Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến

Đối với những người tester có nhiều năm kinh nghiệm, việc trở thành một trưởng nhóm kiểm thử (QA Leader) không phải là điều quá khó khăn nếu họ có đủ năng lực. Vậy nên, để đạt được vị trí này, người ta cần phải có những phẩm chất cụ thể và trải qua những bước quan trọng.

Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết về những điều này.

QA leader là gì?

QA (Quality Assurance) Leader – Đây là những cá nhân đảm nhận trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng công việc tổng thể. Vai trò chủ yếu của QA Leader là tiếp cận trực tiếp quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt động kiểm tra và đảm bảo rằng chất lượng của sản phẩm được duy trì ổn định trong suốt quá trình sản xuất.

QA leader là gì?

QA leader là gì?

Công việc chính của các QA leader trong các doanh nghiệp chính là theo dõi,phân công nhân sự, quản lý và kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo rằng chất lượng của sản phẩm đạt tiêu chuẩn sau khi đã hoàn thành quy trình sản xuất.

Bên cạnh đó trưởng nhóm quản lý chất lượng còn thực hiện các công việc trong việc hướng dẫn, đào tạo, phân công công việc cho các nhân viên trong bộ phận để triển khai thực hiện công việc trong sự liên kết, phối hợp một cách hiệu quả nhất.

Quy trình làm việc của QA leader như thế nào?

– Lập kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kĩ lưỡng mọi tài liệu liên quan đến quy trình quản lý chất lượng.

– Khi lên kế hoạc thì bạn cần phải có trách nhiệm thiết lập, triển khai và giám sát trực tiếp đến các công việc quản lý nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trong từng giai đoạn : Bắt đầu từ khâu kiểm soát vật liệu đầu vào, quy trình sản xuất và chất lượng đầu ra.

Sự khác nhau giữa QA và QC là gì

– Phân công ,giám sát công việc và đào tạo nhân viên trong bộ phận mình quản lý: Trách nhiệm của những QA leader sẽ có một cách nhìn bao quát về cách quản lý, vận hành và phân công công việc từ những vị trí nhỏ hơn đến các vị trí quan trọng để đảm bảo quá công việc được đmả bảo chất lượng.

​- Thiết lập và lên các kế hoạch kiểm tra và thử nghiệm chất lượng vật liệu đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất

– Thực hiện kiểm soát công các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc quản lý chất lượng sản phẩm.

– Lập báo cáo về tình hình hoạt động cũng như hiệu quả công việc hằng ngày, hằng tuần, tháng, quý, năm cho cấp trên của mình

Các điều kiện cần và đủ để làm QA Leader

Dưới đây là những điều kiện mà bạn cần phải có nếu như muốn phát triển lên vị trí này:

  • Quản lý một team test hiệu quả (số lượng từ 5 người trở lên)
  • Có hiểu biết rõ ràng về quy trình test
  • Có khả năng triển khai quy trình test
  • Sở hữu khả năng định nghĩa được phạm vi test của dự án
  • Có thể triển khai hoặc quản lý môi trường test
  • Triển khai và ghi lại số liệu test
  • Có khả năng lựa chọn, quản lý công cụ và quy trình test hợp lý

Bên cạnh việc sở hữu kỹ năng tester, việc phát triển tư duy là quan trọng trong quá trình làm việc. Tư duy sẽ giúp bạn đặt ra những mục tiêu cụ thể cho bản thân và đồng đội, đó là chìa khóa để nâng cao chất lượng hoàn thành dự án. Nếu tất cả thành viên trong nhóm đều chia sẻ tư duy tích cực này, kết quả công việc chắc chắn sẽ đạt được ở mức cao và mang lại hiệu suất lớn.

Ngoài ra, không chỉ quan trọng về kỹ năng và tư duy, việc học cách truyền tải cảm hứng làm việc cũng không thể bỏ qua. Việc này là chìa khóa để tạo động lực và đồng lòng trong nhóm, giúp mọi người hướng về mục tiêu tích cực nhất.

Điều kiện để làm một QA Leader là gì?

Điều kiện để làm một QA Leader là gì?

Để trở thành một QA Leader cần phải có những tố chất gì?

Dưới đây là những tố chất, những kiến thức và những công việc bạn cần phải học hỏi để trở thành trưởng nhóm vừa có tâm, vừa có tầm như sau:

  • Xây dựng sự nhiệt tình và động lực cho team bằng những hoạt động ngoài công việc và bằng sự công nhận
  • Tham gia thường xuyên các buổi thảo luận về công nghệ, phương pháp kiểm thử với team của mình.
  • Trực tiếp đánh giá thế mạnh của các thành viên trong nhóm để có thể phân công sao cho công việc hiệu quả nhất  trong suốt quá trình thực hiện dự án.
  • Luôn cố gắng xây dựng thái độ lạc quan, sẵn sàng học tập từ những sai lầm trong quá khứ để nâng cao giá trị bản thân ở hiện tại.
  • Xây dựng tầm nhìn cho team của mình cũng như các mục tiêu và điều lệ của team, cung cấp quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi có thể
  • Thường xuyên tạo bầu không khí tích cực trong team, điều này giúp thể hiện khả năng lãnh đạo và quản lý tốt.
  • Học cách báo cáo về những phát hiện của bạn đối với giá trị kinh tế của dự án mình đảm nhận.
  • Chú ý tập trung vào dữ liệu sẽ được liên lạc lại cho khách hàng, những phát hiện mới sẽ mang lại kết quả cao trong quá trình kiểm thử.
  • Hãy trở thành nhà cung cấp thông tin và dịch vụ thay vì việc chỉ cứng nhắc tập trung vào quy trình làm việc.
  • Thường xuyên tìm hiểu thông tin về nguồn gốc các issue của mình càng nhiều càng tốt để trở thành một QA Leader giỏi.
  • Tìm tòi các hướng dẫn cũng như cách xác nhận vấn đề và phân tích dịch vụ thường xuyên nhất có thể cho các developer trong team.

QA leader là người giữ vai trò kiểm soát và hướng dẫn team

QA leader là người giữ vai trò kiểm soát và hướng dẫn team

  • Hãy học cách cung cấp và xác định thông tin để đưa ra quyết định với các vấn đề đơn giản
  • Ngoài việc chỉ giữ vai trò là người gác cổng trung thành thì bạn nên học cách tái hiện lại các bug để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp cho các stakeholder của dự án đưa ra được giải pháp xử lý sao cho kịp thời nhất.
  • Cố gắng tập trung để có thể tìm hiểu cũng như đưa ra các chương trình kiểm thử sản phẩm của mình.
  • Thường xuyên trau dồi  kỹ năng, kiến thức để nâng cao mục tiêu kinh tế cho sản phẩm. Đảm bảo cho việc nghiên cứu sản phẩm sẽ giúp chúng ta xác định được các chức năng mới, những cái có thể không được thiết kế hoặc triển khai một cách rõ ràng
  • Cần thường xuyên giải đáp các câu hỏi của tester đưa ra để đảm bảo quy trình làm việc tốt và các developer xây dựng một kịch bản phát triển tốt hơn nữa.

QA Leader cần học hỏi những cái gì?

Học hỏi, hiểu biết về các xác định các item làm chậm việc kiểm thử

QA Leader cần thường xuyên có biện pháp phân tích cách tester sử dụng khoảng thời gian làm việc trong 1 ngày của họ.

Hãy chú ý khi thiết lập môi trường test, dữ liệu test cũng như điều kiện để thực hiện test,… Đây là một trong những ứng viên tốt nhất có thể sử dụng và tinh giản hóa quá trình làm việc cho nhóm của bạn.

Hiểu lợi ích của automation test và xác định được giới hạn của nó

Nếu như bạn có thể hiểu được phạm vi của môi trường Automation Testing thì có thể cho phép bạn xây dựng được việc kiểm thử sao cho cân bằng và dễ tận dụng các ưu điểm nhất.

Việc sử dụng kiểm thử tự động sẽ cho phép bạn cân bằng được effort cho quá trình tạo, thực thi cũng như bảo trì được kết quả cho việc tự động hóa cho quá trình cung cấp các ROI (return on investment) lớn nhất từ việc kiểm thử.

Thường xuyên mài dũa kiến thức cũng như kỹ năng kinh doanh

Thường xuyên cập nhật kiến thức để nâng cao kỹ năng

Thường xuyên cập nhật kiến thức để nâng cao kỹ năng

Việc thường xuyên học hỏi những điều mới mẻ là rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Việc luôn nắm rõ những xu thế mới mẻ sẽ mang lại những thành công bất ngờ đối với một người lãnh đạo.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình – Từ thành công và thất bại

Hãy nhớ tham gia vào quá trình tester local và tham dự các buổi họp QA để học hỏi từ kinh nghiệm và lời khuyên của người khác. Việc tham gia diễn đàn về tester phần mềm hoặc kết nối qua LinkedIn là một bước khởi đầu quan trọng để tìm kiếm cơ hội liên kết với các chuyên gia tester.

Đây là những chia sẻ của chúng tôi về hành trình trở thành một QA Leader chất lượng. Nếu bạn có những phẩm chất tương tự hoặc đang nỗ lực để phát triển bản thân, hãy không ngừng cố gắng.

Chúc bạn sớm đạt được thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *