Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến

Elasticsearch là một khái niệm thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo lập trình viên trong thời gian gần đây. Được biết đến như một trong những công cụ hỗ trợ tìm kiếm hàng đầu, Elasticsearch đang trở thành một giải pháp phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hiện đại. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin chi tiết về Elasticsearch, hãy không bỏ qua những kiến thức mà blog này chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu Elasticsearch là gì?

Theo thông tin từ Wikipedia, Elasticsearch được định nghĩa như sau: Elasticsearch là một hệ thống tìm kiếm xây dựng trên nền tảng của Apache Lucene. Nó đặt ra một giải pháp tìm kiếm phân tán, cung cấp một bộ công cụ đầy đủ và tích hợp một giao diện web HTTP hỗ trợ dữ liệu JSON.

Nên hiểu Elasticsearch là gì?

Nên hiểu Elasticsearch là gì?

Elasticsearch, một hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu mã nguồn mở độc lập, được phát triển trên nền tảng Java, có chức năng chính là tìm kiếm và phân tích văn bản. Được thiết kế để xử lý dữ liệu không có cấu trúc từ nhiều nguồn khác nhau, Elasticsearch lưu trữ thông tin này ở định dạng phức tạp để tối ưu hóa quá trình tìm kiếm dựa trên ngôn ngữ.

Với việc sử dụng Apache Lucene để thực hiện indexing và searching, Elasticsearch vượt qua sự phức tạp của Lucene bằng cách ẩn đi các thao tác phức tạp thông qua API của mình. Mặc dù Lucene chỉ là một thư viện và yêu cầu quá trình làm việc phức tạp, nhưng Elasticsearch giúp giảm độ phức tạp này bằng cách cung cấp một giao diện dễ sử dụng.

Sử dụng Elasticsearch mang lại hiệu suất cao cho việc tìm kiếm, phân tích, và lưu trữ lượng dữ liệu lớn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, nó đặc biệt hữu ích khi làm việc với dữ liệu không có cấu trúc, chẳng hạn như ngôn ngữ tự nhiên.

Tìm hiểu chi tiết Elasticsearch là gì?

Dưới đây là những định nghĩa chi tiết về Elasticsearch mà bạn không nên bỏ qua:

  • Elasticsearch được xem là một search engine.
  • Công cụ Elasticsearch được kế thừa từ Lucene Apache.
  • Elasticsearch hoạt động thực chất sẽ như 1 web server với khả năng tìm kiếm nhanh chóng thông qua giao thức RESTful.
  • Elasticsearch sở hữu khả năng phân tích và thống kê dữ liệu vô cùng hiệu quả.
  • Elasticsearch chạy trên nền tảng server riêng và đồng thời giao tiếp thông qua RESTful vậy nên nó không quá phụ thuộc vào client được viết bằng gì hoặc hệ thống hiện tại của bạn được viết bằng gì. Bởi vậy, việc tích hợp nó vào hệ thống sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn chỉ cần thực hiện hành động gửi request http lên là nó sẽ trả về kết quả.
  • Elasticsearch là một hệ thống phân tán với khả năng mở rộng vô cùng tuyệt vời. Bạn chỉ cần lắp thêm node cho nó là nó sẽ auto mở rộng cho bạn.
  • Elasticsearch chính là một open source được phát triển bằng chính ngôn ngữ Java.
Tìm hiểu chi tiết về Elasticsearch 

Tìm hiểu chi tiết về Elasticsearch

Cách thức hoạt động của Elasticsearch là gì?

Elasticsearch hoạt động như một server độc lập được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu tìm kiếm dữ liệu. Elasticsearch thường chạy trên một cổng cụ thể và có thể được sử dụng như một cơ sở dữ liệu, tuy nhiên, điều này thường không được ưa chuộng vì mỗi công cụ thường có nhiệm vụ đặc biệt của mình.

Mặc dù Elasticsearch không nổi bật trong các thao tác CRUD (Create, Read, Update, Delete), nhưng thường được tích hợp song song với một cơ sở dữ liệu chính như SQL, mySQL, MongoDB, v.v.

Lý do thuyết phục bạn sử dụng Elasticsearch là gì?

Lý mà Elasticsearch đang được sử dụng rất ưa chuộng hiện nay là:

Nếu như bạn search bằng truy vấn LIKE “%one%” thì kết quả sẽ chỉ cần chứa “one” là đủ.

Còn với việc bạn search bằng ES thì chỉ cần gõ “one” thì sẽ chỉ có “one” được trả về mà thôi. Bởi vậy, việc truy vấn LIKE không thể thực hiện truy vấn các từ có dấu được.

Ví dụ cụ thể như sau: Nếu từ khóa là từ có dấu là “có: thể truy vấn LIKE thì bạn chỉ việc gõ “co” thì sẽ không trả về được chính xác theo đúng kết quả về Performance thì ES là tốt hơn. Việc truy vấn LIKE sẽ tìm kiếm đơn thuần văn bản không sử dụng index, có nghĩa là tập hơn dữ liệu nếu càng lớn, càng lâu trong khi ES lại “đánh index” cho các trường hợp được lựa chọn để tìm kiếm.

Ưu điểm nổi bật của Elasticsearch là gì?

Elasticsearch sở hữu những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu mạnh mã, nhanh chóng dựa trên Apache Lucene.
  • Mang lại khả năng phân tích dữ liệu vô cùng hiệu quả.
  • Có khả năng mở rộng dựa theo chiều ngang rất tuyệt vời.
  • Công cụ này có khả năng hỗ trợ tìm kiếm, nếu như từ khóa tìm kiếm bị lỗi chính tả hoặc không đúng cú pháp thì vẫn có khả năng Elasticsearch trả về với kết quả cực tốt.
Ưu điểm của Elasticsearch là gì?

Ưu điểm của Elasticsearch là gì?

  • Elasticsearch có thể hỗ trợ Structured Query DSL cung cấp cho nhu cầu đặc tả những câu truy vấn phức tạp hơn một cách rõ ràng và cụ thể bằng JSON.
  • Elasticsearch hỗ trợ cho nhiều Elasticsearc client như PhP, Java, Ruby, Javascript, Python, .NET,…

Các khái niệm khác liên quan đến Elasticsearch mà bạn nên biết

Về Document trong Elasticsearch là gì?

Document là  một JSON object với một số dữ liệu riêng, đây là basic information unit có trong ES. Bạn có thể hiểu theo một cách cơ bản hơn, đây chính là một đơn vị nhỏ nhất giúp lưu trữ các dữ liệu có trong Elasticsearch.

Về index

Index có thể là một khái niệm khá quen thuộc với những lập trình viên có sử dụng Mysql. Tuy nhiên, index ở trong ES có nhiều điểm khác biệt so với Mysql.

Trong Elasticsearch việc sử dụng một cấu trúc sẽ được gọi là inverted index và nó thường được thiết kế để bạn có thể tìm kiếm full-text search.

Cách thức của nó tương đối đơn giản và các văn bản đều sẽ được phân tách ra thành những từng có ý nghĩa, sau đó sẽ được map tìm hiểu xem nó thuộc dạng văn bản nào. Khi đó, search sẽ tùy thuộc vào loại search để có thể đưa ra được kết quả cuối cùng.

Về Shard

Shard là một đối tượng của Lucene và nó chính là tập hơn con của các documents của 1 index, trong đó thì 1 index có thể chia thành nhiều shard hơn.

Mỗi một node sẽ bao gồm nhiều Shard khác nhau, chính vì vậy mà shard là đối tượng nhỏ nhất, hoạt động trong mức thấp nhất và đóng vai trò lưu trữ dữ liệu vô cùng tốt.

Chúng sẽ sẽ gần như không bao giờ làm việc trực tiếp với các Shard bởi vì Elasticsearch đã support toàn bộ giao tiếp cũng như tự động thay đổi cho các Shard ngay khi cần thiết.

Hiện nay, có 2 loại Shard cơ bản là: primary shard và replica shard. Cụ thể về 2 loại Shard này như sau:

Primary Shard

Primary Shard có nhiệm vụ lưu dữ liệu và đánh index, sau khi các dữ liệu đã được đánh xong thì sẽ được vận chuyển tới các Replica Shard.

Mặc định của Elasticsearch chính là mỗi index sẽ có 5 primary shard và với một Primary Shard thì nó sẽ đi kèm với 1 Replica Shard.

Replica Shard

Replica Shard được đặt tên một cách chính xác do chúng đóng vai trò như bản sao lưu của Primary Shard trong hệ thống lưu trữ dữ liệu.

Tính toàn vẹn của dữ liệu là một trách nhiệm quan trọng của Replica Shard để đảm bảo rằng nếu xảy ra vấn đề với Replica Shard, dữ liệu vẫn được bảo tồn một cách an toàn.

Hơn nữa, Replica Shard còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa tốc độ tìm kiếm bằng cách cung cấp khả năng mở rộng. Việc cấu hình số lượng Replica Shard nhiều hơn so với thiết lập mặc định của Elasticsearch giúp nâng cao khả năng đáp ứng và hiệu suất của hệ thống.

Elasticsearch được sử dụng ngày càng phổ biến

Elasticsearch được sử dụng ngày càng phổ biến

Node

Node chính là trung tâm hoạt động của Elasticsearch và là nơi giữ nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu cũng như tham gia vào thực hiện đánh index của cluster cũng như thực hiện những thao tác tìm kiếm khác.

Mỗi một node thường sẽ được định danh bằng 1 unique name.

Cluster

Cluster là tập hợp các nodes đang hoạt động chung với nhau và chia sẻ cùng thuộc tính cluster.name. Chính vì vậy, Cluster sẽ được xác định bằng 1 “unique name”. Việc định danh cluster trùng tên sẽ gây ra các lỗi cho node, vậy nên khi setup bạn cần chú ý hết sức ở điểm này.

Mỗi một cluster sẽ có 1 node chính thức và được lựa chọn một cách tự động để có thể thay thế nếu như sự cố xảy ra. Mỗi một cluster thường sẽ gồm 1 hoặc nhiều nodes và các node này có thể hoạt động trên cùng một server.

Một Cluster thường nhiều node hoạt động trên các server khác nhau và có thể hoạt động với các chức năng đầy đủ hơn so với khi có 2 server. Những node này thường được tìm thấy nhau để có thể hoạt động ở trên cùng 1 cluster qua giao thức unicast.

Tổng kết

Dưới đây là tổng hợp các thông tin chính về Elasticsearch mà chúng tôi muốn chia sẻ với độc giả. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua những kiến thức này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về Elasticsearch và nhận thức được những lợi ích khi sử dụng nó. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu liên quan đến Elasticsearch đã được xuất bản. Nếu bạn đang quan tâm và muốn khám phá thêm về công cụ này, hãy tìm kiếm các tài liệu để nâng cao hiểu biết của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *