Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Mức độ truy cập vào trang web đang ngày càng tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến việc website của bạn sẽ load quá lâu. Vấn đề này sẽ trở thành nỗi lo lắng của nhiều người dùng và đặc biệt là các doanh nghiệp. Vậy nguyên nhân dẫn đến web load chậm là do đâu và cách giúp tăng tốc độ website như thế nào? Cùng theo dõi bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời ở nội dung dưới đây.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tốc độ website load chậm

Trang web load chậm là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra:

Bộ nhớ đệm Cache chưa được tạo

Cache được xem là một trong những giải pháp hiệu quả, được ứng dụng nhiều trong việc thúc đẩy tốc độ tải trang web, bao gồm những tài nguyên tĩnh như JS, hình ảnh hoặc CSS. Với giải pháp hữu hiệu này, người dùng sẽ không cần mất thời gian để tải lại trang trong những lần sử dụng tiếp theo. Vậy nên, nếu như bạn không tạo bộ nhớ đệm Cache thì sẽ dẫn đến việc website load chậm.

Sử dụng nhiều ứng dụng bên thứ 3

Plugin cũng được xem là một trong những trung gian thứ 3, một phần không thể thiếu của các trang web. Hiện nay, Plugin có cả miễn phí và tính phí để người dùng và các doanh nghiệp có cơ hội được trải nghiệm nhiều tính năng nổi bật.

Tuy nhiên, có khá nhiều doanh nghiệp cài đặt lượng plugin nhiều mà không dùng đến. Hơn nữa, người dùng cũng quên xoá đi những plugin không còn hữu dụng, khiến website trở nên quá tải và không thể load. Vậy nên bạn nên loại bỏ bớt các ứng dụng thứ 3 mà không cần dùng đến nhằm cải thiện tốc độ load cho trang web của mình.

Tải hình ảnh quá cao và nặng

Tải hình ảnh quá cao và nặng

Hình ảnh rõ nét sẽ mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm thú vị và cảm thấy dễ nhìn. Tuy nhiên, mỗi một hình ảnh đều sẽ có kích thước và trọng lượng khác nhau. Việc trang web load nhanh hay chậm cũng do ảnh hưởng đến từ kích thước và dung lượng ảnh được tải lên. Đồng thời lựa chọn tốt nhất đỡ nặng là JPG, bên cạnh đó bạn cũng có thể lưu hình ảnh dưới dạng PNG cũng tương đối tốt.

Vậy nên chúng ta nên nén kích thước ảnh để tối ưu dung lượng mà vẫn giúp ảnh giữ được độ nét ban đầu của nó. Qua đây, tốc độ của trang web sẽ không bị ảnh hưởng nhiều và bộ nhớ của web cũng được giảm thiểu.

Chưa tối ưu mã HTML, CSS, JS

Dư thừa mã CSS, HTML, IS cũng gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải của website. Với các mã nguồn cồng kềnh sẽ làm cho dung lượng của web bị tăng lên đáng kể. Sau một thời gian dài tình trạng này vẫn tiếp diễn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tốc độ của web.

Những cách giúp tăng tốc độ website hiệu quả

Tăng tốc độ website để việc tải trang nhanh hơn và hạn chế tình trạng load chậm đang dần được nhiều người dùng quan tâm và tìm kiếm giải pháp. Hãy cùng tham khảo những nội dung dưới đây để có các giải pháp phù hợp cho bản thân cũng như doanh nghiệp mình.

Bật chế độ nén để tăng tốc độ trang web

Việc nén các tập tin trên trang web sẽ giúp hạn chế các dung lượng được tải lên, trang web của chúng ta sẽ tải nhanh hơn. Việc nén file đang dần được nhiều doanh nghiệp và người dùng sử dụng trong thời gian gần đây.

Hầu hết các phần mềm webserver hiện nay đều đang hỗ trợ người dùng tính năng nén file. Với tính năng này, dung lượng web sẽ được giảm tải, từ đây thời gian tải trang giảm xuống khoảng 70% so với ban đầu.

Sử dụng Caching Plugin

Sử dụng Caching Plugin 

Caching Plugin được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cho việc giảm tải server và tăng tốc độ website. Hiện nay, nhiều người dùng đang ưu tiên sử dụng các plugin phổ biến và miễn phí như WP – Supercache, QuickCache và W3 – TotalCache.

Xóa hết những Plugin không cần thiết

Việc chạy quá nhiều Plugin không cần thiết cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ của web, dẫn đến rất nhiều rủi ro cho trang web và gây ra tình trạng lộ thông tin bảo mật.

Vậy nên chúng ta chỉ nên sử dụng các Plugin cần thiết và xoá bỏ đi những Plugin không cần thiết. Để có thể làm được điều này, người dùng có thể sử dụng công cụ GTMetrix hoặc Google Pagespeed Insights để kiểm tra và loại bỏ đi những Plugin không sử dụng đến. Từ đây trang web sẽ chạy lại bình thường, ổn định.

Tối ưu thời gian phản hồi của máy chủ

Như chúng ta được biết, thời gian mà máy chủ phản hồi sẽ được tính từ lúc trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ cho đến khi nó phản hồi lại. Trang web sẽ chạy với tốc độ nhanh nếu như thời gian phản hồi từ máy chủ dưới 200ms và ngược lại.

Vậy nên để có thể làm cho web chạy và load nhanh hơn thì chúng ta cần tăng tốc độ phản hồi của máy chủ. Chúng ta có thể sử dụng cách nâng cấp hosting hoặc sử dụng công cụ Yslow để cải thiện được điều này.

Sử dụng CDN để tối tăng tốc độ trang web

CDN là một hệ thống được nhiều máy chủ sử dụng, nó có các chức năng đặc biệt như sao lưu bản sao các nội dung tĩnh bên trong web. Từ đây các máy chủ khác có thể phân tán chúng ra nhiều nơi khác nhau. Vậy nên việc truy cập vào web sẽ ổn định, không xảy ra  tình trạng như trang web bị load chậm. Chúng ta có thể sử dụng CDN nếu trang web có máy chủ đặt xa người dùng, lượng truy cập thường xuyên lớn, hoặc chúng ta đang sử dụng kỹ thuật load Balancing FailOver.

Ít sử dụng @import

Với ứng dụng @import thì nó sẽ sử dụng nhiều tài nguyên trên hệ thống hơn so với việc chúng ta liên kết trực tiếp tới stylesheets của mình. Tuy kết quả hai cách dùng này đều hướng đến như nhau. Nhưng nhìn chung, việc hạn chế sử dụng @import nữa sẽ giúp cho chúng ta có thể load web nhanh chóng, hiệu quả.

Không nên chuyển hướng quá nhiều

Không nên chuyển hướng quá nhiều 

Việc hạn chế chuyển hướng website (Redirect) sẽ giúp chúng ta cải thiện tình trạng web bị load chậm. Người dùng không nên mở quá nhiều tab và trang web trong cùng một lúc. Việc làm này sẽ làm cho chúng ta hạn chế được tình trạng mất thời gian khi tải web và giúp cho tốc độ tải trang được ổn định.

Nên bật bộ nhớ đệm của trình duyệt

Bộ nhớ đệm là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng tốc độ tải của trang. Với trình duyệt này, nó cho phép máy chủ lưu trữ nhiều loại thông tin từ: Bảng định kiểu, hình ảnh cho đến tệp JavaScript.

Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng web load chậm và các để giúp tăng tốc độ website đạt hiệu quả cao nhất. Mong rằng qua những nội dung trên chúng ta có thể tìm kiếm cho mình những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng web bị chậm và không load được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *