Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

HTTP là gì? 

Trước khi tìm hiểu đáp án cho câu hỏi ở trên, bạn cần phải biết được khái niệm của giao thức HTTP và HTTPS:

Khái niệm về HTTP

HTTP là giao thức trong www được dùng để truyền tải Data giữa web server tới trình duyệt và ngược lại. HTTP chủ yếu thường dùng loại cổng Port 80.

HTTP là giao thức trong www được dùng để truyền tải Data giữa web server tới trình duyệt và ngược lại

Cụ thể, khi gõ vào địa chỉ website, qua giao thức HTTP, trình duyệt sẽ gửi tới web server một yêu cầu. Web server lúc này sẽ nhận yêu cầu đó và tiến hành trả lại cho trình duyệt kết quả.

Nếu bạn thấy đầy đủ giao diện web ở dạng HTML(HTTP 200)- web server xử lý và trả về, tức là thành công. Còn trường hợp thấy lỗi HTTP 404 hay 404, đồng nghĩa với việc địa chỉ bạn truy cập không tồn tại.

HTTPS là gì?

HTTPS là giao thức truyền tải siêu văn bản cực kỳ an toàn. Thực chất, đây là HTTP nhưng đã được tích hợp SSL nhằm mã hóa những thông điệp giao tiếp với mục đích tăng tính bảo mật. Bạn có thể hiểu đơn giản, giao thức HTTPS chính là bản HTTP bảo mật, an toàn hơn.

Giao thức HTTPS chính là bản HTTP bảo mật, an toàn hơn

Hoạt động HTTPS tương tự HTTP. Thế nhưng nó được bổ sung thêm TLS(bảo mật tầng truyền tải) hoặc SSL(tầng ô bảo mật). Đây là những tiêu chuẩn bảo mật cho hàng triệu trang web trên thế giới.

Cả hai đều dùng hệ thống PKI(hạ tầng khóa công khai- Public Key Infrastructure) không đối xứng. Hệ thống mã hóa các thông tin liên lạc bởi hai khóa là khóa công khai(Public Key) và khóa riêng(Private Key).

Như vậy, bất kỳ thứ gì mã hóa bằng Public Key chỉ giải được bằng Private Key và ngược lại. Chính điều này đã khiến cho các hacker dù có lấy được cũng không hiểu được thông tin đó là gì.

Lỗi HTTP thường gặp, cách khắc phục

Khi sử dụng giao thức HTTP thường gặp phải các lỗi như: 404 Not Found, 500 Internet Server Error, 403 Forbidden và 504 Gateway Time-out. 

404 Not Found: lỗi HTTP phổ biến nhất hiện nay

Để biết nguyên nhân và cách khắc phục, mời bạn theo dõi bảng sau:

Lỗi

Nguyên nhân

Cách khắc phục

✅ 404 Not Found

Lỗi này thường xuất hiện trong cửa sổ trình duyệt khi bạn lướt web. Thông báo 404 Not Found được thiết kế riêng cho từng web. Mỗi một trang sẽ có thông báo riêng đối với lỗi này.

Nhưng thường gặp nhất thường là:

– 404 Error.

– 404: Not Found.

– Page cannot be displayed.

– The page cannot be found…

Nguyên nhân xuất hiện lỗi 404 Not Found như sau:

– Không tìm thấy được HTTP trên server khi truy cập. 

– Máy chủ không chứa web này.

– Giá trị DNS bị lỗi.

– Địa chỉ web này đã bị hỏng.

 

– Gõ địa chỉ URL tại thanh địa chỉ hoặc trên cửa sổ trình duyệt bạn hãy click chọn Reload/ Refresh để load lại trang web.

– Kiểm tra URL: Lỗi 404 Not Found đôi khi do bạn gõ sai URL hay link nhấp chuột dẫn tới địa chỉ sai. Lúc này bạn hãy kiểm tra thật kỹ để bảo đảm trong đường dẫn không có sai sót nào.

– Nếu địa chỉ website bị lỗi 404 Not Found, bạn bỏ /c để truy cập. Nhưng nếu lỗi này vẫn còn bạn hãy lùi một mức URL nữa. Cách này giúp bạn xác nhận URL đó còn tồn tại không.

– Truy cập web -> tại công cụ tìm kiếm, điền địa chỉ web lỗi 404 Not Found bạn sẽ biết được nguyên nhân lỗi do máy tính hay đường truyền….

✅ 500 Internet Server Error

Tương tự 404 Not Found lỗi này hiện ra trong trình duyệt và bạn sẽ nhận được thông báo:

– 500 Internal Server Error.

– 500 Error.

– HTTP Error 500 – Internal Server Error…

Lỗi này xuất hiện là do Server của web có gì đó sai sót.

Đây là lỗi do Server, không phải tại đường truyền hay PC. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khắc phục được điều này bằng cách sau:

– Click chọn Reload/ Refresh trên trình duyệt. Hoặc bạn có thể gõ lại URL bởi vì lỗi này thường mang tính tạm thời, cho nên bạn có thể khắc phục bằng cách load trang lại nhiều lần.

– Nếu không thể đợi, bạn hãy liên hệ trực tiếp cho quản trị của web đó để được khắc phục.

✅ 403 Forbidden

Nếu nhận nội dung 403 Forbidden, tức là luồng dữ liệu hoặc thông tin được gửi từ trình duyệt máy trạm thế nhưng máy chủ lại từ chối cho phép truy cập bởi lí do nào đó.

Có thể là do bạn nhập sai URL hoặc quyền truy cập bị giới hạn.

– Kiểm tra kỹ lại URL, hãy đảm bảo bạn nhập đúng. Nếu chắc web nhập là đúng, lỗi này có thể là do nhầm lẫn. Lúc này bạn hãy liên lạc ban quản trị để biết cách xử lý.

 – Đối với trường hợp quyền truy cập bị giới bạn bạn bắt buộc phải truy cập web khác.

✅ 504 Gateway Time-out

Lỗi này xuất hiện là bởi máy chủ bị lỗi khi nhận các tin phản hồi từ máy chủ xử lý luồng Data trong Timeout. Đây là dấu hiệu cho thấy máy chủ xử lý luồng Data bị hỏng hoặc không hoạt động.

Để có thể giải quyết được vấn đề này chỉ có thể Refresh ở máy trạm hoặc thăm web vào thời điểm khác.

 

Sự khác nhau giữa giao thức HTTP với HTTPS?

Nhiều người thường nhầm HTTP và HTTPS. Tuy nhiên hai giao thức này lại có khá nhiều điểm khác nhau như:

HTTP và HTTPS khác nhau từ tên gọi cho tới cách thức hoạt động, cổng kết nối,…

Tiêu chí

HTTP

HTTPS

✅ Tên gọi

HTTPS chính là viết tắt của từ tiếng anh Hypertext Transfer Protocol Secure.

HTTP là viết tắt của từ tiếng anh Hypertext Transfer Protocol.

Sự khác nhau này không chỉ để phân biệt, thực chất nó cho chúng ta biết, HTTPS an toàn hơn HTTP nhiều, loại giao thức này không có “Secure”.

✅ Nguyên lý hoạt động

Giao thức này hoạt động dựa trên Client – Server.

Với HTTP, máy khách sẽ gửi các yêu cầu tới máy chủ, sau đó chờ phản hồi từ nó. 

Để trao đổi thông tin, Client và Server cần thực hiện giao thức HTTP. Giao thức này chỉ có tác dụng khi truyền thông tin giữa hai phía chứ không bảo mật trong quá trình truyền thông tin đi.

Tương tự HTTP nhưng HTTPS có bổ dung giao thức bảo mật TLS hoặc SSL. Điều này giúp cho thông tin được mã hóa và an toàn khi truyền đi. Bảo đảm không để lộ dữ liệu ra ngoài. 

Giao thức HTTPS hoạt động được kể cả khi dùng truy cập bằng những thiết bị công cộng.

✅ Cổng kết nối

Sử dụng cổng kết nối là Port 80

Dùng cổng kết nối là Port 443

✅ Độ bảo mật

Không mã hóa dữ liệu, chính vì vậy hacker dễ dàng đánh cắp thông tin trong quá trình truyền tải.

Hay nói cách khác HTTP bảo mật kém, dễ bị nghe lén, rò rỉ thông tin.

Website hỗ trợ xác thực đích danh qua việc đăng nhập mà máy khách truy cập bằng cách kiểm tra tính xác thực bảo mật.

Chính vì vậy HTTPS có tính bảo mật an toàn hơn đối với người dùng.

 

Trên đây là những điểm khác nhau giữa HTTP và HTTPS. Hiển nhiên, giao thức HTTPS an toàn hơn HTTP nhiều trong việc bảo mật thông tin, mã hóa Data. 

HTTP và HTTPS: Nên sử dụng giao thức nào cho website?

HTTPS trước đây thường được dùng chủ yếu cho những web ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử với mục đích bảo mật các dữ liệu, thông tin thanh toán online.

Nhưng hiện nay giao thức này đã trở thành một tiêu chuẩn bảo mật tối thiểu bất cứ web doanh nghiệp/công ty nào cũng cần đáp ứng. Có điều này bởi:

HTTPS bảo mật thông tin tốt

HTTPS dùng phương thức Encryption(mã hóa) để bảo đảm thông tin truyền đi giữa máy khách cùng với máy chủ không bị Hackers xem được.

HTTPS bảo mật thông tin tốt

Nếu như truy cập web không cài đặt HTTPS, bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ bị Sniffing tấn công cao. Kẻ thứ ba có thể sẽ chen ngang vào quá trình kết nối giữa máy chủ với máy khách(Client) để đánh cắp dữ liệu người dùng đã gửi đi như văn bản email, Password, số thẻ ngân hàng… và những thông tin sẵn từ trang web.

Thậm chí, tất cả những thao tác trên mọi trang website cũng có thể sẽ bị ghi lại, quan sát mà bạn không hay biết.

Với HTTPS bạn cùng máy chủ có thể yên tâm rằng thông điệp chuyển giao luôn nguyên vẹn, tuyệt đối không có sai lệch hay bị chỉnh sửa so với dữ liệu đầu vào.

Tránh lừa đảo bởi các web giả mạo

Thực hế, bất cứ một Server nào đều có thể bị giả dạng để lấy cắp thông tin của bạn dưới hình thức Phishing. Nhưng với HTTPS trước khi các dữ liệu giữa Client và Server được mã hóa để trao đổi, trình duyệt sẽ yêu cầu kiểm tra TLS/SSL từ máy chủ.

Điều này giúp bảo đảm bạn đang giao tiếp đúng đối tượng mình muốn. Chứng chỉ TLS/ SSL của giao thức HTTPS sẽ giúp xác minh được website đó là của công ty/doanh nghiệp chứ không phải giả mạo.

HTTPS giúp website tăng uy tín đối với người dùng

Trình duyệt phổ biến như Mozilla Firefox, Apple Safari, Google Chrome hay Microsoft Edge đều cảnh báo người dùng về các web không bảo mật dùng HTTP.

HTTPS giúp website tăng uy tín đối với người dùng

Đây là động tháo giúp người dùng bảo vệ thông tin cá nhân hay các dữ liệu quan trọng hoặc thẻ ngân hàng khi lướt web.

Người dùng được ví là linh hồn của mỗi web. Chính vì thế, việc bảo vệ người dùng tức là bảo vệ web của bạn. Nếu như họ không an tâm, tin tưởng khi dùng web, khả năng bạn sẽ mất lượng user sẵn có.

Đừng lo HTTPS với SSL/TLS, người dùng sẽ được cam kết về việc xác thực bảo mật. Hay nói cách khác, HTTPS giúp website tăng uy tín đối với người dùng.

Làm SEO nên dùng HTTPS 

Từ năm 2014, Google đã đưa ra thông báo sẽ tiến hành đẩy xếp hạng tìm kiếm đối với web dùng HTTPS. Với mục đích khuyến khích doanh nghiệp đổi web sang HTTPS. Tức là những web dùng giao thức này có lợi thế cạnh tranh hơn web dùng HTTP.

Chính vì thế, nếu công ty bạn đang tiến hành triển khai SEO qua Google, giao thức HTTPS là một tố vô cùng quan trọng.

HTTPS chậm hơn giao thức HTTP, nhưng không đáng kể 

Tuy nhiên, HTTPS có nhược điểm duy nhất là tốc độ giao tiếp giữa Server và Client chậm hơn HTTP.

Nhưng nhờ sự phát triển của công nghệ, khác biệt này đã và đang đạt giới hạn tiệm cận 0.

Qua những phân tích trên, có thể thấy HTTPS vượt trội hơn HTTP về nhiều mặt. Không những vậy giao thức này còn góp phần làm tăng uy tín cho công ty/doanh nghiệp. Vì lẽ đó, tất cả các web hiện nay đều nên dùng HTTPS.

Nâng cấp từ HTTP lên HTTPS

Những web nào vẫn đang sử dụng HTTP có thể nâng cấp lên giao thức HTTPS thông qua các bước sau:

Nâng cấp từ HTTP lên HTTPS

Mua chứng chỉ SSL/ TLS

Đầu tiên để nâng cấp lên HTTPS bạn cần mua SSL hoặc TLS. Khi cài đặt chứng chỉ này nó sẽ tiến hành kích hoạt HTTPS, đồng thời cho phép Server và trình duyệt kết nối an toàn. Tuy nhiên bạn cũng nên chọn lựa chứng chỉ phù hợp với nhu cầu của mình.

Những tùy chọn đó gồm chứng chỉ xác thực tổ chức/doanh nghiệp, domain và mở rộng. Tốt nhất bạn hãy mua SSL/ TLS từ công ty lưu trữ của mình để được đảm bảo hoạt động tốt nhất.

Cài đặt chứng chỉ SSL/ TLS

Khi đã có được SSL hoặc TLS, bạn cần tiến hành bước tiếp theo đó là cài đặt chứng chỉ đó trên máy chủ web. 

Quá trình cài đặt thực hiện khá dễ dàng. Nếu như mua từ công ty lưu trữ của mình, họ sẽ cài đặt luôn cho bạn. 

Kiểm tra chứng chỉ SSL/ TLS

Sau khi cài đặt chứng chỉ SSL/ TLS trên máy chủ web của mình xong bạn cần kiểm tra chúng có hoạt động bình thường không. Lúc này bạn hãy dùng công cụ trực tuyến như SSL Labs Server Test để kiểm chứng.

Kiểm tra chứng chỉ SSL/ TLS

Bên cạnh đó trước khi hoạt động, người dùng cũng cần xem liên kết nội bộ đã chuyển hết sang HTTPS chưa để bảo đảm không xảy ra lỗi.

Thiết lập Redirects 301

Cuối cùng bạn cần thiết lập Redirects 301 để chuyển hướng lưu lượng truy cập trên máy chủ sang giao thức HTTPS mới, an toàn. Muốn được chuyển an toàn hơn, bạn hãy truy cập vào web HTTP để thực hiện điều này.

Thiết lập Redirects 301 để chuyển hướng lưu lượng truy cập trên máy chủ sang giao thức HTTPS mới, an toàn

Hy vọng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về giao thức HTTP, HTTPS và có được quyết định đúng đắn cho web của mình. Theo dõi ITNavi để đón đọc nhiều bài viết hay khác bạn nhé!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *