Business Intelligence (BI) là tập hợp các công cụ, công nghệ, quy trình và phương pháp giúp doanh nghiệp thu thập, phân tích và chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin có giá trị. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, hiệu quả hơn. BI không chỉ đơn thuần là phần mềm mà còn là cách tiếp cận để tối ưu hóa việc quản lý và sử dụng dữ liệu.
Business Intelligence là gì?
Business Intelligence hay được gọi tắt là BI, có thể tạm dịch là tri thức kinh doanh, kinh doanh thông minh. Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về BI, mỗi định nghĩa thể hiện lên một nét đặc trưng nổi bật riêng mà BI đem lại. Business Intelligence là gì?
Cùng tìm hiểu định nghĩa về Business Intelligence là gì
- BI là những kỹ năng, quy trình, công nghệ và các ứng dụng được sử dụng trong hỗ trợ ra quyết định.
- BI là công cụ để chuyển dữ liệu thô thành những thông tin có nghĩa giúp phân tích kinh doanh được tốt nhất.
- BI là các ứng dụng và công nghệ giúp chuyển đổi liệu của doanh nghiệp thành hành động.
- BI là công nghệ giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về quá khứ và xác định mục tiêu cho tương lai.
Nói một cách dễ hiểu, Business Intelligence là quy trình và công nghệ được các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ của mình để phân tích và đưa ra những quyết định mang lại hiệu quả cao trong tương lai. BI cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ đến hiện tại và dự đoán tương lai. Mục đích của BI chính là hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn. Do vậy, một hệ thống BI còn được gọi là hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System -DSS).
Hệ thống Business Intelligence gồm những thành phần gì?
Dữ liệu dùng trong BI là dữ liệu được tổng hợp từ kho dữ liệu (Data Warehouse) đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán. Quá trình phân tích dữ liệu trong BI không chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà cần sử dụng đến kỹ thuật khai thác dữ liệu (Data Mining) nhằm phân loại (classification) và phân cụm (Clustering) hoặc dự đoán (Prediction).
Những thành phần chủ yếu của Business Intelligence là gì
Các thành phần chính của BI bao gồm:
- Data Warehousing (Kho dữ liệu): Nơi lưu trữ dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
- Data Mining (Khai phá dữ liệu): Sử dụng các kỹ thuật phân tích để tìm ra xu hướng và mẫu.
- Reporting (Báo cáo): Tạo các báo cáo, bảng điều khiển (dashboard) để cung cấp thông tin.
- Analytics (Phân tích): Các công cụ giúp dự đoán xu hướng, hành vi và kết quả.
Những lợi ích mà Business Intelligence mang lại
Business Intelligence (BI) là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát thông tin một cách chính xác và hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phân tích, khai thác dữ liệu, dự đoán xu hướng giá cả và hành vi khách hàng, đồng thời phát hiện khách hàng tiềm năng. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Một số lợi ích dễ nhận thấy của Business Intelligence trong kinh doanh:
- Sử dụng thông tin hiệu quả: Giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh với môi trường thay đổi liên tục và cạnh tranh khốc liệt.
- Ra quyết định nhanh chóng: Hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời và hiệu quả.
- Định vị doanh nghiệp: Xác định rõ vị thế và tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Hiểu rõ khách hàng: Phân tích và dự đoán chính xác hành vi của khách hàng.
- Chiến lược Marketing: Giúp định hình mục tiêu và chiến lược tiếp thị trong tương lai.
- Tầm nhìn toàn diện: Cung cấp cái nhìn tổng thể về hoạt động và hiệu suất của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa quản lý: Hỗ trợ điều hành hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tăng lợi thế cạnh tranh: Nâng cao khả năng tìm kiếm và tận dụng cơ hội kinh doanh.
- Cải tiến quy trình: Hỗ trợ nhà quản trị đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa hoạt động của tổ chức.
Với những lợi ích này, BI trở thành công cụ không thể thiếu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và tạo đột phá trên thị trường.
Công cụ hỗ trợ Business Intelligence là gì?
Để công cụ BI đạt được giá trị tốt nhất, các doanh nghiệp cần có
- Kho dữ liệu (Data warehouse).
- Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resource Planning – ERP)
- Công nghệ truy vấn và lập báo cáo (Query and report writing technologies): Truy vấn thường được sử dụng trong phân tích dữ liệu, giúp người dùng khám phá thêm những thông tin quan trọng trong dữ liệu đó. Báo cáo là để tổng kết lại những thông tin đã thu thập được.
- Công cụ khai thác và phân tích dữ liệu (Data mining and analytics tools): Khai thác là quá trình thu thập data từ các nguồn khác nhau, phân tích và tổng hợp chúng thành các thông tin liên quan. Mục đích của khai thác dữ liệu là tìm ra giải pháp cho các vấn đề kinh doanh cụ thể.
- Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision support systems): Các dữ liệu trong BI sẽ được phân tích và định hướng sử dụng trong các quyết định của doanh nghiệp. BI có vai trò khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định nhằm phát triển doanh nghiệp.
- Phân tích xử lý trực tuyến (Online Analytical Processing): Phân tích xử lý trực tuyến cho phép người dùng trích xuất và truy vấn dữ liệu một cách dễ dàng. Phương pháp này giúp hỗ trợ báo cáo tài chính, phân tích xu hướng..
- Hỗ trợ quyết định (Decision Support): Các dữ liệu trong BI sẽ được phân tích và định hướng sử dụng trong các quyết định của doanh nghiệp. BI có vai trò khá quan trọng trong việc đưa ra quyết định nhằm phát triển doanh nghiệp.
- Phân tích thống kê (Statistical Analysis): Là hoạt động giải thích dữ liệu nhằm phát hiện ra các mẫu và xu hướng.
- Quản lý quan hệ khách hàng (Customer relation management)
Mặc dù được gọi là BI – Business Intelligence nhưng các kỹ thuật của BI không chỉ giới hạn trong doanh nghiệp mà có thể sử dụng cho cả giáo dục, chính phủ, chăm sóc sức khỏe,…
Business Intelligence dành cho ai?
Business Intelligence (BI) là một công cụ hỗ trợ đa năng, phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt nổi bật trong ngành hàng tiêu dùng và F&B. Tuy nhiên, việc triển khai và tích hợp BI cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp.
Những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ BI:
- Ban quản trị: Giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan và chính xác về doanh nghiệp, hỗ trợ quản lý hiệu quả.
- Người ra quyết định kinh doanh: Cung cấp dữ liệu và phân tích chuyên sâu để đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời.
- Khách hàng: Giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
- Phân tích viên: BI là công cụ đắc lực trong việc khai thác, phân tích và dự đoán dữ liệu, nâng cao hiệu quả công việc.
BI là một công cụ không thể thiếu trong kỷ nguyên dữ liệu. Việc ứng dụng BI không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất mà còn đưa ra các chiến lược cạnh tranh dài hạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để cải thiện việc ra quyết định và quản lý dữ liệu, BI chính là sự lựa chọn lý tưởng.