Hiện nay, trong cái thời đại mà công nghệ đang dần tạo ra sức ảnh hưởng to lớn lên cuộc sống của mỗi cá nhân và thậm chí là đến cả sư vận động của toàn thể nhân loại thì có lẽ ai trong tất cả chúng ta đã không còn quá xa lạ với những cụm từ như “Kỷ nguyên số”, “Thời đại công nghệ”, “Công nghệ 4.0”,… mà chúng ta có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu. Và dĩ nhiên, dòng công nghệ này cũng cuốn đi không ít người, chính vì vậy lập trình dần trở thành con đường được rất nhiều người lựa chọn theo đuổi và lấy đó làm bệ phóng cho tương lai của mình.
Đối với các bạn có đam mê với lập trình thì việc lựa chọn một ngôn ngữ lập trình làm nền tảng cũng như để cháy hết mình với nó là một điều hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về lập trình. Lựa chọn đẹp đẽ nhất có lẽ là Java, tuy nhiên trên bảng xếp hạng các ngôn ngữ thịnh hành hiện nay thì Python lại đang trỗi lên rất mạnh mẽ.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn so sánh được các điểm mạnh và điểm yếu giữa ngôn ngữ lập trình Java – một ngôn ngữ kỳ cựu và ngôn ngữ lập trình Python – một ngôn ngữ tiềm năng trong tương lai, nhằm giúp bạn có thể đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn khi quyết định theo đuổi con đường lập trình.
Lịch sử của 2 ngôn ngữ Java và Python
1.1. Java
Năm 1995, Java đã chính thức xuất hiện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử lập trình. Java được thiết kế như một ngôn ngữ lập trình đa mục đích, với đặc điểm kiểu tĩnh (Statically-typed). Điều này có nghĩa là ngay từ thời điểm biên dịch, mọi phép toán, hàm, hoặc biến đều được kiểm tra ngay lập tức do đã xác định kiểu dữ liệu trước đó. Đồng thời, Java cũng được thiết kế theo hướng đối tượng, một phong cách lập trình mà nói đến sự tương tác giữa các đối tượng, hỗ trợ tính tái sử dụng mã nguồn và tạo ra mã nguồn dễ hiểu và bảo trì.
Mọi người biết đến Java với cái tên WORA ( Write Once Run Anywhere) – viết một lần để sử dụng chạy cho bất kỳ nơi đâu, dưới sự trợ giúp của máy ảo Java – JVM ( Java Virtual Machine), Java được thiết kế để có thể chạy trên tất cả mọi nền tảng với càng ít sự phụ thuộc càng tốt.
1.2. Python
So với Java, Python đã xuất hiện sớm hơn (vào khoảng năm 1991), tuy nhiên, ảnh hưởng của nó chỉ thực sự trở nên rõ rệt gần đây. Python là một ngôn ngữ lập trình đa mục đích và kiểu động (dynamically-typed), có nghĩa là kiểu dữ liệu sẽ tự động chuyển đổi trong quá trình thực thi khi cần thiết. Do đó, khi khai báo hàm hoặc biến, ta không cần phải chỉ định kiểu dữ liệu.
Python được biết đến với cấu trúc rõ ràng và hình thức sáng sủa. Ngoài ra, nó còn có những ưu điểm đặc biệt như dễ nhớ, dễ học và dễ đọc. Người sử dụng có thể viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu, nhờ vào cấu trúc linh hoạt của Python.
Các điểm khác nhau giữa Java và Python
Về hiệu năng
Mã nguồn của cả Java và Python đều được chuyển đổi thành định dạng Bytecode và cần máy ảo để thực thi, làm cho chúng trở thành hai ngôn ngữ đa nền tảng. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn tồn tại những khác biệt quan trọng. Java thường biên dịch mã nguồn thành Bytecode trước thời gian chạy (ahead-of-time compilation), trong khi Python, đặc biệt là CPython, biên dịch mã nguồn ngay trong thời gian chạy (just-in-time compilation).
Hiệu suất của các chương trình Java được cải thiện đáng kể thông qua quá trình biên dịch “just-in-time,” khi toàn bộ hoặc một phần chương trình được chuyển đổi thành mã máy native bởi máy ảo Java. Ngược lại, hiệu suất của Python, đặc biệt là phiên bản phổ biến nhất CPython, bị ảnh hưởng đáng kể vì không thực hiện quá trình này.
– Một số điều về CPython: Python là một ngôn ngữ lập trình, do đó khi viết cần phải tuân theo các quy luật nhất định bởi vì nó thực chất chỉ là một bộ quy tắc ngôn ngữ. Do đó, trên thực tế, nếu không có Python interpreter hỗ trợ thì nó không thể chạy được. CPython là bản implementation Python phổ biến nhất, là Python interpreter sử dụng ngôn ngữ C để viết. Bên cạnh đó còn có thêm Iron Python: Python interpreter sử dụng để chạy trên nền tảng .NET,
Pypy: Python interpreter từng sử dụng Python để viết và Jython: sử dụng nền tảng Java để chạy,…
Ngôn ngữ lập trình không chỉ là về ngữ nghĩa mà còn liên quan đến hiệu suất. Để đánh giá hiệu suất giữa chúng, chúng ta cần xem xét từng triển khai cụ thể. Trong môi trường so sánh giữa Python và Java, sự chênh lệch về hiệu suất có thể là rất đáng kể tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể. Chẳng hạn, hiệu suất của Java có thể vượt trội hơn gấp 10 lần so với Python trong một thử nghiệm liên quan đến cây nhị phân.
Độ phổ biến
Giữa Python và Java thì liệu cái nào sẽ chiếm ưu thế và được ưu tiên lựa chọn hơn?
Giữa hai ngôn ngữ này thì mức độ phổ biến luôn là một trò chơi, lý do là bởi vì trong 3 vị trí phổ biến hàng đầu thì Java và Python đã từng là đối thủ của nhau.
Có thể thấy được rằng, hiện nay Java và Python đều là các ngôn ngữ đang HOT dù dựa theo bất kỳ thống kê nào, tuy vậy, giữa hai ngôn ngữ này vẫn sẽ có khoảng cách dù khoảng cách ấy đang ngày một thu hẹp lại.
Cú pháp
Như đã nói ở trên, Python là một ngôn ngữ kiểu định động, do đó trong quá trình khai báo, các bạn không cần xác định kiểu dữ liệu của biến bởi vì các kiểu này sẽ được suy ra bằng trình thông dịch đồng thời, khi chương trình được chạy thì việc này cũng sẽ được kiểm tra. Chính vì lý do này, mà Python tương đối giống với ngôn ngữ tiếng Anh, đồng thời cú pháp của nó cũng đơn giản hơn rất nhiều. Hơn thế nữa, đối với những người mới bắt đầu, mã code của Python thường thân thiện và dễ đọc hơn rất nhiều, bởi vì nó không tuân theo các quy tắc lùi đầu dòng và cũng không sử dụng dấu ngoặc nhọn.
Ngược lại, với người sử dụng Java, các bạn cần phải khai báo kiểu dữ liệu rõ ràng cho các biến, đồng thời còn phải tuân theo các cú pháp nghiêm ngặt. Do vậy, những người mới bắt đầu thường sẽ gặp khó khăn khi sử dụng Java vì đôi khi chỉ vì một số lỗi nhỏ như thiếu dấu “;” ở cuối câu lệnh,… mà chương trình có thể sẽ không chạy. Một số nhà phát triển sẽ cảm thấy yêu thích và thoải mái vì sự rõ ràng, quy cũ này, tuy nhiên cũng có những nhà phát triển ngược lại, họ cảm thấy bất tiện vì nó, đặc biệt là đối với các dự án lớn.
Cơ hội việc làm và mức lương
Để so sánh về mức thu nhập hoặc cơ hội việc làm giữa những nhà phát triển lựa chọn con đường Java hay Python thì có lẽ không có một sự so sánh khách quan hoặc sự khác biệt nào. Do vậy, các bạn có thể bắt đầu bằng một vị trí khiêm tốn như thực tập để có thể tích luỹ thêm các kinh nghiệm thực tế và làm đòn bẩy cho sự nghiệp hoặc bắt đầu làm việc ngay với vị trí một nhà phát triển nếu sở hữu một chuyên môn tốt, vì cả hai đều đang rất phổ biến.
Thay vì dựa vào tiêu chí của cơ hội sẵn có hoặc mức thu nhập để lựa chọn loại ngôn ngữ thì để có thể phát triển tốt hơn với sự chọn lựa của bản thân, các bạn nên cân nhắc các tiêu chí khác từ đó chọn ra được loại ngôn ngữ gần gũi và thích hợp nhất với mình.
Ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau
2.5.1. Game Development
So với C++/ C# – những ngôn ngữ có hệ sinh thái khổng lồ thì cả Java lẫn Python đều không có khả năng để cạnh tranh trong lĩnh vực phát triển trò chơi PC, do đó chúng ta sẽ không nói đến mặt này. Bên cạnh đó, để có thể mang lại cho người chơi cảm giác liền mạch thì lĩnh vực phát triển trò chơi luôn luôn đòi hỏi có được hiệu suất cao nhất. Tuy cả Python và Java đều không hề chậm, nhưng để phát triển trò chơi thì đây lại không phải là những ngôn ngữ tốt mang lại hiệu suất tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cả Java lẫn Python đều sở hữu một số công cụ có khả năng giúp ích như:
– Với Python: Pygame, Panda3D và Cocos;
– Với Java: JMonkeyEngine.
2.5.2. Web Development
Trong nhánh phát triển liên quan đến việc tạo ra các phần mềm để chạy trên Server – Backend Web Development đều sử dụng cả hai ngôn ngữ là Python và Java. Theo như khảo sát của các nhà phát triển của StackOverflow thì đây là lĩnh vực phổ biến nhất. Để viết được một chương trình không hề đơn giản, để có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu thiết kế từ tính hiệu quả, độ tin cậy và bảo mật thực sự rất khó. Vì lý do đó mà những frameworks trừu tượng được tạo ra bởi các nhà phát triển nhằm cho phép bạn sử dụng mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức.
Django và Flask là hai frameworks của Python, nó không chỉ cung cấp các chức năng cơ bản cần thiết mà còn bảo mật và hiệu quả. Spring chính là frameworks với hệ sinh thái rộng lớn nhất của Java, không chỉ vậy nó còn sỡ hữu một cộng đồng xung quanh khá lớn. Đối với các nhà phát triển, thì trong việc phát triển web, những frameworks này hỗ trợ cho Java lẫn Python trở nên vô cùng mạnh mẽ hơn.
2.5.3. Machine Learning
Đối với những người thuộc các ngành khác nhau muốn thử nghiệm Machine Learning cũng như đưa sức mạnh của AI vào các lĩnh vực tương ứng thì Python chính là một sự lựa chọn phổ biến nhất, lý do là bởi vì cú pháp của nó tương đối đơn giản và đồng thời đây cũng chính là loại ngôn ngữ đa năng hoàn chỉnh. Đây cũng chính là lý do mà Python – một loại ngôn ngữ lập trình với một thư viện và hệ sinh thái khổng lồ, được rất nhiều nhà phát triển trong lĩnh vực Machine Learning và AI lựa chọn.
Với tính năng đơn giản trong việc sử dụng và gỡ lỗi thì Java cũng là một trong các ngôn ngữ phổ biến được các nhà phát triển Machine Learning lựa chọn. Một số ứng dụng cấp doanh nghiệp và quy mô lớn cũng đã vận dụng ngôn ngữ Java. Các bạn có thể sử dụng một số thư viện sau của Java như những trợ thủ đắc lực cho mình, bao gồm: MOA, Weka, DeepLearning4, Mallet.
Cả Python lẫn Java đều là các ngôn ngữ đều là các ngôn ngữ hướng đối tượng có thể chạy trên bất kỳ nền tảng hệ điều hành nào với các thư viện khổng lồ có sẵn. Tuy nhiên, chúng lại có cách thực thi khác nhau, nhưng nếu bạn lựa chọn bất kỳ loại ngôn ngữ nào nhằm mục đích bắt đầu hành trình của mình thì hãy tin rằng sẽ không thiếu môi trường và tài nguyên cho bạn.
Python có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất đối với những bạn vẫn còn khá lạ lẫm với lập trình, lý do là bởi vì nó tương đối dễ dàng hơn, cú pháp cũng có sự tương tự như tiếng Anh, bên cạnh đó trong các khoá học về máy tính trên khắp thế giới Python cũng là loại ngôn ngữ được sử dụng phổ biến.
Tuy nhiên, có lẽ bạn sẽ cảm thấy quen thuộc hơn với Java nếu bạn có mục tiêu là xây dựng nên các ứng dụng với nền tảng đến từ thế giới của C/ C++.
Nói tóm lại, các bạn có thể tuỳ thuộc vào mục tiêu cũng như khả năng của bản thân để có thể lựa chọn được cho mình loại ngôn ngữ thích hợp nhất.
2 thoughts on “Nên Học Java Hay Python Để Phát Triển Công Việc”