Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Assistant Manager (Trợ lý Giám đốc hoặc Trợ lý Điều hành) là vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, người đảm nhận vai trò này sẽ thực hiện các công việc hỗ trợ cho giám đốc hoặc các cấp lãnh đạo trong quá trình điều hành và quản lý công ty. Đây là một mục tiêu nghề nghiệp mà nhiều người mong muốn đạt được trong con đường phát triển sự nghiệp.

Vậy Assistant Manager là gì, và tại sao lại có nhiều người mơ ước đến vị trí này? Để đạt được vị trí này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Hãy cùng khám phá ngay để hiểu rõ hơn về công việc và những yêu cầu của một Assistant Manager!

Assistant Manager là gì?

Assistant Manager (hay Executive Assistant Manager) là vị trí Trợ lý Điều hành hoặc Trợ lý Giám đốc, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lãnh đạo và tham gia vào các hoạt động khi giám đốc hoặc lãnh đạo vắng mặt. Vị trí này thường được xem là cánh tay phải đắc lực của các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Để đảm nhận vị trí Assistant Manager, bạn cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng và những kỹ năng làm việc vững vàng. Công việc này không chỉ đòi hỏi khả năng tổ chức, quản lý mà còn yêu cầu sự nhạy bén trong việc giải quyết vấn đề, khả năng làm việc dưới áp lực và có tầm nhìn chiến lược để hỗ trợ lãnh đạo trong việc ra quyết định.

Assistant Manager - Trợ lý giám đốc hay trợ lý điều hành

Assistant Manager – Trợ lý giám đốc hay trợ lý điều hành

Như đã nói ở trên, Assistant Manager có chức vụ chỉ đứng sau các nhà lãnh đạo và là người thay mặt lãnh đạo tham gia các hoạt động, sự kiện nên áp lực của họ rất lớn. Cũng giống như CEO, khi có bất kỳ một sự cố xảy ra họ luôn là người phải “ đứng mũi chịu sào”. Nhưng thay vào đó là Assistant Manager sẽ được học hỏi thêm những kiến thức, kinh nghiệm cả những kỹ năng xử lý tình huống trong công việc của người lãnh đạo cấp trên.

Công việc của một Assistant Manager là gì?

Với vai trò quan trọng như vậy, công việc của một Assistant Manager cũng rất đa dạng. Nhìn chung, các nhiệm vụ chính của Trợ lý Giám đốc hoặc Trợ lý Điều hành bao gồm:

  1. Hỗ trợ giám đốc điều hành trong các công tác hành chính của công ty, giúp quản lý các hoạt động, lịch trình và thông tin quan trọng.
  2. Giám sát và quản lý tiến độ công việc của cấp dưới, đảm bảo mọi nhiệm vụ được thực hiện đúng hạn và báo cáo lại kết quả cho cấp trên.
  3. Triển khai và thực hiện các nhiệm vụ mà giám đốc giao phó, đảm bảo chúng được thực hiện một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả.

Vị trí Assistant Manager được đánh giá là rất tín nhiệm bởi ban điều hành, vì họ có thể thay mặt giám đốc để đưa ra quyết định giải quyết các vấn đề phát sinh trong công ty. Là người tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo và nắm giữ nhiều thông tin quan trọng, đây là một vị trí đầy áp lực và yêu cầu khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt. Tuy nhiên, với những quyền hạn lớn, Assistant Manager cũng nhận được sự tôn trọngkính nể từ các nhân viên trong công ty.

Một Assistant Manager thực hiện những công việc gì?

Một Assistant Manager thực hiện những công việc gì?

Những kỹ năng cần có của một  Assistant Manager

Để hoàn thành tốt những công việc trên thì không phải ai cũng có khả năng làm tốt, do vậy yêu cầu nghề nghiệp của công việc này khá là cao. Để trở thành một  Assistant Manager, các bạn cần chuẩn bị và rèn luyện cho mình những kỹ năng sau:

Kỹ năng lãnh đạo

Không chỉ là một người hỗ trợ giám đốc, một Assistant Manager cũng cần phải có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ. Trong nhiều trường hợp, họ sẽ phải thay mặt lãnh đạo đưa ra các quyết định quan trọng về công việc, đàm phán, giải quyết mâu thuẫn tranh chấp và xử lý các tình huống khó khăn một cách nhanh chóng, kịp thờichuyên nghiệp. Mỗi nhà lãnh đạo đều mang một phong cách lãnh đạo riêng, và trong khi một số người có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, phần lớn kỹ năng này có thể được phát triển qua quá trình học hỏirèn luyện.

Để trở thành một nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng, bạn cần có một số yếu tố quan trọng như:

  1. Sự đảm bảo chắc chắn: Luôn tự tin và quyết đoán trong các quyết định, tạo sự tin tưởng cho cấp dưới.
  2. Thiết lập quy trình làm việc phù hợp: Cung cấp một môi trường làm việc rõ ràng, có tổ chức giúp đội ngũ dễ dàng thực hiện công việc hiệu quả.
  3. Truyền đạt giá trị với cấp dưới: Giải thích các chiến lược, nhiệm vụ và mục tiêu cho nhân viên một cách cặn kẽ, giúp họ hiểu rõ và thực hiện đúng đắn.
  4. Xác định giá trị bản thân: Hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của mình, từ đó xây dựng sự tín nhiệm từ đội ngũ.
  5. Chu đáo trong công việc: Luôn hoàn thành công việc với sự chú ý đến từng chi tiết, đảm bảo chất lượng cao nhất.
  6. Tránh cạm bẫy trên thương trường: Cẩn trọng trong các quyết định kinh doanh, tránh rủi ro không cần thiết.

Bằng cách phát triển những kỹ năng và phẩm chất này, Assistant Manager có thể không chỉ hỗ trợ giám đốc mà còn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả, có thể giúp công ty đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng và bền vững.

Kỹ năng ra quyết định

Bởi một Assistant Manager thường xuyên phải thay mặt sếp ra quyết định. Vậy nên để có thể hoàn thành tốt vai trò này đòi hỏi họ phải có khả năng tư duy, phán đoán nhanh và quyết đoán trong khi ra quyết định.

Bên cạnh đó, trợ lý điều hành cần phải có khả năng phân tích đánh giá tình hình một cách nhạy bén, cân nhắc kỹ lưỡng những mặt lợi và hại khi đưa ra các quyết định đảm bảo lợi ích của công ty và các bên tham gia.

Do thường thay mặt cấp trên ra quyết định nên đây là kỹ năng không thể thiếu của trợ lý

Do thường thay mặt cấp trên ra quyết định nên đây là kỹ năng không thể thiếu của trợ lý

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng giúp đánh giá năng lực của một trợ lý giám đốc trong tổ chức. Là một người trợ lý giỏi sẽ phải biết cách nhìn nhận, phán đoán tình hình nhanh chóng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho cấp trên trong quá trình đưa ra quyết định.

Khả năng chịu trách nhiệm

Một Assistant Manager phải là người hiểu rõ cách vận hành của công ty, các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Là một người thường xuyên thay mặt lãnh đạo đưa ra quyết định vậy nên khi có bất kỳ sự cố xảy ra, trợ lý giám đốc thường sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý và đưa ra những phương pháp thay thế phù hợp, đảm bảo cho công việc đúng thời hạn, nhân viên và công ty không bị thiệt hại gì. Vậy nên một trợ lý biết chịu trách nhiệm với những gì mình quyết định sẽ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của mọi người và chắc chắn đó là tố chất của một nhà lãnh đạo.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Giao tiếp ứng xử cũng là một kỹ năng cần có của Assistant Manager. Đối xử với mọi người như nào để được lòng tin và trở thành nhà lãnh đạo tài ba sẽ khích lệ và tạo động lực cho nhân viên công ty từ đó nâng cao năng suất làm việc.

Công bằng và bình đẳng là tiêu chí quan trọng giúp bạn nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của mọi người từ đó giúp bạn hoàn thành tốt công việc và đứng vững trên vị trí của mình.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử giúp tạo lòng tin, khích lệ và tạo động lực cho nhân viên

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử giúp tạo lòng tin, khích lệ và tạo động lực cho nhân viên

Cơ hội nào cho những Assistant Manager?

Rất nhiều những vị trí trợ lý cao cấp trong doanh nghiệp được hình thành để giúp các nhà quản lý giảm bớt công việc. Dưới đây là một vài vị trí Assistant Manager mà bạn có thể quan tâm:

  • Assistant HR Manager (Trợ lý nhân sự): Vị trí này hỗ trợ giám đốc nhân sự hay trưởng phòng nhân sự trong quản lý và điều hành công việc liên quan đến nhân sự công ty, đặc biệt là trong việc tuyển dụng nhân sự cấp cao. Ngoài ra, trợ lý nhân sự còn giúp giải quyết các khiếu nại của nhân viên, tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới, giải quyết các vấn đề rắc rối mà nhân viên đang gặp phải,… Nhìn chung, những công việc của trợ lý nhân sự sẽ không khác mấy so với giám đốc nhân sự chỉ khác về độ sâu chuyên môn. Đây là vị trí liên quan đến nhân sự trong công ty nên rất được coi trọng và cơ hội việc làm lớn.
  • PR & Digital Assistant Manager (Trợ lý Marketing): Công việc chính của vị trí này là quảng bá thương hiệu, các sản phẩm và dịch vụ của công ty trên các nền tảng công nghệ. Để đảm nhiệm chức vụ này, bạn cần có độ sâu về chuyên ngành, nắm bắt xu hướng nhanh chóng. Tại thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì đây đang là vị trí “hot” cho các bạn trẻ năng động.
  • Accounting Assistant Manager (Trợ lý kế toán tài chính): Những người này sẽ thực hiện công việc liên quan đến rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải và đưa ra những phương án khắc phục để đảm bảo sự phát triển của của công ty. Cơ hội việc làm của vị trí này cũng khá rộng mở, bất kỳ công ty nào cũng cần tuyển vị trí này.

Ngoài những vị trí này còn có rất nhiều những vị trí trợ lý khác nữa các bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm.

Tỏng kết

Qua bài viết, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về Assistant Manager là gì, những đặc điểm công việc của một Trợ lý Giám đốc và cơ hội việc làm trong ngành nghề này. Đây là một vị trí công việc đầy thách thức và cơ hội, được nhiều người mơ ước. Nếu bạn cảm thấy phù hợp và mong muốn theo đuổi con đường này, hãy bắt đầu học hỏirèn luyện những kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân. Chúc các bạn sớm thành công và đạt được mục tiêu nghề nghiệp mà mình đam mê!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *