Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản
Khi bạn bắt đầu tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực Web, bạn sẽ phát hiện rằng nhiều công ty yêu cầu ứng viên biết sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP. Vậy thì PHP là gì? Ngôn ngữ này được ứng dụng trong những lĩnh vực công việc nào, và tại sao có sự tăng cường mạnh mẽ về nhu cầu sử dụng PHP? Hãy cùng nhau khám phá các điều này.

Php là gì?

su-dung-php-thiet-ke-web

PHP là gì?

PHP là viết tắt của Hypertext Preprocessor, là một ngôn ngữ lập trình được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng các trang web và ứng dụng web.

Ngôn ngữ kịch bản PHP thực hiện công việc trên máy chủ, tập trung vào việc kết nối cơ sở dữ liệu và thực hiện các chức năng quan trọng của trang web hoặc ứng dụng web tương ứng. Điều này giúp PHP trở thành một phần quan trọng của quá trình phát triển web.

PHP có thể dễ dàng tích hợp vào mã HTML thông qua cặp thẻ <?php … ?>. Khi chạy, PHP tạo ra mã HTML để trả về cho người dùng, tạo ra trải nghiệm web tuyệt vời.

Với khả năng tương thích cao với các trình duyệt và tính linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề, PHP là một ngôn ngữ lập trình phổ biến được ưa chuộng trong phát triển website và ứng dụng web.

Ưu nhược điểm ngôn ngữ lập trình PHP là gì?

uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-php
Ưu điểm và nhược điểm của PHP

Ưu điểm

Ngôn ngữ lập trình PHP là một ngôn ngữ học và viết dễ dàng, không bắt buộc tuân theo các quy tắc cứng nhắc trong quá trình phát triển tính năng. Điều này mang lại sự linh hoạt cho việc giải quyết vấn đề bằng nhiều phương pháp khác nhau. PHP được thiết kế như một ngôn ngữ thông dịch, cho phép bạn biên dịch và chạy chương trình mà không cần đến giai đoạn biên dịch trước, giúp giảm thiểu thời gian và công sức khi gặp sự cố. So với nhiều ngôn ngữ khác, quá trình học PHP được thực hiện nhanh chóng hơn.

Khi nghiên cứu về PHP, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nhiều tài liệu tham khảo hữu ích. Điều quan trọng hơn, cộng đồng lập trình viên PHP rất đông đảo, đảm bảo rằng bạn sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng khi cần thiết.

PHP là một dự án mã nguồn mở, cho phép bạn sử dụng mà không tốn phí. Điều này giúp người học có thể dễ dàng sao chép mã nguồn PHP có sẵn, tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo hiểu rõ nội dung để tránh rủi ro về mã độc.

Với kỹ năng PHP, bạn mở ra nhiều cơ hội việc làm. Nhu cầu về xây dựng và quản trị các trang web là rất lớn, giúp bạn có thể tham gia vào lĩnh vực này mà không cần phải sâu rộng kiến thức về lập trình.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, PHP cũng gặp phải một số nhược điểm đặc trưng của nó. Điều đáng chú ý nhất là khả năng dễ bị sao chép mã nguồn và bị tấn công mã nguồn, làm giảm độ an toàn của các dự án PHP so với các ngôn ngữ lập trình khác.

Trong khi đối với C# hoặc Java, bạn có thể phát triển mọi thứ từ các trang web đến ứng dụng di động và phần mềm, PHP lại giới hạn ở việc phát triển chỉ các ứng dụng web.

Cấu trúc của PHP tương đối đơn giản và không có một chuẩn cụ thể, mặc dù việc ra mắt phiên bản PHP 7 đã giải quyết một số nhược điểm của PHP.

Ứng dụng của ngôn ngữ lập trình PHP

  • Xây dựng Website: Các website có thể xây dựng bằng PHP cả phần Front-end và Back-end. PHP sinh ra mã HTML tạo ra giao diện web và xử lý các chứng năng của Web giống như các ngôn ngữ lập trình khác.
  • Tạo ứng dụng: Tương tự như xử lý chức năng của Web, php cũng có thể thư hiện các công việc trong các ứng dụng.
  • Tạo hệ thống quản lý nội dung: php có thể kết nối với cơ sở dữ liệu, thao tác với cơ sở dữ liệu
  • Làm các trang mạng xã hội: Facebook, …

Ngôn ngữ lập trình PHP cơ bản

Các thành phần của một file PHP.

Trong 1 file PHP có chứa mã code php được viết trong cặp thẻ <?php … ?>. Ngoài ra là HTML, CSS, Javascript. Các  mã này có thể nằm bên trong hoặc ngoài cặp thẻ php tuỳ vào người viết. Khi học php cơ bản các bạn có thể không cần biết về HTML nhưng như đã nói ở trên PHP sẽ sinh ra các mã HTML, nếu các bạn biết về HTML thì  khi viết code sẽ dễ dàng hơn và sau này giao diện sẽ đẹp không bị xô lệch.

+ Phần mềm lập trình PHP: Netbeans, PHP Designer, Zend Studio, PHP Storm, Sublime Text…

+ Cài đặt môi trường và dự án PHP

cai-dat-moi-truong-va-du-an-php

Cài đặt môi trường và dự án PHP

Để có thể thực hiện được một dự án PHP thì việc đầu tiên các bạn cần làm là thiết lập môi trường làm việc cho nó. Để PHP có thể chạy bạn cần có môi trường Webserver  và lưu trữ dữ liệu thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu do đó PHP thường đi kèm với Apache, Mysql. Ở đây chúng ta cần Xampp hoặc Appserv hoặc WampServer … để lập môi trường webserver.  Trong bài viết này tôi sẽ dùng Xampp.

Sau khi cài đặt Xampp cần mở cửa sổ Xampp Control Panel và Start Apache và MySQL.

Trong C:\xampphtdocs các bạn tạo 1 thư mục đây là thư mục chứa dự án của bạn. Ở đây tôi tạo thư mục DuAnWeb.

+ Chạy chương trình PHP cơ bản

Trong thư mục DuAnWeb chúng ta tạo file index.php và viết chương trình PHP đầu tiên:

<?php

echo “Xin chao”;

?>

Vào trình duyệt web cá bạn gõ địa chỉ: localhost/DuAnWeb

Biến và hằng

Giống như các ngôn ngữ lập trình khác hằng trong PHP là một đại lượng không đổi và cũng được khai báo bằng từ khoá define theo cú pháp define(“Tên hằng”, “Giá trị”);

Khác với hằng, biến trong PHP không cần định nghĩ. PHP có thể tự hiểu kiểu của biến và trong quá trình có thể thay đổi. Khác với các ngôn ngữ lập trình khác biến trong PHP luôn bắt đầu bằng $, và có phân biệt chữ hoa và chữ thường. Ví dụ: $chuoi = “Xin chao PHP”;

Câu lệnh rẽ nhánh trong PHP

cac-cau-lenh-trong-php

Các câu lệnh trong PHP

Cú pháp:

if(biểu thức điều kiện)

{

Khối lệnh 1;

}

else {

Khối lệnh 2

}

Với cấu trúc if… else, khi biểu thức điều kiện đúng sẽ thực hiện khối lệnh 1, còn biểu thức điều kiện sai thì thực hiện khối lệnh 2

Ví dụ với cấu trúc if… else

<?php

$a = 10;

$b = 20;

if($a > $b){

echo $a.” lớn hơn “.$b;

}

else {

echo $b.” lớn hơn “.$a;

}

?>

Kết quả:

Nhìn vào kết quả các bạn sẽ thấy trong PHP sử dụng dấu chấm để nối chuỗi.

Cấu trúc if… else là cấu trúc điều khiển cơ bản nhất trong PHP, từ cấu trúc này nếu bỏ phần else sẽ được cấu trúc điều khiển ở dạng thiếu. Trong trường hợp có nhiều trường hợp xảy ra bạn có thể sử dụng cấu trúc else if hoặc switch để giải quyết.

Cú pháp switch

switch (biểu thức)

{

case 1: câu lệnh 1;

break;

case 2: câu lệnh 2;

break;

….

case n: câu lệnh n;

break;

default: câu lệnh n+1;

}

+ Vòng lặp trong PHP

Trong PHP có 3 câu lệnh cơ bản là for, while và do.. while ngoài ra còn foreach để làm việc với mảng.

Cú pháp for

for(biểu thức 1; biểu thức 2; biểu thức 3)

{

Khối lệnh;

}

Cú pháp while

while (biểu thức)

{

Câu lệnh;

}

Cú pháp  do…while

do{

Câu lệnh;

} while(biểu thức);

Cú pháp foreach

foreach($mang as $giatri){

câu lệnh;

}

Ví dụ với foreach

<?php

$tinh = array(“Hà Nội”, “Ninh Bình”, “Hà Nam”, “Nghệ An”);

foreach($tinh as $k => $v){

echo “$tinh[$k] => $v. n”;

}

?>

Tổng kết

Bài viết này mang đến cái nhìn tổng quan toàn diện về ngôn ngữ lập trình PHP, giúp bạn nắm bắt khái niệm về PHP cũng như định hình được nguồn gốc và ý nghĩa của nó. Nội dung của bài viết tập trung vào việc giải thích về PHP, từ đó hỗ trợ người đọc hiểu rõ về bản chất và ứng dụng của ngôn ngữ này. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra hướng dẫn về cách bắt đầu học PHP từ những kiến thức cơ bản, giúp người đọc nắm vững những kiến thức cần thiết để bước vào hành trình học lập trình PHP một cách hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *