Web server là gì?
Web server là gì? Web server hay còn gọi máy chủ web là nơi cung cấp, lưu trữ nội dung cho trang web dưới dạng hình ảnh, văn bản, video hoặc ứng dụng(chương trình trình duyệt website).
Web server hay còn gọi máy chủ web là nơi cung cấp, lưu trữ nội dung cho trang web dưới dạng hình ảnh, văn bản, video hoặc ứng dụng
Khi người dùng click vào liên kết để tải tài liệu ở một trang web, yêu cầu dữ liệu sẽ hiển thị ngay trong trình duyệt.
Một web server thường giao tiếp với web bằng HTTP(Hypertext Transfer Protocol). Hầu hết nội dung của web đều được mã hóa bằng HTML(Hypertext Markup Language). Nội dung đó có thể là Dynamic(giá hoặc danh sách mặt hàng khách đánh dấu để mua) hoặc Static(hình ảnh, văn bản).
Để cấp nội dung Dynamic, các web server hầu hết đều hỗ trợ ngôn ngữ kịch bản từ máy chủ như PHP Javascript, ASP, Ruby và Python. Từ đó có thể mã hóa những logic nghiệp vụ vào trong giao tiếp.
Ngoài ra web server là gì còn được định nghĩa theo phần cứng và phần mềm. Cụ thể:
Phần mềm
Phần này có nhiệm vụ theo dõi người dùng trang web khi truy cập tới file host từ HTTP server bất kỳ. Mỗi HTTP server sẽ phù hợp phần mềm có thể đọc URLs.
Mọi trình duyệt hiện nay đều cần tới file host vận hành ở web server. Nhìn chung, website đó sẽ gửi yêu cầu file tới HTTP. Yêu cầu này nếu gửi chính xác tới web server, HTTP sẽ gửi lại yêu cầu phản hồi.
Phần cứng
Phần cứng(máy tính) thường sẽ có nhiệm vụ lưu trữ bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong việc cấu thành web.
Các bộ phận đó có thể kể tới như: File javascript, file ảnh và HTML,.. Máy chủ sẽ kết nối với internet, đồng thời hỗ trợ việc truy cập qua domain.
Cách hoạt động của trang web server là gì?
Khi truy cập vào website qua internet tức là bạn đã và đang yêu cầu trang đó từ web server. Vậy cách hoạt động của một trang web server là gì?
Cơ chế động của trang web server
Chi tiết |
|
✔️ Web phân giải tên miền thành IP |
Trước hết trình duyệt bạn đang sử dụng sẽ xác định IP nào tên miền đang trỏ về. Cache trong bộ nhớ không chứa thông tin này, qua internet, web sẽ gửi yêu cầu tới một hoặc nhiều máy chủ DNS. Ngay sau đó, DNS thông báo cho web biết IP nào được tên miền trỏ đến. Lưu ý: Ngay khi website tạo lần đầu tại webserver, IP sẽ được phân bổ. |
✔️ Trình duyệt yêu cầu URL đầy đủ |
Khi website đã nhận ra IP của trang, trình duyệt sẽ tiến hành một URL đầy đủ tại máy chủ web. |
✔️ Web server gửi những phản hồi trang theo yêu cầu |
Máy chủ web phản hồi trang theo yêu cầu. Nếu như trang không tồn tại hoặc bị lỗi, webserver sẽ thông báo lỗi phù hợp. |
✔️ Trình duyệt hiển thị trang |
Trình duyệt đang dùng lúc này sẽ nhận và hiển thị trang dựa trên yêu cầu trước đấy. Khi tiến hành phân tích về webserver ở trường hợp này hoặc các vấn đề của trình duyệt, bạn có thể ngầm hiểu đó là trình duyệt web(máy khách) hay web server(máy chủ). |
Cách công khai trang web server
Để công khai một web bất kỳ, người dùng cần web server tĩnh và web server động. Cụ thể:
- Web server tĩnh: Đây chính là server kèm HTTP server. Có tên gọi này bởi file gửi tới không làm thay đổi tình trạng của web.
- Máy chủ web động: Bao gồm web server tĩnh cùng với phần mềm mở rộng.
Khi xây dựng web cuối, bạn có thể quan sát application server điền nội dung vào HTML template hoàn toàn tự động. Nhưng, đó không phải là tài liệu thực.
Cách lưu trữ file, giao tiếp qua HTTP trong webserver
Khi tìm hiểu khái niệm web server là gì bạn cần nắm được cơ chế lưu trữ file cũng như giao tiếp qua HTTP.
Nhiệm vụ chính của máy chủ web là lưu trữ file trong website
Cách lưu trữ file
Trước hết máy chủ sẽ tiến hành lưu trữ file của web gồm những file HTML và javascript, css, fonts cùng các hình ảnh, video….
Về mặt kỹ thuật, người dùng có thể lưu trữ file kể trên ở PC của mình. Tuy nhiên, tốt nhất bạn hãy lưu trữ chúng trong web server riêng có đặc điểm sau:
- Cùng địa chỉ IP.
- Liên tục vận hành và đảm bảo ổn định.
- Kết nối mạng internet ổn định.
- Hỗ trợ kỹ thuật từ dịch vụ thứ 3.
Từ các phân tích trên, có thể thấy tìm nhà cung cấp hosting uy tín, chất lượng là việc quan trọng để phát triển website.
Giao tiếp qua HTTP
Ngoài lưu trữ, máy chủ web còn có chức năng giao tiếp qua HTTP. Giao thức HTTP sẽ hỗ trợ cho web server cách thức truyền văn bản giữa hai thiết bị. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là tập hợp những quy tắc truyền thông ở hai máy tính. HTTP giống với giao thức nguyên văn.
- Stateless: Gồm máy khách và web server không lưu những thao tác đã thực hiện trước đó.
- Textual: Bao gồm các lệnh văn bản thuần túy, bạn có thể đọc dễ dàng.
HTTP đề ra cho người dùng cũng như máy chủ giao tiếp một quy tắc rõ ràng. Vậy khi giao tiếp, bạn chỉ cần nhớ một số điểm sau:
- Máy khách có quyền yêu cầu tới web server. Đồng thời, chỉ máy chủ mới có thể phản hồi được những yêu cầu trình duyệt web.
- Nếu gửi file qua HTTP, trình duyệt web phải cung cấp URL của file một cách chính xác.
- Web server có trách nhiệm phản hồi mọi yêu cầu HTTP, nhất là những thông báo lỗi.
Trên hệ web server, HTTP có nhiệm vụ xử lý, đồng thời phản hồi các yêu cầu. Khi những yêu cầu được gửi tới, máy chủ HTTP sẽ kiểm tra xem URL đó có khớp file không. Nếu như khớp web server sẽ gửi nội dung file tới trình duyệt. Còn trong trường hợp không khớp web server tiến hành tạo 1 file phù hợp.
Các loại web server thường gặp
Ngày nay có khá nhiều loại web server, tuy nhiên, dưới đây là một số trang chủ thường gặp, phổ biến nhất:
Web server Nginx
Đây chính là máy chủ cung cấp mã nguồn mở cùng reverse proxy cho nhiều giao thức. Chẳng hạn https, http hay smtp… Mặt khác, Nginx còn là loại máy chủ trung hòa tải.
Web server Nginx: Cung cấp mã nguồn mở cùng reverse proxy cho nhiều giao thức
Web server Nginx tập trung đồng bộ hóa, đồng thời nâng hiệu suất hoạt động lên cao hơn và tận dụng hiệu quả mọi tài nguyên. Máy chủ này phát hành từ 2004, tới nay Nginx vẫn luôn web server được ưa chuộng nhiều nhất.
Apache HTTP server
Đây là web server được dùng nhiều nhất trên thế giới. Loại máy chủ này phát triển, xây dựng bởi cộng đồng mã nguồn mở được Apache Software Foundation đỡ đầu. Chúng ta có thể dùng Apache HTTP server hoàn toàn miễn phí.
Máy chủ này được Apache License cấp giấy phép hoạt động. Giữa năm 2018, Apache đã đáp ứng tới 54.2% website đang hoạt động cùng với đó là 53.3% máy chủ top đầu. Hiện nay Apache được vận hành trên: Linux, Windows, MacOS và Unix….
Web server IIS
IIS là máy chủ được phát hành bởi Windows. Đây là một phần nằm trong Windows Server gồm các dịch vụ cơ bản như FTP server và web server.
IIS là máy chủ được phát hành bởi Windows
Toàn bộ các tính năng của máy chủ IIS đều được quản lý độc lập. Chúng hỗ trợ người dùng có thể thay thế, thêm bớt trên web.
Các cấu trúc từng phần chính là điểm cộng của web server IIS. Đây chính là cơ sở để có thể phát triển những tính năng mới cho bên Microsoft và bên thứ ba. Với những tích hợp ASP.NET máy chủ này hỗ trợ rất tốt cho người dùng, nhất là PHP, virtual hosting, IPV6.
Ngoài ra hiện nay vẫn còn có một số web server khác như Lighttpd, Sun Java System, Apache Tomcat…
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới máy chủ web. Hy vọng qua chia sẻ của ITNavi bạn đã biết web server là gì cùng với đó là cách hoạt động và các loại máy chủ thông dụng. Nếu thấy hữu ích, chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo bạn nhé!