Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Tìm hiểu thế nào là một Project Manager và phân biệt với Product Manager?

Project Manager là gì?

Project (dự án) là một kế hoạch được thiết lập để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi giai đoạn thực hiện kết thúc, mục tiêu của dự án là đảm bảo rằng các yêu cầu đã được thực hiện một cách đầy đủ và chính xác, và từ đó, kết quả cuối cùng của dự án trở nên rõ ràng. Được xem là thành công khi đạt được những mục tiêu đã đề ra, dự án là quá trình có hệ thống và có mục tiêu để đảm bảo sự hiệu quả và hoàn thiện.

Project Manager là gì
Project Manager là gì

Người Quản lý Dự án, thường được biết đến là Project Manager, là người mà công ty hoặc tổ chức ủy nhiệm để đảm bảo giám sát và quản lý toàn bộ quá trình triển khai các dự án từ đầu đến cuối một cách suôn sẻ, đồng thời đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã đề ra. Vai trò của Project Manager có thể được hiểu đơn giản là người nhận dự án từ cấp trên và chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý tổng thể của dự án, bao gồm việc phân chia nó thành các công việc cụ thể có thể thực hiện và kiểm soát.

Project Manager đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và đội ngũ phát triển dự án. Sau khi nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, họ chịu trách nhiệm truyền đạt thông tin này đến đội ngũ phát triển. Project Manager sau đó sẽ tiến hành phân công nhiệm vụ, xây dựng quy trình làm việc, và thực hiện giám sát chặt chẽ trên toàn bộ quá trình triển khai dự án để đảm bảo rằng các yêu cầu quan trọng của công ty hoặc tổ chức như chi phí, chất lượng, tiến độ, v.v. được duy trì và đạt được.

Phân biệt Project Manager và Product Manager

project-manager-va-product-manager

Sự khác nhau Project Manager và Product Manager

Sẽ rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa Project Manager và Product Manager. Khác biệt mấu chốt giữa hai vị trí này chính là vai trò của họ. Product Manager được ví như một mini-CEO, chịu trách nhiệm thành công hay thất bại xuyên suốt quá trình của sản phẩm.

Đồng thời, Product Manager còn có nghĩa vũ hướng dẫn đội ngũ thiết kế, kỹ thuật,… nghiên cứu thị trường, quyết định hướng đi của sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được phát triển một cách tốt nhất, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và đạt hiệu quả kinh doanh.

Bạn có thể hình dung cả công ty này trên một hành trình bằng thuyền ra đến đảo. Product Manager sẽ giống một “ thuyền trưởng ” đề xuất đích đến, đồng thời thuyết phục mọi người tin vào quyết định của mình. Còn Project Manager sẽ chịu trách nhiệm xem bản đồ, phân công công việc đến các team và giám sát con thuyền đi đúng hướng và đến bến an toàn.

Vai trò của Project Manager

Project Manager thường đảm nhận vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và quản lý toàn bộ chuỗi công việc từ quá trình lập kế hoạch, thực hiện, đến giám sát cho đến khi dự án hoàn thành. Được xem như người chủ trì, Project Manager có khả năng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên một cách hiệu quả, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ tối đa cho nhóm làm việc, giúp họ hoàn thành dự án theo yêu cầu đã đặt ra và đồng thời đảm bảo rằng mọi bước tiến triển đều diễn ra một cách suôn sẻ. Vai trò của Project Manager chỉ kết thúc khi dự án đã được hoàn thành thành công và đáp ứng đúng các yêu cầu được giao.

Những yếu tố cần thiết để trở thành một Project Manager giỏi

  • Lên kế hoạch dự án từ khi bắt đầu
  • Vạch ra timeline
  • Thực hiện từng giai đoạn
  • Giao tiếp
  • Xử lý khắc phục sự cố
  • Quản lý ngân sách

Công việc của Project Manager là gì?

– Lập kế hoạch công việc, kế hoạch nhân sự và thực hiện dự án: sau khi tiếp nhận dự án, người quản lý sẽ phác thảo ra một bản kế hoạch trong đó sẽ có các nội dung như: cách dự án khởi đầu, cách chúng sẽ được xây dựng và cách chúng sẽ hoàn thành.

– Theo dõi tiến độ của dự án, Quản lý và báo cáo tiến độ của dự án cho các các bên liên quan của dự án, quản lý nguồn lực: Người quản lý dự án sẽ theo dõi tiến độ của toàn bộ dự án, nắm rõ công việc của từng thành viên trong team và xem họ đã thực hiện đúng vai trò được giao chưa.

Người quản lý dự án đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và team, nên họ cũng phải xuyên gặp gỡ với khách hàng để báo cáo tình hình dự án. Như vậy, Project Manager có trách nhiệm nắm bắt toàn bộ quá trình và thông báo cho các bên để họ hiểu tình hình dự án.

– Quản lý ngân sách dự án trong giới hạn cho phép, tiến độ và chất lượng dự án: Mỗi dự án đều có ngân sách nhất định và một khung thời gian bắt đầu và kết thúc. Nhiệm vụ của một Project Manager là quản lý quỹ ngân sách trong giới hạn cho phép, quản lý hoạt động diễn ra trơn tru.

Bên cạnh đó thúc đẩy kiểm soát lộ trình và thúc đẩy các thành viên trong team làm việc để dự án được hoàn thành đúng thời gian yêu cầu.

– Báo cáo, ghi nhận thống kê cần thiết để rút kinh nghiệm đồng thời quản lý rủi ro cũng như xung đột ở dự án

Yêu cầu để trở thành một Project Manager

Về kiến thức

project-manager-can-co-ky-nang-gi

Project Manager cần có những kĩ năng gì?

Người quản lý dự án cần sở hữu một loạt kiến thức đa dạng để hiệu quả trong vai trò của mình. Điều này bao gồm kiến thức về quản trị dự án, hiểu biết về sản phẩm, kỹ năng giao tiếp, và nhiều khía cạnh khác. Quản lý dự án không chỉ là một quá trình phức tạp mà còn đòi hỏi sự chuyên sâu và linh hoạt trong việc áp dụng những kiến thức này vào thực tế.

Để trở thành một Project Manager xuất sắc, không chỉ đơn giản là có đủ kiến thức mà còn là quá trình không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng. Việc này không chỉ giúp cập nhật những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản lý dự án mà còn giúp người quản lý đối mặt và giải quyết các thách thức đa dạng một cách sáng tạo. Sự học hỏi liên tục và sự trau dồi kiến thức là chìa khóa để thành công trong vai trò người quản lý dự án, nơi mà sự đa nhiệm và linh hoạt là yếu tố quan trọng để đối mặt với những tình huống thay đổi không ngừng.

Các kỹ năng

Việc làm thế nào để quản trị một dự án thành công, người quản lý dự án không chỉ cần có các kiến thức chuyên môn mà còn cần các kỹ năng về quản lý và kỹ năng về quản lý con người

Kỹ năng quản lý :

  • Quản lý tiến độ
  • Quản lý chi phí,
  • Quản lý nguồn nhân lực,
  • Phòng ngừa rủi ro,
  • Thực hiện đánh giá…

Kỹ năng quản lý con người:

  • Kỹ năng leader: Người quản lý có trách nhiệm dẫn dắt và định hướng cho team cũng như khách hàng.
  • Kỹ năng Team building và Trust Building: Vì là một team nên các thành viên cần phải có sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó giúp công việc mang lại hiệu quả cao hơn. Người có thể kết nối mọi người nhau chính là Project Manager – người quản lý.
  • Kỹ năng thương thảo: Một PM thì không thể thiếu bởi họ luôn gặp gỡ khách hàng cũng như có trách nhiệm với cả một team. Việc tranh cãi sẽ thường xảy ra trong team. Vì vậy, Project Manager luôn cần có kỹ năng này để lắng nghe các ý kiến và giải quyết các tranh chấp.
  • Kỹ năng coaching: Khi bạn là một PM bạn phải biết huấn luyện, đào tạo nhân viên của mình. Điều này sẽ giúp các thành viên trong team có thể tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và nâng cao khả năng của mình.

Những điểm hấp dẫn mà Project Manager mang lại

Cơ hội việc làm và mức thu nhập cao và cơ hội việc làm cao: Mức lương của các nhà quản lý dự án là khá cao. Nó thậm chí có thể sinh lợi hơn 20% mức lương hàng năm nếu bạn kiếm được chứng chỉ chuyên nghiệp quản lý dự án.

Thống kê cho thấy Project Manager là một ngành phát triển nhanh nhất thế giới. Các công ty hiện nay bắt đầu tạo ra các vị trí công việc PM mới, đào tạo quản lý dự án cho nhân viên.

thu-nhap-cua-project-manager-la-bao-nhieu

Mức thu nhập của Project Manager có hấp dẫn ?

Project Manager là một người có nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Một Project Manager phải làm việc với mọi người mọi lúc trong dự án. Đó có thể là người trong team bạn, trong công ty hoặc đối tác của bạn. Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm xử lý hết tất cả mọi vấn đề trong dự án cả về vấn đề xã hội lẫn vấn đề chuyên môn.

Tiếp xúc với nhiều công nghệ mới: Quản lý dự án là một nghề mà bạn làm việc liên tục với các công nghệ mới để cải thiện dự án của bạn. Project Manager là người luôn updates các kiến thức cũng như công nghệ đi đầu để làm cho dự án mình tốt nhất.

Project Manager có thể tự cải thiện và lên nhiều kế hoạch lớn hơn: Có rất nhiều khoá đào tạo quản lý, hội thảo, diễn đàn mà bạn có thể cải thiện mọi lúc. Không chỉ vậy, quản lý dự án còn là một nơi tuyệt vời để bạn có những cơ hội tìm lối đi riêng như sở hữu một công ty riêng.

Lời kết

Việc quản lý dự án không chỉ là một nghề mang lại nhiều lợi ích mà còn là một thách thức hấp dẫn. Người làm Project Manager không chỉ là người chỉ huy mà còn là người truyền cảm hứng và đam mê cho công việc, đồng thời giải quyết mọi vấn đề xuất hiện trong quá trình triển khai dự án cũng như quản lý nhóm nhân viên.

Nếu bạn đang bắt đầu hành trình xây dựng sự nghiệp của mình để trở thành một nhà quản lý xuất sắc, bước quan trọng đầu tiên là nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng. Việc có chứng chỉ PMP không chỉ chứng minh khả năng chuyên môn của bạn mà còn tạo ra sự uy tín trong ngành. Đồng thời, xây dựng kỹ năng mềm quản lý là một yếu tố quan trọng, bao gồm khả năng giao tiếp hiệu quả, quản lý thời gian, và làm việc nhóm.

Bằng cách học hỏi và phát triển cả về mặt kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, bạn sẽ có cơ hội không chỉ làm chủ được các khía cạnh kỹ thuật của dự án mà còn trở thành một lãnh đạo mạnh mẽ, tạo động lực cho đồng đội và đảm bảo sự thành công của mọi dự án mà bạn đảm nhận.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *