Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến

Nếu bạn đang khám phá lĩnh vực lập trình web hoặc di động, có lẽ bạn đã nghe đến thuật ngữ “Firebase” tại một nơi nào đó. Vậy thì Firebase là cái gì? Điều gì khiến nó trở thành một công cụ được sử dụng rộng rãi đến vậy? Hãy cùng nhau khám phá chi tiết trong bài viết này.

Firebase là gì?

Firebase, là một nền tảng thuộc sở hữu của Google, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ứng dụng di động và web, cung cấp một loạt các công cụ và dịch vụ tiện ích. Nhờ vào những công cụ này, việc phát triển ứng dụng trở nên thuận lợi hơn, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu thời gian, từ đó giúp ứng dụng sớm được đưa ra sử dụng của người dùng.

Firebase không chỉ là một nền tảng cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu, mà còn hoạt động trên nền tảng đám mây với hệ thống máy chủ mạnh mẽ của Google. Chức năng chính của Firebase là hỗ trợ người dùng trong việc lập trình ứng dụng và phần mềm trên các nền tảng web và di động, đơn giản hóa quy trình làm việc với cơ sở dữ liệu.

Với Firebase, người dùng có khả năng tạo ra các ứng dụng thời gian thực như ứng dụng chat, với nhiều tính năng như xác thực người dùng, Cloud Messaging, và nhiều tính năng khác. Firebase có thể được sử dụng như một phần của backend cho ứng dụng, mang lại sự thuận tiện trong quản lý dữ liệu và tương tác.

Mặc dù các dịch vụ của Firebase đều được cung cấp miễn phí, tuy nhiên, nếu muốn nâng cấp và sử dụng các tính năng cao cấp, người dùng sẽ phải thanh toán thêm chi phí. Điều này là điều cần xem xét khi quyết định xây dựng một ứng dụng lớn sử dụng Firebase làm phần backend, vì chi phí nâng cấp có thể khá đắt đỏ so với việc triển khai backend theo hình thức truyền thống.

Lịch sử phát triển của Firebase

Firebase là sản phẩm của sự phát triển từ Envolve, một doanh nghiệp khởi nghiệp do James Tamplin và Andrew Lee sáng lập vào năm 2011. Tháng 9 năm 2011, họ quyết định chuyển đổi Envolve thành Firebase, một công ty mới. Firebase chính thức ra mắt công chúng lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2012.

Firebase hiện đang được sở hữu và phát triển bởi Google

Firebase hiện đang được sở hữu và phát triển bởi Google

Sản phẩm đầu tiên của Firebase là Cơ sở dữ liệu thời gian thực (Firebase realtime database), một API đồng bộ hóa dữ liệu ứng dụng trên các thiết bị iOS, Android và Web, đồng thời lưu trữ trên đám mây của Firebase. Sản phẩm hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm trong việc xây dựng các ứng dụng cộng tác, theo thời gian thực.

Vào tháng 10 năm 2014, Firebase đã được Google mua lại. Từ đó đến nay, Firebase đã ra mắt thêm nhiều tính năng mới và được nhiều nhà phát triển ưa thích sử dụng trong các dự án của mình.

Những tính năng chính của Firebase

Firebase Realtime Database

Firebase Realtime Database là một hệ thống cơ sở dữ liệu thời gian thực, sử dụng kiểu NoSQL và được lưu trữ trên đám mây, giúp bạn lưu trữ và đồng bộ dữ liệu một cách hiệu quả. Dữ liệu được tổ chức theo định dạng cây JSON và tự động đồng bộ hóa với mọi kết nối ngay khi có sự thay đổi.

Khi phát triển ứng dụng đa nền tảng như Android, iOS và Web App, Firebase Realtime Database đảm bảo rằng tất cả các client sẽ kết nối đến cùng một cơ sở dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc mọi thay đổi trong dữ liệu sẽ được tự động cập nhật trên tất cả các thiết bị, giúp duy trì sự đồng bộ và nhất quán giữa các ứng dụng khác nhau.

Cả một cơ sở dữ liệu là một cây json lớn, với độ trễ thấp, Firebase realtime database cho phép bạn xây dựng các ứng dụng cần độ realtime như app chat, hay game online…

Firebase có các tính năng bảo mật hàng đầu

Tất cả dữ liệu được truyền qua một kết nối an toàn SSL, việc truy vấn cơ sở dữ liệu truy vấn và việc xác nhận thông tin được điều khiển theo một số các quy tắc security rules language. Các logic bảo mật dữ liệu của bạn được tập trung ở một nơi để dễ dàng cho việc sửa đổi, cập nhật và kiểm thử.

Làm việc offline

Ứng dụng của bạn sẽ duy trì tương tác mặc dù có các vấn đề về kết nối internet như mạng chậm chờn, mất mạng hay mạng yếu. Trước khi bất kỳ dữ liệu được ghi đến firebase thì tất  cả dữ liệu lập tức sẽ được ghi tạm vào một cơ sử dữ liệu ở local.

Sau khi có kết nối internet lại, client sẽ nhận bất kỳ thay đổi mà nó thiếu/ bỏ lỡ và đồng bộ hoá nó với cơ sở dữ liệu tại firebase.

-Firebase realtime database cho phép nhiều kết nối đồng thời mà bạn không cần tính toán đến vấn đề nâng cấp máy chủ. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải trả phí để có thể nâng cấp firebase khi quy mô ứng dụng đủ lớn.

Firebase Authentication

Firebase Authentication là chức năng xác thực người dùng.

Hiểu một cách đơn giản, app của bạn cần phải đăng nhập/ đăng ký tài khoản để sử dụng, Firebase cung cấp cho chúng ta chức năng xác thực người dùng bằng email, số điện thoại, hay tài khoản Facebook, Google,…

Việc xác thực người dùng là một chức năng vô cùng quan trọng trong việc phát triển ứng dụng. Tuy nhiên, khi bạn muốn xác thực với nhiều phương thức khác nhau như email, số điện thoại, google, facebook sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.

Firebase Authentication giúp thực hiện việc đó một cách dễ dàng, giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận sản phẩm hơn.

Vì thế, nó là một chức năng vô cùng hữu ích của firebase.

Nếu bạn muốn xây dựng sản phẩm một cách nhanh chóng, hay chỉ đơn giản là làm bài tập, đồ án thì việc tích hợp Firebase Authentication và Firebase Realtime Database vào ứng dụng sẽ giúp bạn giảm rất nhiều thời gian so với các cách khác.

Firebase Cloud Storage

Firebase Cloud Storage là một không gian lưu trữ dữ liệu, nó giống như một chiếc ổ cứng. Bạn có thể upload và download các loại file bạn muốn. Đó có thể là một file ảnh, hay file văn bản, .zip, …

-Phân biệt Firebase cloud storage với Firebase realtime database.

Câu trả lời rất đơn giản, Firebase là một cơ sở dữ liệu- nơi bạn có thể lưu trữ các thông tin về tài khoản người dùng, hay các thông tin về một mặt hàng nếu bạn xây dựng một app bán hàng.

Còn với Firebase cloud storage, chúng là nơi lưu trữ những file, đó có thể là những hình ảnh về một mặt hàng chẳng hạn. Bạn có thể lưu trữ link tới file hình ảnh trong database, còn file ảnh đặt trong cloud storage. Vậy là client có thể dễ dàng truy vấn và sử dụng.

Firebase Cloud Function

Cloud Functions Firebase cho phép chúng ta viết những câu truy vấn database lưu trữ trên cloud. Code của bạn được lưu trữ trong cloud của Google và chạy trong một môi trường bảo mật, được quản lý. Bạn không cần quan tâm đến vấn đề mở rộng các máy chủ.

Với firebase, khi bạn muốn lấy dữ liệu bạn cần phải viết các câu truy vấn trực tiếp từ client.

Điều này có thể vô tình để lộ một số thông tin nhạy cảm. Để khắc phục vấn đề đó, Cloud Function đã ra đời.

Nhiều lúc, các developers muốn kiểm soát logic trên server để tránh giả mạo phía client. Ngoài ra, đôi khi không muốn mã của mình khi bị decode sẽ gây ra các vấn đề về bảo mật. Cloud Functions được tách biệt hoàn toàn với client, vì vậy bạn có thể yên tâm nó bảo mật và luôn thực hiện chính xác những gì bạn muốn.

Firebase Analytics

Firebase Analytics là tính năng giúp bạn phân tích hành vi của người sử dụng trên ứng dụng của bạn. Cuối cùng nó sẽ đưa ra lời khuyên về lộ trình xây dựng ứng dụng.

Để làm việc này bạn cần cài đặt SDK (Software Development Kit, cụ thể hơn là FirebaseAnalytics.unitypackage), chức năng phân tích sẽ trở nên khả dụng.

Khi đó, bạn không chỉ xem được hành vi của người dùng mà còn có thể biết được thông tin về như hiệu quả quảng cáo, tình trạng trả phí, v.v.

Với tính năng này, bạn có thể biết người dùng của bạn thường xuyên truy cập tính năng nào, từ đó bạn có thể đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm của mình.

Machine Learning Kit

Bạn có thể tự tin khi nói app của tôi tích hợp AI, Machine Learning.

Với Machine Learning Kit bạn có thể làm một số việc:

  • Text recognition (nhận dạng văn bản viết tay/ máy)
  • Barcode scanning (quét mã vạch)
  • Landmark recognition (nhận diện mốc)
  • Image labeling (ghi nhãn hình ảnh)
  • Face detection (nhận diện khuôn mặt)

Tổng kết

Firebase là một nền tảng đa dịch vụ cung cấp một loạt các tiện ích giúp phát triển ứng dụng trên nền tảng app, web, và di động. Điều đặc biệt là Firebase không chỉ giúp quản lý cơ sở dữ liệu mà còn cung cấp các dịch vụ khác như xác thực người dùng, lưu trữ tệp tin, thông báo đẩy, và nhiều tính năng khác nữa.

Ngoài ra, Firebase còn chứa nhiều chức năng hữu ích khác mà tôi không thể đề cập chi tiết trong bài viết này. Để biết thêm thông tin, bạn có thể trực tiếp tìm hiểu trên trang chủ của Firebase. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích về Firebase. Hẹn gặp lại bạn trong những chia sẻ sau này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *