Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu là gì? Bạn có thể hiểu đây chính là tập hợp của những thông tin có cấu trúc. Chúng thường được quản lý, duy trì trong máy tính để phục vụ cho mục đích khai thác thông tin. 

Cơ sở dữ liệu tập hợp của những thông tin có cấu trúc

Nếu CSDL phức tạp hơn, chúng sẽ được phát triển bởi những mô hình hóa chính thức và kỹ thuật thiết kế. Khi áp dụng cách lưu trữ này sẽ khắc phục được điểm yếu của hình thức lưu file thông thường trên PC. Những thông tin lưu trữ đều được bảo đảm nhất quán, hạn chế tối đa tình trạng bị trùng lặp.

Phân loại CSDL

Các loại cơ sở dữ liệu là gì? Hiện nay có vô vàn loại CSDL khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại cơ sở dữ liệu cơ bản:

Cơ sở dữ liệu được phân loại dựa vào dữ liệu, mô hình tổ chức, mô hình triển khai và đặc tính sử dụng

Phân loại

Chi tiết

✔️ Phân loại theo dữ liệu

– Structured Database(CSDL có cấu trúc): Tức là cơ sở dữ liệu định hình theo cấu trúc xác định. Bạn có thể hình dung đây giống thư viện với những tủ hồ sơ đã được đánh nhãn. Bên cạnh đó, trong mỗi tủ đều được phân ngăn một cách rõ ràng. CSDL này giúp việc truy cập thông tin và quản lý dễ dàng hơn.

– Unstructured Database(CSDL phi cấu trúc): Đây là loại CSDL không xác định cấu trúc từ trước. Chúng thường là tập hợp của những dữ liệu hỗn tạp, thô, không đồng nhất. Để quản lý, Unstructured Database cần chuyển thành Structured Database qua quá trình chuẩn hóa.

– Semi-structured Database(CSDL bán cấu trúc): Là loại dữ liệu có cấu trúc, thế nhưng lại không đồng nhất. Trong đó, cấu trúc của chúng phụ thuộc nội dung dữ liệu. CSDL này có thể lưu trữ hầu hết mọi dữ liệu khác nhau. Chính vì vậy Semi-structured Database được dùng thông dụng trên Internet.

✔️ Phân loại dựa theo mô hình tổ chức, hình thức lưu trữ

– File Database(CSDL dạng tệp): Dữ liệu lưu trữ dưới dạng file có thể là thông tin nhị phân, hình ảnh, văn bản hoặc tệp CSDL nhỏ gọn của phần mềm quản lý dữ liệu.

– Relational Database(CSDL quan hệ): Được lưu trữ ở những bảng dữ liệu. Chúng được gọi là thực thế, giữa các thực thể có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này có thuộc tính, trong đó có khóa chính. Hệ quản trị hỗ trợ CSDL quan hệ Oracle, MS SQL server, MySQL… chính là đặc trưng thể hiện của CSDL này.

– Hierarchical Database(CSDL phân cấp): Đây là mô hình dữ liệu. Những dữ liệu trong đó được tổ chức thành một cấu trúc. Trong đó dữ liệu lưu trữ như hồ sơ kết nối với nhau qua liên kết. 

✔️ Phân loại CSDL theo đặc tính sử dụng

–  Operational Databases(CSDL hoạt động): Trong hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị hay cơ quan luôn sản sinh lượng thông tin lớn. Những thông tin này đều được đưa vào CSDL để truy xuất, quản lý bởi đối tượng khác nhau. 

– Data Warehouse(CDSL kho): Những tổ chức, công ty thường phải giữ tất cả dữ liệu liên quan trong thời gian dài. Các thông tin này là phần quan trọng để tiến hành so sánh, phân tích dữ liệu năm nay với năm trước. Từ đó đơn vị có thể xác định được xu hướng phát triển. Ngay từ lúc được lưu trữ, dữ liệu đó đã phải trải qua quá trình sàng lỏng, chỉnh sửa, tích hợp.

– Semantic Database(CSDL ngữ nghĩa): Đây chính là CSDL mới nhất hiện nay. Semantic Database là CSDL linh hoạt, mềm dẻo lưu trữ những ngữ nghĩa của các thông tin như sự kiện…. CSDL này được thiết kế với mục đích đại diện cho thế giới thực. Ký hiệu dữ liệu được phân cấp và tổ chức tuyến tính để cung cấp cho ý nghĩa nhất định. Trong bộ dữ liệu, bằng đại diện cho thế giới thực, dữ liệu ngữ nghĩa cho phép máy tương tác thông tin của thế gian không cần con người giải thích.

✔️ Phân loại dựa vào mô hình triển khai

–  Centralized Database(CSDL tập trung): Là CSDL được lưu trữ, đặt và duy trì tại địa điểm duy nhất. Thường, cơ sở dữ liệu này sẽ được quản lý, duy trì bởi tổ chức, đầu mối hoặc cơ quan nào đó. Người dùng sẽ truy cập Centralized Database qua mạng diện rộng, mạng nội bộ hoặc Internet để vào những cơ sở dữ liệu với mục đích khai thác hoặc cập nhật trung tâm CPU, duy trì CSDL riêng của mình

–  Distributed Database(CSDL phân tán): Tức là dữ liệu không được xử lý, lưu trữ bởi nhiều PC, hệ thống thông tin. Chúng thường được đặt tại nhiều vị trí. Những vị trí này kết nối bởi hệ thống mạng. Distributed Database có thể được quản lý bởi nhiều tổ chức, đơn vị hay cơ quan khác nhau nhưng cần có chính sách thống nhất để những CSDL tương hợp với nhau.

–  CSDL tập trung có bản sao: Đây là CSDL được lai giữa phân tán và tập trung. Trong đó một Centralized Database toàn bộ dữ liệu ở phạm vi quản lý, đồng thời triển khai thêm CSDL thành bản sao theo phạm vi dữ liệu, sau đó kết nối đồng bộ tới CSDL trung tâm.

 

Ưu và nhược điểm cơ sở dữ liệu là gì?

Đến đây hẳn bạn đã biết được cơ sở dữ liệu là gì rồi phải không. Vậy ưu, nhược điểm của cơ sở dữ liệu là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé:

Ưu điểm cơ sở dữ liệu là gì?

Trước đây chúng ta chỉ quản lý các dữ liệu bởi những file riêng biệt. Nhưng cách này chủ phù hợp đối với việc quản lý dữ liệu trong quy mô nhỏ. Còn với dữ liệu lớn, chúng ta cần dùng tới cơ sở dữ liệu. Bởi:

Cơ sở dữ liệu giúp quá trình lưu trữ, truy xuất cũng như dùng dữ liệu có hiệu suất tốt hơn

  • Quản lý dữ liệu bằng CSDL giúp quá trình lưu trữ, truy xuất cũng như dùng dữ liệu có  hiệu suất tốt hơn.
  • Khi cả doanh nghiệp, công ty sử dụng chung một CSDL, những phòng ban khác có thể truy cập Database để lấy thông tin cần thiết một cách dễ dàng. Điều này góp phần giúp tránh việc dữ liệu bị trùng, làm lãng phí tài nguyên.
  • Đồng bộ hoàn toàn mọi dữ liệu khi người dùng lấy dữ liệu trong trường hợp sử dụng cơ sở dữ liệu chung và những thông tin đều cập nhật trên cơ sở dữ liệu.
  • Việc tìm kiếm những thông tin cũng sẽ trở nên dễ dàng khi dữ liệu quản lý bởi DBMS. Lúc này người dùng có thể thêm tìm kiếm, filter, gom nhóm thông tin với nhau bằng những câu truy vấn.
  • Thông tin sẽ được quản lý tại nơi nơi duy nhất, tránh rò rỉ thông tin. Bên cạnh đó chúng ta còn có thể phân quyền người dùng. Tức là ai không được và ai có thể truy cập dữ liệu.

Chính những ưu điểm kể trên, cơ sở dữ liệu đã và đang trở nên quan trọng hơn trong những doanh nghiệp, công ty hiện nay.

Nhược điểm

Tuy nhiên, việc dùng cơ sở dữ liệu cũng có nhược điểm kèm theo. Khi xảy ra sự cố, dữ liệu sẽ hoàn toàn bị mất. Nhưng nhược điểm này có thể khắc phục được bằng cách dễ dàng đó là thường xuyên sao lưu dữ liệu.

Ngoài ra dùng chung CSDL còn sập hệ thống, gây nghẽn khi có quá nhiều truy vấn. Tuy nhiên, lượng truy vấn thực tế đã được ước tính cụ thể và đầu tư cấu hình máy chủ phù hợp.

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được cơ sở dữ liệu là gì và nắm rõ những loại của CSDL. Theo dõi ITNavi thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin giá trị khác bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *