Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vinascript/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Các phương pháp kiểm thử phần mềm và so sánh sự khác biệt - VinaScript

Latest Post

Triển khai dự án PHP, Mysql với Nginx trên Docker Tìm hiểu về HTML – Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc kiểm thử đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng và tính ổn định của sản phẩm cuối cùng. Các phương pháp kiểm thử phần mềm, bao gồm kiểm thử hộp trắng, kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp xám, đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng.các phương pháp kiểm thử phần mềm - ảnh 1

So sánh các phương pháp kiểm thử phần mềm.

1. Phương pháp kiểm thử hộp trắng (White box testing)

Kiểm thử hộp trắng (White box testing) là một phương pháp kiểm thử phần mềm nhằm đánh giá thuật toán và cấu trúc code bên trong của sản phẩm. Trong kiểm thử này, người kiểm thử có thể “nhìn xuyên qua” lớp vỏ bên ngoài của phần mềm để hiểu rõ hoạt động bên trong của nó.

Mục đích chính của White box testing là đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh và điều kiện trong mã nguồn được thực hiện đúng và kết quả đầu ra là như mong đợi. Người kiểm thử sẽ xác minh luồng hoạt động của ứng dụng bằng cách kiểm tra một loạt các đầu vào đã được xác định trước để đảm bảo rằng đầu ra là đúng.

Để thực hiện kiểm thử hộp trắng, người kiểm thử cần có kiến thức vững về lập trìnhcông nghệ thông tin. Thông thường, nhiệm vụ thực thi White box testing thường do các nhà phát triển (Developers) thực hiện, do họ có kiến thức sâu về cấu trúc và logic của mã nguồn.

các phương pháp kiểm thử phần mềm - ảnh 2

Kiểm thử hộp trắng (White box testing).

2. Phương pháp kiểm thử hộp đen (Black box testing)

Kiểm thử hộp đen (Black box testing) tập trung vào việc kiểm tra các chức năng của phần mềm bằng cách xem xét đầu vào và đầu ra mà không quan tâm đến cách thức hoạt động bên trong. Người kiểm thử sẽ coi phần mềm như một “hộp đen”, chỉ nhìn vào bề ngoài mà không biết được cấu trúc bên trong.

Ưu điểm lớn của kiểm thử hộp đen là không cần phải có kiến thức sâu về công nghệ hay ngôn ngữ lập trình để thực hiện. Mọi người, kể cả những người không biết về lập trình, đều có thể thực hiện kiểm thử. Điều này giúp tăng tính khách quan của quá trình kiểm thử và giảm bớt sự phụ thuộc vào kiến thức kỹ thuật cụ thể.

Phương pháp này tập trung vào việc phát hiện lỗi ở các khía cạnh khác nhau của phần mềm, bao gồm chức năng không chính xác hoặc thiếu, lỗi giao diện, lỗi trong cấu trúc dữ liệu hoặc truy cập cơ sở dữ liệu, cũng như các vấn đề liên quan đến hiệu suất.

các phương pháp kiểm thử phần mềm - ảnh 3

Kiểm thử hộp đen (Black box testing).

3. Phương pháp kiểm thử hộp xám (Gray box testing)

Kiểm thử hộp xám (Gray box testing) là sự kết hợp giữa kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng. Trong phương pháp này, người kiểm thử có thể xem xét cấu trúc dữ liệu và thuật toán của phần mềm, nhưng khi thực hiện kiểm thử, họ sẽ tiếp cận sản phẩm như một người dùng cuối hoặc từ góc độ của kiểm thử hộp đen.

Ưu điểm của kiểm thử hộp xám là sử dụng các kỹ thuật đơn giản của kiểm thử hộp đen kết hợp với việc có thể truy cập vào mã nguồn của hệ thống như trong kiểm thử hộp trắng. Điều này giúp các tester có thể nhìn thấy và hiểu rõ hơn về cấu trúc bên trong của phần mềm, đồng thời tìm ra các vấn đề tiềm ẩn một cách hiệu quả hơn.

các phương pháp kiểm thử phần mềm - ảnh 4

Kiểm thử hộp xám (Gray box testing).

4. So sánh các phương pháp kiểm thử phần mềm

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa các phương pháp kiểm thử phần mềm. ITNavi sẽ so sánh 3 phương pháp trên với các tiêu chí: Hành động, đối tượng, mục đích, nhân lực, phân loại, kỹ thuật.

Kiểm thử hộp trắng Kiểm thử hộp đen Kiểm thử hộp xám
Hành động Kiểm tra thuật toán, cấu trúc code bên trong của sản phẩm. Không quan tâm đến cấu trúc code bên trong, tập trung tìm ra lỗi ở các vấn đề sau: Chức năng không chính xác hoặc thiếu, lỗi giao diện, lỗi trong cấu trúc dữ liệu hoặc truy cập cơ sở bên ngoài, lỗi về hiệu suất… Tìm kiếm và xác định các khiếm khuyết do cấu trúc mã không phù hợp hoặc sử dụng ứng dụng không đúng cách.
Đối tượng kiểm tra Mã code, câu lệnh Giao diện, chức năng, hiệu suất… Cấu trúc mã, cách sử dụng ứng dụng
Mục đích Đảm bảo tất cả các câu lệnh và điều kiện sẽ được thực hiện đúng, kết quả đầu ra như mong đợi. Đảm bảo phần mềm hoạt động đúng như dự kiến và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. Đảm bảo cấu trúc mã của sản phẩm phù hợp và ứng dụng được sử dụng đúng cách đem lại hiệu quả.
Nhân lực Thường là Developers Tester (Không cần có nền tảng IT vẫn có thể test được) Tester có nền tảng IT
Các loại kiểu thử
  • Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)
  • Kiểm thử rò rỉ bộ nhớ ( Testing for Memory Leaks)
  • Kiểm thử đơn vị (Unit Testing)
  • Kiểm thử rò rỉ bộ nhớ ( Testing for Memory Leaks)
  • Kiểm thử chức năng (Functional testing)
  • Kiểm thử phi chức năng (Non-Functional testing)
  • Kiểm thử hồi quy (Regression testing)
  • Kiểm thử tích hợp (Integration Testing)
  • Kiểm thử thâm nhập (Penetration Testing)
Kỹ thuật Phân tích độ phủ mã (Coverage Testing)

  • Bao phủ câu lệnh (Statement Coverage)
  • Phạm vi chi nhánh (Branch Coverage)
  • Bao phủ nhánh (Path Coverage)
  • Phân vùng tương đương ( Equivalence partitioning)
  • Phân tích giá trị biên (Boundary value analysis)
  • Bảng quyết định (Decision table)
  • Đoán lỗi (Error Guessing)
  • Kiểm thử ma trận (Matrix testing)
  • Kiểm tra hồi quy (Regression testing)
  • Kiểm tra mảng trực giao hoặc OAT (Orthogonal array testing or OAT)
  • Kiểm tra mẫu (Pattern testing)

Kết luận

Hiểu rõ về các phương pháp kiểm thử phần mềm như kiểm thử hộp trắng, hộp đen và hộp xám là rất quan trọng đối với các tester. Việc nắm vững sự khác biệt giữa các phương pháp này giúp họ:

  1. Xác định phương pháp phù hợp: Dựa trên yêu cầu và mục tiêu của dự án, tester có thể quyết định sử dụng phương pháp kiểm thử nào là phù hợp nhất. Ví dụ, nếu cần kiểm tra thuật toán và cấu trúc code, kiểm thử hộp trắng có thể là lựa chọn tốt nhất.
  2. Thiết kế test case hiệu quả: Hiểu rõ về cách mà mỗi phương pháp kiểm thử hoạt động giúp tester thiết kế test case một cách hiệu quả hơn. Họ có thể tối ưu hóa các test case để đảm bảo độ bao phủ cao và tiết kiệm thời gian kiểm thử.
  3. Phân tích và báo cáo kết quả kiểm thử: Hiểu biết sâu sắc về các phương pháp kiểm thử giúp tester phân tích kết quả kiểm thử một cách chi tiết và đáng tin cậy. Họ có thể tạo ra báo cáo chi tiết về các lỗi phát hiện và hiệu suất của sản phẩm dựa trên từng phương pháp kiểm thử.

Tóm lại, việc nắm vững và hiểu rõ về các phương pháp kiểm thử phần mềm là chìa khóa để các tester có thể thực hiện công việc của mình một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *