Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vinascript/html/wp-includes/functions.php on line 6114
System Engineer là gì? Cần có tố chất gì để làm System Engineer? - VinaScript

Latest Post

Triển khai dự án PHP, Mysql với Nginx trên Docker Tìm hiểu về HTML – Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML

System Engineer là một trong những công  việc liên quan đến quá trình quản  lý IT của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào môi trường khác khác nhau mà System Engineer sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Vậy, bạn đã biết System Engineer là gì chưa? Hãy tìm hiểu rõ hơn về công việc này qua bài dưới đây của ITNavi nào. 

Định nghĩa System Engineer là gì?

System Engineer (kỹ sư hệ thống) là gì: System Engineer là một trong những quá trình bao gồm các công việc xác định các vấn đề dựa vào nhu cầu  tiêu dùng cũng như phát triển giải pháp để đánh giá  lại quá trình thực hiện. System Engineer giữ vai trò giám sát hiệu suất làm việc của một hệ thống và liên tục đưa ra các đánh giá của các giai đoạn hoạt động để có thể giải quyết được một vấn đề nào đó.System Engineer là gì?

System Engineer là gì?

Người ta thường chia công việc của System Engineer thành những khía cạnh dưới đây: 

  • Thực hiện quản trị cho các thiết bị trong lĩnh vực văn phòng
  • Quản trị hạ tầng, đảm bảo cho hệ thống server và network được ổn định cho các System Engineer khác. 
  • Quản trị cho các hệ thống phục vụ end-user. 

System Engineer giữ vai trò quan trọng trong việc xác định yêu cầu của khách hàng cũng như các bên liên quan. Từ đó, đưa ra các chức năng thiết yếu trong giai đoạn đầu của chu trình phát triển dịch vụ và sản phẩm. Đây là một cách tiếp cận có phương pháp để giúp cho quá trình phối hợp giữa các nhóm với nhau được dễ dàng hơn. Từ đó, đưa ra được các thử nghiệm, đánh giá cho việc phát triển thiết kế và đưa nó đi vào thực hiện. Ngoài ra, System Engineer cũng là người đóng vai trò quản lý cho dự án với đội ngũ kỹ sư. Họ là người liên kết giữa 2 bên đều quá trình hoàn thành cho hệ thống sẽ được đơn giản hóa. Họ còn phải làm việc qua từng quy trình nhất định để đưa ra được: xác nhận mở rộng, hiệu suất, đánh giá đo lường rủi ro, lập kế hoạch, đưa ra ngân sách,…Mời bạn tham khảo một số việc làmSystem tại ITNAVI

System Engineer giữ nhiệm vụ gì trong công ty?

Các kỹ sư hệ thống có mục tiêu chính là thực hiện loại bỏ các sự hiệu quả trong một quy trình cụ thể. Quá trình này sẽ giúp cho hệ thống các bên  liên quan có thể gặt hái được rất nhiều các lợi ích. Vậy nhiệm vụ chính của System Engineer là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé! Xem thêm: giá vận chuyển hàng không

  • Nhiệm vụ quản  lý, giám sát tất cả các hệ thống cũng như cơ sở hạ tầng khác đã được cài đặt. 

Kỹ sư hệ thống giữ nhiệm vụ quan trọng trong một doanh nghiệp

Kỹ sư hệ thống giữ nhiệm vụ quan trọng trong một doanh nghiệp

  • Có nhiệm vụ cài đặt hoặc cài đặt thử nghiệm cũng như thực hiện bảo trì cho hệ điều hành, phần cứng của ứng dụng và những công cụ quản lý hệ thống. 
  • Thiết lập nên cấu hình, kiểm tra và thực hiện bảo trì cho hệ điều hành cũng như phần mềm ứng dụng và các công cụ quản lý cho hệ thống. 
  • System Engineer có nhiệm vụ yêu cầu  phần cứng tùy chỉnh và giám sát sự  phát triển cho các phần mềm. 
  • Lên các kế hoạch để thực hiện quá trình tự động hóa hệ thống dựa theo yêu cầu. 
  • System Engineer có thể xây dựng và thiết kế cho các hệ thống bảo mật tại chỗ để có thể duy trì sự an toàn cho các dữ liệu. 
  • Thực hiện duy trì và thực hiện giám sát cho hàng tồn kho. 
  • Thực hiện nhiệm vụ báo cáo kịp thời để đảm bảo cho mảng nhật ký để có thể phản ứng nhanh chóng với bất kỳ các trục trặc nào. 

Một kỹ sư hệ thống có thể tìm thấy được các công việc trong hầu hết mọi ngành công nghiệp.  

Những tố chất cần với một System Engineer là gì?

Chăm chỉ và ham học hỏi

Khi làm một system thì bạn cần phải biết được rất nhiều thứ. Chính vì vậy, bạn cần phải luôn tìm tòi, học hỏi kiến thức ở nhiều luồng khác nhau. Để nhanh và hiệu quả nhất chính là thông qua việc tối ưu hóa hệ thống hiện tại của chính mình. Nếu bạn làm việc trong nhóm người làm việc với những mảng như: System, Front-end, Back-end, Data, IOS,… thì hãy học hỏi kiến thức từ họ để nâng cao kiến thức cho bản thân nhé. Xem thêm: giá cước vận chuyển hàng không quốc tếĐể làm một System Engineer bạn cần chăm chỉ học hỏi

Để làm một System Engineer bạn cần chăm chỉ học hỏi

Cần có khả năng tổng quát hóa

Công việc của System Engineer là khi nhận được một request nào đó từ phía khách hàng thì bạn cần tổng quát lại vấn đề rồi tìm ra cách làm sao cho tốt nhất. Chính vì yêu cầu từ phía khách hàng, Developer thường rất chi tiết nên buộc cho bạn  phải biết tổng quát hóa để đưa ra cách làm sao cho hợp lý nhất. 

System Engineer có những chuyên ngành phổ biến nào?

Như các bạn đã biết, System Engineer là một trong những vị trí quan trọng đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những chuyên ngành phổ biến của System Engineer là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé. 

  • Kỹ thuật hậu cần (Logistics Engineer): Đây là một trong những lĩnh vực này nằm ở cấp độ cơ bản trong một doanh nghiệp. Kỹ thuật hậu cần giữ nhiệm vụ xử lý mọi hành động có liên quan đến công việc phân phối các loại hàng hóa thành phẩm. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ thiết kế và thực hiện những phương pháp mới cho những giai đoạn chủ yếu của quy trình phân phối, vận chuyển cũng như lưu trữ hàng hóa đến người dùng. Mỗi một kỹ sư hậu cần sẽ dễ dàng tìm kiếm được công việc trong tất cả các lĩnh vực hàng hóa sản xuất và bán cho người dùng. 
  • Kỹ thuật hệ thống phần mềm: Đây là lĩnh vực liên quan đến việc thiết kế và phát triển cho các hệ thống phần mềm thuộc dạng phức tạp. Mỗi một kỹ sư hệ thống phần mềm đều cần phải xem xét rất nhiều yếu tố để đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án của họ luôn được suôn sẻ và hạn chế được tối đa các rủi ro. Cuối cùng, trong quá trình sử dụng và phát triển thì họ cần phải theo dõi thường xuyên để đảm bảo sự phát triển cho công nghệ theo thời gian. 
  • Kỹ thuật sinh học (Biosystems Engineer): Các kỹ sư sinh học có nhiệm vụ thiết kế rồi tạo ra những điều kiện cần và đủ cho các hệ thống có  liên quan đến môi trường tự nhiên. Đây chính là một trong những trách nhiệm liên quan đến việc quản lý thực hành cũng như bảo tồn tài nguyên, hỗ trợ phát triển hệ thống chế biến, phân tích hệ thống xử lý các chất thải và một số công việc có  liên quan khác trong lĩnh vực này. 
  • Kỹ thuật hệ thống phát triển các sản phẩm (Product Development Systems Engineer): Các kỹ thuật hệ thống  phát triển có nhiệm vụ phân tích, cập nhật hệ thống liên quan đến việc phát triển sản phẩm; từ đó suy trì tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, họ còn có vai trò tạo ra điều kiện cho các hệ thống để loại bỏ những vấn đề không hiệu quả và cho phép lựa chọn phương pháp làm việc hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. 

Kỹ thuật hệ thống giao thông

Kỹ thuật hệ thống giao thông

  • Kỹ thuật hệ thống giao thông (Transport Station System Engineer): Hầu hết, các kỹ sư hệ thống này thường có nhiệm vụ chia sẻ những nhiệm vụ tương tự với các  kỹ sư dân dụng. Họ còn đảm nhiệm các công việc về thiết kế, bảo trì kỹ thuật và phát triển các hệ thống giao thông ở mọi giai đoạn. Họ là người chịu trách nhiệm cho việc phát triển các  phương pháp bảo trì giao thông, lập kế hoạch sơ tán khẩn cấp, thiết lập hệ thống cảnh báo cho khách du lịch,… 

Một số yêu cầu kỹ năng của System Engineer là gì?

Để bạn có thể thành công bằng vai trò System Engineer thì ngoài trình độ chuyên môn đào tạo thì bạn cần phải là một cá nhân có tính kiên định cao, làm việc với hiệu suất mạnh mẽ, có khả năng sáng tạo,… Một ứng viên tốt cho vị trí này cần phải đảm bảo được một số kỹ năng mà ITNavi chia sẻ sau đây: Xem thêm: dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa

  • Là người có bằng cử nhân trong các chuyên ngành như: công nghệ thông tin, khoa học máy tính (bằng thạc sĩ thường sẽ được ưu tiên hơn). 
  • Những người đã từng có kinh nghiệm làm việc trong vai trò system engineer.
  • Người có kỹ năng, kiến thức và có thể thành thạo các công việc cài đặt, khắc phục sự cố trên UNIX và định cấu hình. 
  • Các ứng viên đã từng được trải nghiệm việc tạo tập lệnh (ví dụ: sử dụng Perl, Ruby, Python) và thực hiện thiết lập các phần mềm để  có thể tự động hóa. 
  • Người có nhiều kiến thức đặc biệt liên quan đến công nghệ mạng. 
  • Ứng viên có thể làm quen với việc quản  trị, giám sát cả hệ thống và có khả năng điều chỉnh hiệu suất. 
  • Người có kỹ năng giao tiếp tốt
  • Ứng viên có thể làm việc dưới áp lực cao. 
  • Người có khả năng làm việc chuyên nghiệp với đa tác vụ. 

Kết luận

Có thể thấy rằng, vai trò của một System Engineer trong một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để vươn tới vị trí này thì đòi hỏi mỗi người cần phải trải qua được quá trình khổ luyện và học hỏi thật nhiều. Mong rằng, với những chia sẻ trên từ ITNavi thì bạn đã hiểu được System Engineer là gì cũng như những chuyên ngành phổ biến cho công việc này. Chúc bạn sớm tìm được một lĩnh vực phù hợp với bản thân mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *