỏng đúng lúc cũng là một kỹ năng quan trọng, giúp bạn có thể thỏa hiệp với khách hàng trong những tình huống cần thiết, từ đó không chỉ giữ chân client mà còn mở rộng cơ hội mang lại nguồn thu ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp.
Để trở thành một Account Manager cần những kỹ năng gì?
Kỹ năng giao tiếp
Là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và đại diện cho bộ mặt của công ty vậy nên Account Manager cần có sự nổi trội trong giao tiếp trực tiếp, qua điện thoại hay email. Một Account Manager thành công phụ thuộc vào việc họ kết nối với khách hàng như thế nào, xây dựng và duy trì các mối quan hệ ra sao. Ngay cả khi làm việc với khách hàng hiện tại, Account Manager cũng không ngừng xây dựng mối quan hệ, cung cấp giá trị hơn là lắng nghe.
Kỹ năng nhìn nhận
Một Account Manager giỏi sẽ biết cách nhìn nhận và đánh giá những vấn đề một khách khái quát và chi tiết nhất, họ phải biết thế mạnh của agency, creative là gì? Hay thị trường hoạt động của họ đang có những biến động gì? Đối thủ của họ là ai, có động thái gì và điều đó có ảnh hưởng đến dự án mà bạn đang thực hiện hay không?Không những thế, bạn cần phải hiểu được nhãn hàng của mình đang làm hiện đang đứng ở đâu trên thị trường, sau dự án này, họ cần phải làm gì để cải thiện và nâng cao vị thế thương hiệu. Từ những kiến thức này, các Account Manager sẽ biết mình cần hỗ trợ những gì cho client, làm thế nào để mang lại giá trị cho họ.
Kỹ năng nhìn nhận rất cần ở một Account Manager
Quan điểm chiến lược
Chiến lược của Account Manager liên quan đến việc quản lý các Account do vậy họ cần có quan điểm chiến lược vượt xa lợi ích ngắn hạn. Họ cần có khả năng tung hứng với nhiều bộ phận và dàn xếp, thỏa thuận cũng như lên các kế hoạch dài hạn phù hợp và mang lại doanh thu cho công ty. Đây cũng chính là lý do tại sao một Sale giỏi chưa chắc đã phù hợp với vị trí Account Manager.
Kỹ năng lãnh đạo
Account Manager cũng là những người lãnh đạo, họ cần có kinh nghiệm trong chỉ đạo khách hàng và quản lý nhân viên ở các cấp độ trong doanh nghiệp. Account Manager làm việc với rất nhiều các bộ phận khác nhau do vậy họ cần nhận được sự tôn trọng từ cả khách hàng và đồng nghiệp.
Kỹ năng thuyết phục đàm phán
Mục tiêu của Account Manager là xây dựng giá trị lâu dài cho khách hàng mà họ phụ trách. Do vậy, Account Manager không chỉ bán dịch vụ cho khách hàng mà còn thương lượng các điều khoản để hai bên cùng có lợi. Để thực hiện được điều này yêu cầu họ phải có sự nhạy bén về thời gian, kỹ năng thuyết phục, đàm phán và sự tự tin để giữ vững lập trường của mình.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Account Manager, các nhiệm vụ và kỹ năng cần có để thành công trong vị trí này. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề này và có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng nếu bạn đang mong muốn ứng tuyển vào vị trí Account Manager trong tương lai.
Chúc bạn sẽ sớm đạt được thành công trong công việc và ngành nghề mà bạn mong ước!