Latest Post

Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Font Chữ Bitmap (.fnt) và Font TrueType (.ttf) trong LibGDX: Tạo và Thêm Font vào Game Java Hướng Dẫn Tạo Và Chỉnh Sửa Giao Diện Game Trong LibGDX: Tạo UI Đẹp Mắt và Hiệu Quả

Trong C, kiểu dữ liệu đóng vai trò quan trọng giúp quản lý và xử lý dữ liệu hiệu quả. Các kiểu dữ liệu trong C được chia thành 3 nhóm chính:

Kiểu dữ liệu trong C là gì?

Trong C, kiểu dữ liệu là các dạng dữ liệu có sẵn được sử dụng để lưu trữ và xử lý thông tin. Chúng thường được dùng khi khai báo biến hoặc xác định kiểu trả về của hàm.

Khi tìm hiểu ngôn ngữ C, bạn cần nắm được các kiểu dữ liệu

Tầm Quan Trọng Của Kiểu Dữ Liệu Trong C

Trong lập trình C, kiểu dữ liệu giúp trình biên dịch xác định cách lưu trữ và xử lý giá trị của biến. Nhờ đó, hệ thống có thể thực hiện các thao tác chính xác theo mong đợi.

Hãy hình dung biến như một chiếc hộp chứa dữ liệu, còn kiểu dữ liệu chính là nhãn dán trên hộp. Nhãn này giúp hệ thống biết bên trong chứa gì và cách xử lý. Ví dụ, bạn không thể lưu số nguyên vào kiểu chuỗi (string), giống như không thể nhét một vật hình tròn vào ô vuông.

Mỗi biến trong C đều có kiểu dữ liệu cụ thể, quy định lượng bộ nhớ sử dụng và các phép toán có thể thực hiện. Kiểu dữ liệu quyết định loại thông tin được lưu trữ, chẳng hạn như số nguyên, số thực,… Mỗi loại đều có tập giá trị riêng và phục vụ mục đích khác nhau.

Ví dụ cho kiểu dữ liệu trong C

Để hiểu hơn, bạn có thể xem qua ví dụ về kiểu dữ liệu trong C của một công ty. Đây là nơi lưu trữ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau của nhân viên. Tiêu biểu như: tên, ID, tuổi, mức lương, số điện thoại, địa chỉ,…

Kiểu dữ liệu trong C giúp phân loại nguồn thông tin khổng lồ tốt hơn

Những loại dữ liệu này là các giá trị chứa bảng chữ cái, số,…Do đó, việc xử lý nguồn data khổng lồ này sẽ dễ dàng hơn thông qua quá trình phân loại. Cụ thể như sau:

– Tên: String.

– ID: Biểu thị dưới dạng số nguyên – Integer.

– Mức lương: Kiểu dữ liệu là Float hoặc Double.

– Số điện thoại: String.

Từ những nhóm này giúp bộ phận nhân sự kiểm soát thông tin tốt hơn. Cách lưu trữ khóa học, dễ dàng tìm thấy khi cần thiết.

Kích thước của Basic Type in C

Ngôn ngữ lập trình C cung cấp các kiểu dữ liệu dựa trên số nguyên và số thập phân. Ngoài ra, C còn hỗ trợ cả kiểu ký tự có dấu (signed) và không dấu (unsigned). Kích thước bộ nhớ dành cho từng kiểu dữ liệu có thể thay đổi tùy theo hệ điều hành 32-bit hoặc 64-bit.

Dưới đây là bảng tổng hợp khả năng lưu trữ, phạm vi giá trị của từng loại:

✅ Kiểu Kích thước lưu trữ Vùng giá trị
✅ Int 2 byte. -32,768 đến 32,767.
✅ Unsigned int 2 byte. 0 đến 65,535.
✅ Short int 2 byte. -32,768 đến 32,767.
✅ Long 4 byte. -2.147.483.648 đến 2.147.483.647.
✅ Unsigned long 4 byte. 0 đến 4,294,967,295.
✅ Float 4 byte. 1,2E-38 đến 3,4E + 38(có 6 chữ số thập phân).
✅ Double 8 byte. 2.3E-308 đến 1.7E + 308(có 15 chữ số thập phân).
✅ Long double 10 byte. 3,4E-4932 đến 1,1E + 4932(có 19 chữ số thập phân).
✅ Char 1 byte. -128 đến 127.
✅ Unsigned char 1 byte. 0 đến 255.

4 kiểu dữ liệu nhất định phải biết trong C

Về cơ bản, khi tìm hiểu kiểu dữ liệu trong C, bạn sẽ thấy có tồn tại 4 loại. Mục đích sử dụng để phân biệt, lưu trữ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, bao gồm:

– Kiểu cơ bản: Là các kiểu số học và được phân loại thành số nguyên và thập phân.

– Các kiểu dữ liệu có nguồn gốc gồm: Con trỏ, kiểu mảng, kiểu cấu trúc, kiểu union, kiểu hàm.

– Kiểu dữ liệu liệt lê: Cũng là những kiểu số học nhưng sử dụng để định nghĩa các biến chỉ có thể gán giá trị nguyên rời rạc nhất định trong cả chương trình.

– Kiểu dữ liệu trống: Dùng để chỉ ra rằng không có giá trị nào.

Để ứng dụng linh hoạt và tối ưu nhất, bạn cần hiểu sâu hơn về các kiểu dữ liệu trong C.  Điều này sẽ được phân tích cụ thể thông qua phần còn lại của bài viết.

Tìm hiểu về kiểu dữ liệu số nguyên – Int

Đây là kiểu dữ liệu trong C rất phổ biến, cần phải được nghiên cứu. Một biến kiểu số nguyên lưu trữ được các giá trị 0, dương và âm. Tại đây, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ số thập phân nào.

Kiểu dữ liệu số nguyên được ứng dụng rất phổ biến

Kiểu này sẽ được hiển thị bằng từ khóa “int”. Đồng thời, hình thức xuất hiện có thể có dấu hoặc không dấu. Theo quy tắc mặc định, giá trị được gán cho một biến số nguyên là dương nếu không có dấu.

Tiếp đó, kiểu dữ liệu số nguyên được chia nhỏ thành short, int và long. Mỗi loại sẽ cần kích thước lưu trữ khác nhau:

– Short: Chiếm 2 byte.

– Int: Chiếm từ 2 – 4 byte.

– Long: Chiếm 8 byte trong hệ điều hành 64 bit và 4 byte nếu hệ điều hành có 32 bit.

Giả sử, bạn cố gắng gán giá trị thập phân cho biến số nguyên. Khi này, giá trị sau số thập phân bị cắt và toàn bộ số được gán vào biến.

Khi thực hiện phép toán học, kết quả trả về giá trị thập phân chẳng hạn. Khi này, biến chỉ chấp nhận phần số nguyên và loại bỏ những số đứng đằng sau dấu phẩy. Với int ngắn, giá trị không chính xác sẽ được hiển thị nếu số đó lớn hơn 10000.

Tìm hiểu kiểu dữ liệu có nguồn gốc là gì

Trong C, các kiểu dữ liệu nguyên thủy hay cơ bản được sử dụng để lưu trữ các giá trị đơn lẻ như số nguyên (int), số thực (float), ký tự (char),… Nhưng nếu cần lưu trữ nhiều giá trị cùng kiểu dữ liệu thì sao?

Lúc này, các kiểu dữ liệu dẫn xuất (Derived Data Types) được sử dụng. Chúng cho phép kết hợp dữ liệu cơ bản và lưu trữ nhiều giá trị trong một biến duy nhất. Ngoài ra, C còn hỗ trợ các kiểu dữ liệu do người dùng tự định nghĩa, giúp tổ chức dữ liệu linh hoạt hơn.

Dưới đây là 4 kiểu dữ liệu dẫn xuất phổ biến trong C:

  1. Mảng (Array)
    • Là tập hợp các phần tử cùng kiểu dữ liệu, được lưu trữ trong vùng nhớ liên tiếp.
    • Ví dụ: Một mảng float có thể lưu điểm số của sinh viên, một mảng int có thể lưu danh sách số nguyên.
  2. Con trỏ (Pointer)
    • Là biến dùng để lưu địa chỉ của một biến khác.
    • Cả con trỏ và biến mà nó trỏ đến phải có cùng kiểu dữ liệu.
    • Con trỏ giúp thực hiện cấp phát bộ nhớ động và truyền tham số hiệu quả hơn.
  3. Hàm (Function)
    • Trong C, hàm cũng được xem là một kiểu dữ liệu dẫn xuất vì nó có thể nhận tham số và trả về giá trị.
    • Việc sử dụng hàm giúp tái sử dụng code, giảm thiểu lỗi và tối ưu chương trình.
  4. Union
    • Là kiểu dữ liệu đặc biệt cho phép lưu trữ nhiều phần tử có kiểu dữ liệu giống hoặc khác nhau.
    • Tuy nhiên, tất cả các phần tử dùng chung một vùng nhớ, tức là tại một thời điểm, chỉ có một giá trị được lưu trữ.

Ngoài các kiểu dữ liệu cơ bản, C còn cung cấp các kiểu dữ liệu dẫn xuất để tối ưu việc lưu trữ và quản lý dữ liệu. Hiểu rõ cách sử dụng giúp bạn lập trình hiệu quả hơn, tận dụng tối đa sức mạnh của C! 🚀

Kiểu dữ liệu liệt kê

Đây tiếp tục là điều cần nghiên cứu khi tìm hiểu kiểu dữ liệu trong C là gì. Điểm đặc biệt nằm ở chỗ loại này do người dùng định nghĩa. Mục đích sử dụng để gán tên cho các hằng số tích phân và nâng cao khả năng đọc của chương trình C.

Kiểu dữ liệu liệt được định nghĩa bởi người dùng

Từ khóa được dùng để liệt kê là “enum”. Cú pháp thực hiện tương tự như cấu trúc: enum flag {const1, const2, const3 …… …}.

Kiểu dữ liệu trong C này được đánh giá tốt hơn “#define”. Bởi vì, hằng số enum nhận giá trị mặc định bởi trình biên dịch và chúng có thể được khai báo trong phạm vi cục bộ.

Kiểu dữ liệu trống

Void được biết là kiểu dữ liệu trong C không tham chiếu đến bất kỳ giá trị nào của bất kỳ kiểu nào. Mục đích sử dụng chủ yếu để làm kiểu trả về trong các hàm.

Với kiểu dữ liệu trống, bạn không thể tham chiếu đến bất kỳ giá trị nào

Bạn có thể khai báo các con trỏ Void để lấy địa chỉ của các biến từ mọi kiểu dữ liệu. Những con trỏ này thường được gọi là Generic Pointers.

Trên đây là điều cần biết với những ai đang bắt đầu học từ ngôn ngữ lập trình cơ bản. Blog tin rằng bạn đã nắm được các kiểu dữ liệu trong C là gì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *