Scrum Master là một vai trò quan trọng trong phương pháp Scrum, chịu trách nhiệm hỗ trợ nhóm và tổ chức hiểu và áp dụng đúng các giá trị, nguyên tắc, lý thuyết và quy tắc của Scrum. Đây không chỉ là một người giám sát mà còn là một người hướng dẫn và thúc đẩy sự phát triển, giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về Scrum Master, dưới đây là bài viết tìm hiểu chi tiết về vai trò này cùng các nhiệm vụ chính mà một Scrum Master đảm nhận. Hãy cùng khám phá để nắm rõ hơn vai trò quan trọng của họ trong việc triển khai và duy trì Scrum hiệu quả trong tổ chức!
Định nghĩa Scrum Master là gì?
Scrum Master là một vai trò quan trọng trong mô hình Agile. Trong mô hình này, Scrum Master là người chịu trách nhiệm tổ chức, hỗ trợ và làm cầu nối giữa khách hàng, Product Owner và Scrum Team Members.
Bạn biết Scrum Master là gì chưa?
Cụ thể, nhiệm vụ của Scrum Master bao gồm:
- Thu thập yêu cầu và quản lý Product Backlog: Scrum Master trao đổi với Product Owner để thu thập yêu cầu từ khách hàng, sau đó giúp Product Owner viết lại các yêu cầu dưới dạng User Stories và sắp xếp chúng theo độ ưu tiên trong Product Backlog.
- Chuẩn bị công việc cho Sprint: Trong mỗi Sprint Planning, Scrum Master giúp Scrum Team hiểu các yêu cầu và mức độ ưu tiên của từng User Story. Scrum Master cùng team ước lượng độ khó của các User Story (thông qua User Story Points) để đảm bảo kế hoạch thực hiện hợp lý.
- Giám sát tiến độ hàng ngày: Scrum Master tổ chức các cuộc họp Daily Standup để đảm bảo các thành viên cập nhật tiến độ công việc và phát hiện sớm các vấn đề phát sinh. Nếu có rủi ro hoặc trở ngại trong quá trình thực hiện, Scrum Master phải nhanh chóng giải quyết hoặc hỗ trợ team để đảm bảo Sprint không bị trễ.
- Chuẩn bị cho Sprint tiếp theo: Trong khi Sprint đang diễn ra, Scrum Master cần chuẩn bị công việc cho Sprint kế tiếp, đảm bảo rằng team luôn có công việc sẵn sàng khi bắt đầu Sprint mới.
- Họp đánh giá và cải tiến (Retrospective): Sau khi kết thúc mỗi Sprint, Scrum Master tổ chức Sprint Retrospective để đánh giá hiệu quả của Sprint và tìm ra những vấn đề hoặc điểm cần cải thiện. Scrum Master và team cùng nhau rút ra bài học và áp dụng vào Sprint tiếp theo để nâng cao hiệu quả công việc.
Tóm lại, Scrum Master không chỉ là người tổ chức và quản lý quy trình Scrum, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường làm việc hợp tác, hiệu quả và giúp team phát triển liên tục.
Scrum Master giúp điều hòa hoạt động trong Scrum Team
3 kỹ năng quan trọng của một Scrum Master là gì?
Để trở thành một Scrum Master chuyên nghiệp thì bạn cần phải có 3 kỹ năng quan trọng như sau:
- Thứ 1: Để làm một Scrum Master thì bạn phải có nhiều kiến thức về Scrum. Hiện nay, các công ty đang tổ chức cho các khóa học có liên quan đến Scrum. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể tham gia để hiểu được trách nhiệm của từng vai trò cụ thể trong mô hình Scrum như thế nào cũng như quá trình hoạt động của từng Sprint ra sao.
Để trở thành Scrum Master bạn cần có nhiều kỹ năng
- Thứ 2: Bạ cần phải có khả năng tổ chức khoa học và hiệu quả từ các công việc như: quản lý user story, đến kiểm soát các meeting, quản lý backlog. Trong mỗi một Scrum sẽ có nhiều meeting như: Daily stand-up meeting, Sprint retrospective meeting…Stand-up meeting. Cụ thể trong các stand-up thì Scrum Master thì bạn cần đưa ra được 3 câu hỏi là: Hôm qua đã làm được gì? Hôm nay sẽ làm gì tiếp theo? Có cần issue gì không? Ngoài ra, bạn cũng không cần giải thích quá lòng vòng nếu như issue đã gặp bạn. Thay vào đó, thì các Scrum Master chỉ việc nắm được vấn đề rồi tìm kiếm người hỗ trợ cho họ để nhanh chóng giải quyết được vấn đề mà còn giảm thiểu được tình trạng mất thời gian.
- Thứ 3: Một Scrum Master cần sở hữu khả năng lên kế hoạch nhanh chóng, dễ dàng. Một số gợi ý cho bạn như: Scrum Master cần biết cách sắp xếp User Story sao cho hợp lý nhất và không bị chồng chéo quá nhiều vào nhau. Bởi vì chỉ có những User Story quá lệ thuộc vào các loại User Story khác sẽ mới bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, để trở thành một Scrum Master bạn cũng cần sở hữu những tố chất như sau:
- Có thể làm việc toàn thời gian nhằm: phục vụ cho nhóm phát triển, Product Owner và các tổ chức trong quá trình phát triển lâu dài.
- Scrum Master phải là người có độ am hiểu về Scrum vô cùng cao. Chỉ khi có sự am hiểu này thì bạn mới có thể trở thành người đủ khả năng giảng dạy, hướng dẫn cũng như thực thi bảo vệ cho Scrum.
- Kỹ năng giao tiếp tốt là điều không thể thiếu đối với một Scrum Master.
- Cần chủ động rèn luyện thường xuyên các kỹ năng, các phương pháp phục vụ giảng dạy nhóm cũng như kỹ thuật phát triển chung cho doanh nghiệp.
- Một Scrum Master cần phải có tinh thần học tập cao, thường xuyên cải tiến và củng cố kiến thức cũng như kỹ năng cho bản thân để đảm bảo cho môi trường làm việc được liên tục.
Scrum Master làm công việc gì
- Điều phối cuộc họp liên quan đến dự án
- Xử lý , giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất khi gặp sự cố trong quá trình làm việc
- Huấn luyện về các nguyên tắc Scrum và thực hành
- Tạo điều kiện để các cuộc thảo luận trở nên sôi nổi, cởi mở
- Bàn luận chuyên sâu về các vấn đề của dự án
- Xác định và giải quyết các vấn đề
- Theo dõi và cập nhật tiến trình dự án
- Đánh giá hiệu suất công việc của nhóm
- Đánh giá năng lực của từng thành viên sau mỗi giai đoạn phát triển
- Đề ra hướng đi phát triển năng suất công việc thật hiệu quả cho lần tiếp theo
Cách để trở thành một Scrum Master là gì?
Với mục đích trở thành một chuyên gia Scrum Master giỏi thì bạn cần phải nắm rõ được các phương diện như: Facilitator, Coach, Mentor, Teacher, Impediment Remover và cả Change Agent nữa. Cụ thể các phương diện mà bạn bắt buộc cần phải nắm vững đó là:
- Facilitator: Scrum Master có thể hỗ trợ cho việc tạo ra một môi trường làm việc mà ở trong đó các đội giới hạn đoàn kết, thấu hiểu và có thể kết hợp để làm việc với nhau.
- Coach: Scrum Master có nhiệm vụ giúp đỡ cho từng cá nhân và góp ý những điều họ đang thiếu, những điểm họ đang mạnh để họ có thể thay đổi tư duy cũng như hành vi cá nhân của chính mình. Quá trình này sẽ giúp cho Scrum Team trưởng thành hơn, nâng cao được khả năng đoàn kết, liên kết và cân bằng khi làm việc hiệu quả hơn.
Scrum Master giúp Scrum Team mang lại những lợi ích nhất định
- Mentor: Scrum Master là người biết cách chia sẻ kinh nghiệm của chính mình với các thành viên khác ở trong Scrum Team. Từ đó, giúp cho Scrum Team có thể nắm vững hơn các giá trị cụ thể của các Scrum. Đây cũng chính là lý do giúp cho Scrum có thể cải tiến được công việc của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Teacher: Scrum Master được miêu tả như một người thầy với khả năng dạy dỗ, hướng dẫn cho Scrum team và tổ chức có thể hiểu rõ hơn về Scrum cũng như sử dụng được tối đa mọi phương thức để hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc.
- Impediment Remover: Scrum Master là người biết cách, biết được thời điểm nào là phù hợp nhất để giúp cho Scrum Team có thể giải quyết được các vấn đề đang làm cản trở tiến trình làm việc của họ.
- Change Agent: Scrum Master được ví von như là người tiêu phong trong việc tạo ra một nền văn hóa hoàn toàn mới. Mà trong nền văn hóa đó, thì Scrum Team có thể phát triển và tiến hóa nhanh chóng nhất.
Sau các điểm trên thì bạn có thể thấy để làm được một Scrum Master hoàn toàn không hề dễ đúng không nào? Mọi công việc mọi bước đi họ thực hiện đều cần phải đảm bảo không gian cho Scrum có thể phát triển và làm tốt nhất công việc của mình. Nhằm đảm bảo thành công cho những công việc trên, thì một Scrum Master cần phải nắm rõ được vai trò của mình cũng như hiểu rõ về chuyển đổi, biển đổi để đưa ra được hướng đi phù hợp nhất cho Scrum Team của mình. Bởi vậy, một vị trí Scrum Master là vô cùng quan trọng và không phải ai cũng có thể đảm nhận được vị trí này trong công ty.
Tổng kết
Để trở thành một Scrum Master giỏi, chỉ học lý thuyết từ sách vở là chưa đủ. Việc tham gia vào các dự án thực tế là rất quan trọng, vì đó là nơi bạn có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế và học hỏi từ các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc. Thực hành thường xuyên sẽ giúp bạn:
- Nâng cao khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề: Scrum Master phải là người kết nối giữa khách hàng, Product Owner và đội ngũ Scrum. Việc giao tiếp hiệu quả và giải quyết các vấn đề khi chúng phát sinh trong quá trình phát triển sản phẩm là rất quan trọng.
- Thực hành kỹ năng tổ chức và điều phối: Scrum Master cần có khả năng tổ chức các cuộc họp Sprint Planning, Daily Standup, Sprint Review, và Sprint Retrospective sao cho hiệu quả, giúp team làm việc nhịp nhàng.
- Cải thiện khả năng quản lý xung đột: Trong quá trình làm việc nhóm, không tránh khỏi xung đột. Scrum Master phải biết cách xử lý và giảm thiểu những mâu thuẫn đó để đảm bảo mọi thành viên trong team đều hướng đến mục tiêu chung.
- Tìm hiểu sâu hơn về quy trình Scrum: Mặc dù lý thuyết rất quan trọng, nhưng trong thực tế bạn sẽ gặp phải những tình huống mà sách vở không thể đưa ra giải pháp. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn trở thành một Scrum Master xuất sắc.
Tóm lại, Scrum Master không chỉ là người hiểu về lý thuyết mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn. Chỉ khi thực sự tham gia vào dự án và đối mặt với các tình huống thực tế, bạn mới có thể rút ra được những bài học quý giá và cải thiện kỹ năng của mình.