Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến

Sau khi chúng tôi đã cùng bạn đọc tìm hiểu về Big Data trong các bài trước, chắc chắn bạn đã có cái nhìn tổng quan về nó, đúng không? Ngoài ra, trong ngữ cảnh của Big Data, chúng tôi đã trình bày về công nghệ Hadoop, giải thích cơ chế hoạt động của MapReduce và các ứng dụng nội bộ của Hadoop. Trong bài viết tiếp theo này, chúng tôi sẽ cùng nhau khám phá một thành phần quan trọng khác bên trong hệ sinh thái Hadoop, đó là ngôn ngữ lập trình Hive.

Hive là gì? HiveSQL là gì? Chúng tôi sẽ đi sâu vào đặc điểm, kiến trúc và cách thức hoạt động của Hive. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phân tích ưu điểm của Apache Hive là gì? Tất cả những thông tin này sẽ được chúng tôi trình bày một cách chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về Hive và cách nó tương tác trong môi trường Big Data.

Hãy cùng bắt đầu hành trình khám phá Hive để có cái nhìn toàn diện về nó và làm sáng tỏ những điểm quan trọng nhất về ngôn ngữ lập trình này trong ngữ cảnh của xử lý dữ liệu lớn.

Ngôn ngữ lập trình Hive là gì?

ngon-ngu-lap-trinh-hive-la-gi
Ngôn ngữ lập trình Hive là gì?

Hive không phải là một hệ thống cơ sở dữ liệu theo mô hình quan hệ, không được thiết kế để xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP), và cũng không phải là ngôn ngữ truy vấn thời gian thực. Thay vào đó, ngôn ngữ lập trình Hive chủ yếu là công cụ cơ sở hạ tầng tích hợp trong công nghệ Hadoop để xử lý dữ liệu có cấu trúc. Hive đặt vị trí của mình ở trên đỉnh của Hadoop, giúp tóm tắt, truy vấn và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.

Ban đầu, Hive được phát triển bởi Facebook, một trong những khối lập dị và lớn mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó, dự án được Apache tiếp quản và phát triển thành mã nguồn mở, với tên gọi là Apache Hive. Hiện nay, nhiều công ty và tập đoàn lớn như Amazon, Alibaba và Nike đều sử dụng Hive trong quá trình xử lý và phân tích dữ liệu.

Giống như SQL, ngôn ngữ truy vấn của Hive, hay HiveSQL, cung cấp các toán tử cơ bản để xử lý cơ sở dữ liệu. HiveSQL cho phép tạo và quản lý bảng và phân vùng một cách dễ dàng. Nó hỗ trợ nhiều loại toán tử như toán tử quan hệ, logic, số học, hàm đánh giá, và nhiều loại toán tử khác. Cách HiveSQL hoạt động là tải dữ liệu từ một bảng từ thư mục cục bộ hoặc từ kết quả của các câu truy vấn vào thư mục HDFS.

Các bạn có thể tham khảo ví dụ sau để dễ hiểu hơn (thật quen thuộc phải không nào !)

SELECT upper(name), salesprice
FROM sales;
SELECT category, count(1)
FROM products
GROUP BY category;

Đặc trưng của Hive

  • Thứ 1 nó được thiết kế dành cho OLAP
  • Thứ 2: nó lưu trữ các lược đồ trong cơ sở dữ liệu và xử lý các dữ liệu này bên trong HDFS
  • Thứ 3: nó cung cấp ngôn ngữ kiểu SQL để truy vấn cơ sở dữ liệu được thuận lợi và dễ dàng, và được gọi là HiveSQL (hay HQL)
  • Thứ 4: chính vì sử dụng ngôn ngữ kiểu SQL, nên trông Hive rất quen thuộc, dễ dàng sử dụng nhanh chóng đối với các lập trình viên mới bắt đầu và đặc biệt có khả năng mở rộng.

Ở phần tiếp theo của bài viết, cũng là phần rất quan trọng về Hive, đó chính là kiến trúc và cách làm việc của nó, các bạn chú ý đọc kỹ và nếu có cơ hội làm việc với nó, hãy thực hành thật nhiều nhé !

Kiến trúc của Hive

Sơ đồ dưới đây miêu tả chi tiết về kiến trúc của ngôn ngữ lập trình Hive, bạn quan sát thật kỹ, sau đó chúng ta sẽ cùng nhau đi phân tích một số thành phần chính của nó nhé!

kien-truc-cua-ngon-ngu-lap-trinh-hive
Kiến trúc của ngôn ngữ lập trình Hive

Kiến trúc của Hive có rất nhiều thành phần khác nhau, tuy nhiên, có 5 thành phần chính được sử dụng nhiều nhất dưới đây:

  • Thành phần quan trọng đầu tiên với tên gọi User Interface: Đây chính là giao diện người dùng mà Hive hỗ trợ, bao gồm: Hive Web UI, Hive command line và Hive HD Insight, nó giúp tạo ra sự tương tác giữa người dùng với HDFS.
  • Thành phần thứ 2. Meta Store: đây chính là nơi mà Hive chọn các máy chủ cơ sở dữ liệu để lưu trữ như: các loại lược đồ, các metadata, các cột, các bảng, các loại dữ liệu trong một bảng, một cột và dữ liệu ánh xạ của HDFS.
  • Thành phần 3. HiveQL Process Engine: HiveQL làm việc tương tự nhe SQL để truy vấn các thông tin về lược đồ trên hệ thống. Ngoài ra, đây còn là một phương pháp nhằm thay thế cho chương trình MapReduce. Vì thế, các lập trình viên thay vì phải viết chương trình MapReduce bằng Java tương đối phức tạp và mất khá nhiều thời gian, thì họ có thể viết những câu truy vấn bằng HiveQL để xử lý công việc được dễ dàng hơn.
  • Thành phần thứ 4. Execution Engine: đây là phần kết hợp giữa 2 công cụ xử lý: HiveQL + MapReduce, và nó chính là công cụ thực thi Hive Execution Engine. Công cụ này giúp thực thi và xử lý các câu truy vấn dữ liệu.
  • Và cuối cùng, là thành phần thứ 5. HDFS hoặc HBASE: đây chính là hệ thống các tệp phân tán của Hadoop. Và HBASE chính là các kỹ thuật dùng để lưu trữ dữ liệu vào hệ thống các tệp phân tán đó.

Cách thức làm việc của Hive

Bạn hãy quan sát sơ đồ dưới đây, nó mô tả quy trình làm việc giữa Hive và Hadoop.

quy-trinh-lam-viec-cua-hive-va-hadoop
Quy trình làm việc của Hive và Hadoop
  • Bước 1: Thực thi các dòng lệnh query: giao diện sử dụng của Hive giống như Command line, hoặc các giao diện người dùng web, gửi truy vấn đến trình điều khiển để thực thi các dòng lệnh
  • Bước 2: Nhận kế hoạch: trình điều khiển với sự trợ giúp của trình biên dịch, sau đó phân tích các cú pháp truy cấp để kiểm tra các cú pháp, các kế hoạch và yêu cầu truy vấn.
  • Bước 3: Nhận metadata: các trình biên dịch sẽ gửi yêu cầu nhận metadata đến Metastore.
  • Bước 4: gửi kế hoạch: các trình biên dịch sau khi kiểm tra thật kỹ các yêu cầu sẽ gửi lại kế hoạch cho trình điều khiển xử lý tiếp. Và đến đây, thì việc phân tích cú pháp và biên dịch một truy vấn đã được hoàn tất.
  • Bước 5: Thực hiện kế hoạch: trình điều khiển sẽ gửi kế hoạch ở phía trên đến các công cụ thực thi.
  • Bước 6: Thực thi công việc: MapReduce sẽ có nhiệm vụ thực thi các công việc trên. Công cụ này sẽ gửi công việc đến các JobTracker ở bên trong node Name, sau đó nó gán công việc này cho các TaskTracker.
  • Bước 7: các hoạt động của metadata: trong quá trình thực hiện, các công cụ thực thi sẽ triển khai các hoạt động của metadata với Metastore.
  • Bước 8: Lấy kết quả: các công cụ thực thi sẽ lấy kết quả từ các node Data
  • Bước 9: Gửi kết quả: sau khi thực thi xong, các công cụ sẽ gửi kết quả đến trình điều khiển, cuối cùng, các trình điều khiển sẽ gửi toàn bộ kết quả xử lý được đến giao diện Hive.
  • Bước 10: các lập trình viên có thể sử dụng các kết quả được gửi đến Hive để phục vụ cho công việc của mình và hoàn thành các bước xử lý dữ liệu tiếp theo.

Trên đây là toàn bộ các thức làm việc của ngôn ngữ lập trình Hive, và ở phần cuối của bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những ưu điểm vượt trội của Apache Hive, biến nó trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất của hệ thống Hadoop.

Những ưu điểm vượt trội của Apache Hive

  • Nó là một cơ sở dữ liệu SQL thực, với bộ dữ liệu rất lớn.
  • Nó được tích hợp công cụ BI, các trường sử dụng EDW, bảng ACID, ngoài ra nó còn tích hợp cả Hbase giúp xử lý thông tin, dữ liệu chính xác và nhanh chóng hơn.
  • Nó hỗ trợ Spark mạnh mẽ, tương tác tốt với Druid, ngoài ra với cơ chế bảo mật dữ liệu mạnh mẽ, Apache Hive sẽ giúp ích rất nhiều cho các lập trình viên trong vấn đề bảo mật thông tin người dùng.
  • Apache Hive hỗ trợ lưu trữ các loại tệp dữ liệu khác nhau trên HDFS bao gồm: Apache ORC, Apache Parquet, CSV, JSON, ACID
  • Kết hợp SQL trên Hadoop (HPL & SQL)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *