Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vinascript/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Thuật ngữ lập trình tiếng Anh tổng hợp - VinaScript

Latest Post

Triển khai dự án PHP, Mysql với Nginx trên Docker Tìm hiểu về HTML – Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML

Bài viết này sẽ giới thiệu về một số thuật ngữ lập trình tiếng Anh thường gặp và ý nghĩa của chúng. Thuật ngữ lập trình tiếng Anh là những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong ngành lập trình để diễn tả các khái niệm, công cụ, kỹ thuật, ngôn ngữ, hoặc các vấn đề liên quan đến lập trình. Việc nắm vững các thuật ngữ lập trình tiếng Anh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lập trình, giao tiếp tốt hơn với các lập trình viên khác, và học hỏi nhiều hơn từ các nguồn tài liệu tiếng Anh.

Một số thuật ngữ lập trình cơ bản và thông dụng nhất

  1. Operating system: hệ điều hành
  2. Multi-user: đa người dùng -> Multi – user software: phần mềm cho phép nhiều người dùng truy cập cùng lúc.
  3. Alphanumeric data: Dữ liệu chữ số, dữ liệu cấu thành các chữ cái và bất kỳ chữ số từ 0 đến 9.
  4. PPP: Là chữ viết tắt của “Point-to-Point Protocol”. Đây là một giao thức kết nối Internet tin cậy thông qua Modem
  5. Authority work: Công tác biên mục (tạo ra các điểm truy cập) đối với tên, tựa đề hay chủ đề; riêng đối với biên mục tên và nhan đề, quá trình này bao gồm xác định tất cả các tên hay tựa đề và liên kết các tên/tựa đề không được chọn với tên/tựa đề được chọn làm điểm truy dụng. Đôi khi quá trình này cũng bao gồm liên kết tên và tựa đề với nhau.
  6. Alphabetical catalog: Mục lục xếp theo trật tự chữ cái.
  7. Broad classification: Phân loại tổng quát
  8. Cluster controller: Bộ điều khiển trùm
  9. Gateway: Cổng kết nối Internet cho những mạng lớn
  10. OSI: chữ viết tắt của “Open System Interconnection”, hay còn gọi là mô hình chuẩn OSI
  11. Packet: Gói dữ liệu
  12. Source Code: Mã nguồn (của của file hay một chương trình nào đó)
  13. Port: Cổng
  14. Cataloging: Công tác biên mục. Nếu làm trong các tổ chức phi lợi nhuận thì gọi là cataloging, nếu làm vì mục đích thương mại thì gọi là indexing
  15. Subject entry: thẻ chủ đề: công cụ truy cập thông qua chủ đề của ấn phẩm .
  16. Memory: bộ nhớ
  17. Microprocessor: bộ vi xử lý
  18. Operation: thao tác
  19. Storage: lưu trữ
  20. Chief source of information: nguồn thông tin chính. Dùng tạo ra phần mô tả của một biểu ghi thay thế như trang bìa sách, hình nhan đề phim hoạt hình hay nhãn băng đĩa.
  21. Graphics: đồ họa
  22. Hardware: Phần cứng/Software: phần mềm
  23. Text: Văn bản chỉ bao gồm ký tự
  24. Remote Access: Truy cập từ xa qua mạng
  25. Union catalog: Mục lục liên hợp. Thư mục thể hiện những tài liệu ở nhiều thư viện hay kho tư
  26. Configuration: Cấu hình
  27. Protocol:  Giao thức
  28. Technical: Thuộc về kỹ thuật
  29. Pinpoint: Chỉ ra một cách chính xác
  30. Ferrite ring: Vòng nhiễm từ
  31. Abbreviation: sự tóm tắt, rút gọn
  32. Analysis: phân tích
  33. Appliance: thiết bị, máy móc
  34. Application: ứng dụng
  35. Arise: xuất hiện, nảy sinh
  36. Available: dùng được, có hiệu lực
  37. Background: bối cảnh, bổ trợ
  38. Certification: giấy chứng nhận
  39. Chief: giám đốc
  40. Common: thông thường,
  41. Compatible: tương thích
  42. Consultant: cố vấn, chuyên viên tham vấn  
  43. Convenience convenience: thuận tiện
  44. Customer: khách hàng
  45. Database: cơ sở dữ liệu
  46. Deal: giao dịch
  47. Demand: yêu cầu
  48. Detailed: chi tiết
  49. Develop: phát triển
  50. Drawback: trở ngại, hạn chế
  51. Effective: có hiệu lực
  52. Eficient: có hiệu suất cao
  53. Employ: thuê ai làm gì
  54. Enterprise: tập đoàn, công ty
  55. Environment: môi trường
  56. Equipment: thiết bị
  57. Expertise: thành thạo, tinh thông
  58. Eyestrain: mỏi mắt
  59. Goal: mục tiêu
  60. Implement: công cụ, phương tiện
  61. Increase: sự tăng thêm, tăng lên
  62. Install: cài đặt
  63. Instruction: chỉ thị, chỉ dẫn
  64. Insurance: bảo hiểm
  65. Integrate: hợp nhất, sáp nhập
  66. Intranet: mạng nội bộ
  67. Low: yếu, chậm
  68. Maintain: duy trì
  69. Matrix: ma trận
  70. Negotiate: thương lượng
  71. Order: yêu cầu
  72. Oversee: quan sát
  73. Prevail: thịnh hành, phổ biến
  74. Process: tiến trình, tiến triển
  75. Provide: cung cấp
  76. Rapid: nhanh chóng
  77. Remote: từ xa
  78. Replace: thay thế
  79. Resource: tài nguyên, nguồn
  80. Respond: phản hồi
  81. Simultaneous: đồng thời
  82. Substantial: tính thực tế
  83. Multi-task: đa nhiệm.
  84. Priority: sự ưu tiên.
  85. Productivity: hiệu suất.
  86. Real-time: thời gian thực.
  87. Schedule: lập lịch, lịch biểu.
  88. Similar: giống.
  89. Storage: lưu trữ.
  90. Technology: công nghệ.
  91. Tiny: nhỏ bé.
  92. Digital: số, thuộc về số.
  93. Chain: chuỗi.
  94. Clarify: làm cho trong sáng dễ hiểu.
  95. Individual: cá nhân, cá thể.
  96. Inertia: quán tính.
  97. Irregularity: sự bất thường, không theo quy tắc.
  98. Quality: chất lượng.
  99. Quantity: số lượng.
  100. Ribbon: dải băng.
  101. Abacus: bàn tính.
  102. Analog: tương tự.
  103. Command: ra lệnh, lệnh (trong máy tính)
  104. Dependable: có thể tin cậy được
  105. Devise: nghĩ ra, phát minh ra
  106. Accumulator: tổng
  107. Addition: phép cộng
  108. Address: địa chỉ
  109. Appropriate: thích hợp, tương thích
  110. Arithmetic: số học
  111. Capability: khả năng
  112. Circuit: Mạch
  113. Complex: phức tạp
  114. Component: thành phần
  115. Computer: máy tính
  116. Computerize: Tin học hóa
  117. Conver: chuyển đổi
  118. Data: dữ liệu
  119. Decision: quyết định
  120. Demagnetize: khử từ hóa
  121. Device: thiết bị
  122. Disk: đĩa
  123. Division: phép  chia
  124. Minicomputer: máy tính mini
  125. Multiplication: phép nhân
  126. Numeric: số học, thuộc về số học
  127. Operation: thao tác
  128. Output: ra, đưa ra
  129. Perform: tiến hành, thi hành, trình diễn
  130. Process: xử lý
  131. Pulse:  xung (trong máy tính)
  132. Signal: tín hiệu
  133. Solution: giải pháp, lời giải
  134. Store: lưu trữ
  135. Subtraction: phép trừ
  136. Switch: chuyển
  137. Tape: ghi băng, băng
  138. Terminal: máy trạm; thiết bị đầu cuối hay chương trình giao diện cửa sổ dòng lệnh (trong máy tính).
  139. Transmit: truyền, phát (tín hiệu).
  140. Binary: hệ nhị phân, thuộc về nhị phân (là một hệ đếm dùng hai ký tự thường là 0 và 1 để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2).
thuật ngữ lập trình

Thuật ngữ lập trình chuyên ngành

Thuật ngữ lập trình trong máy tính (Computer terminology)

  • Algorithm (Thuật toán)

Thuật toán, còn được gọi là giải thuật, là một bộ hướng dẫn hữu hạn, bao gồm các bước cụ thể hoặc lối tắt mà máy tính có thể thực hiện. Mục tiêu của thuật toán là giải quyết các bài toán và loại vấn đề cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử và tin học. Vì vậy, thuật toán đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của lập trình viên.

Một mảng là một cấu trúc dữ liệu để lưu trữ một tập hợp các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Mỗi phần tử trong mảng có một chỉ số (index) để truy cập. Một mảng có thể có một hoặc nhiều chiều. Ví dụ: Mảng một chiều, mảng hai chiều, mảng động.

  • Class

Một lớp (class) là một khái niệm trong lập trình hướng đối tượng, đại diện cho một nhóm các đối tượng có các thuộc tính và phương thức chung. Một lớp có thể được coi là một khuôn mẫu (template) để tạo ra các đối tượng. Ví dụ: Lớp Học sinh, lớp Sinh viên, lớp Hình chữ nhật.

  • Function

Một hàm (function) là một đoạn mã lập trình được đặt tên và có thể được gọi lại nhiều lần. Một hàm có thể nhận vào một hoặc nhiều tham số (parameter) và trả về một giá trị hoặc không trả về gì. Một hàm có thể được định nghĩa bởi người lập trình hoặc là một hàm có sẵn trong ngôn ngữ lập trình. Ví dụ: Hàm tính tổng, hàm in ra màn hình, hàm tìm kiếm.

  • Application (ứng dụng)

Thuật ngữ lập trình App hay application là một chương trình được thiết kế ra nhằm mục đích thực hiện hoặc cung cấp một tác vụ cụ thể nào đó cho người dùng. Ví dụ: App trên máy tính để bàn, xách tay, máy tính bảng gọi là ứng dụng máy tính; trên điện thoại cầm tay gọi là ứng dụng di động.

  • Browser (trình duyệt web)

Trình duyệt web là một công cụ cho phép bạn truy cập vào mạng internet. Ví dụ: Chrome, Cốc Cốc, Microsoft Edge, Internet Explorer và Mozilla Firefox,… đều là các trình duyệt web.

  • Bug (lỗi – trong máy tính)

Bug là thuật ngữ lập trình được mô tả như một vấn đề, một “lỗ hổng bảo mật” hoặc một lỗi trong chương trình hoặc máy tính làm cho nó hoạt động không bình thường.

Debug là quá trình tìm và sửa các lỗi (bug) trong chương trình. Debug có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ debug (debugger) hoặc bằng cách in ra các thông báo (print statement) để kiểm tra giá trị của các biến hoặc trạng thái của chương trình. Ví dụ: Debug trong Visual Studio, Debug trong PyCharm, Debug trong Chrome.

  • Cookies

Thuật ngữ lập trình Cookie là các bit dữ liệu (một số tài liệu mô tả là một đoạn văn bản) mà máy tính sử dụng để thu thập thông tin về lịch sử duyệt web lưu tạm thời trên ổ cứng của người dùng, sau đó lấy lại nó. Quá trình này bao gồm thời gian và những ngày mà bạn đã truy cập vào trang web, những từ khóa bạn đã tìm kiếm. Ở một vài quốc gia, ta cần phải ủy quyền cho một trang web nào đó để lưu cookie trước khi truy cập vào trang web.

  • Cursor (con trỏ – chuột)

Cursor là biểu tượng được sử dụng để hiển thị vị trí hiện tại của con chuột trên màn hình máy tính của bạn.

  • Database (cơ sở dữ liệu)

Database là một thuật ngữ lập trình riêng biệt chỉ có trong ngành IT. Database là một bộ dữ liệu tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, nhằm mục đích quản lí và truy cập dễ dàng. Ví dụ, một thư viện có thể có cơ sở dữ liệu quản lí tất cả các sách trong thư viện đó.

  • File (tập tin/tệp tin)

File là một tập hợp của thông tin được đặt tên trên máy tính, được chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD cũng như là các loại chip điện tử dùng kĩ thuật flash thường được tìm thấy trong các ổ nhớ có giao diện USB.

  • Folder (thư mục)

Folder là vị trí ảo, là một dạng tệp tin đặc biệt – nơi mà các tệp tin và thư mục khác, hoặc chương trình máy tính được lưu trữ trong một ngăn chứa (folder) để quản lí dễ dàng hơn.

  • Hard Drive/Hard Disk Drive – HDD (ổ cứng)

Thuật ngữ lập trình HDD là một loại đĩa hình tròn với bề mặt được phủ vật liệu từ tính, có chức năng lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu trong ổ cứng được xếp vào loại bộ nhớ “không thay đổi”, tức không bị mất đi khi ta ngắt nguồn điện.

  • Solid-State Drive – SSD (ổ đĩa bán dẫn/ổ đĩa thể/ổ đĩa điện tử)

SSD là một loại phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash ở trạng thái rắn, hoạt động như một thiết bị lưu trữ được làm từ vật liệu bán dẫn semiconductor/solid state.

  • Hardware (phần cứng)

Thuật ngữ lập trình Hardware bao gồm các vật liệu hữu hình của hệ thống máy tính điện tử: các thành phần điện, điện tử, cơ điện và cơ khí (như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ); các dây cáp, cũng như tủ hoặc hộp, các thiết bị ngoại vi,…

  • Icon (biểu tượng)

Thuật ngữ lập trình Icon là một hình ảnh nhỏ đại diện cho một chương trình hoặc tập tin, giúp điều hướng chương trình hoặc tập tin đó.

  • Network (mạng – máy tính)

Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên chung, có thể được liên kết thông qua dây cáp, đường dây điện thoại, qua sóng radio, vệ tinh hoặc qua tia hồng ngoại. Ví dụ: máy in và đĩa CD.

  • Server (máy chủ) 

Server là một thuật ngữ lập trình đại diện cho hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ cho các máy tính khác và lưu trữ tất cả chúng ở một nơi, cấp quyền truy cập và chia sẻ thông tin cho những người cùng làm việc trong cùng một công ty.

  • Software (phần mềm)

Phần mềm là tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh hướng dẫn trên máy tính, thông báo cho máy tính biết cách làm việc. Trong khi phần cứng có thể chạm vào và thao tác vật lý, thì phần mềm bao gồm các chương trình trong máy tính được tải xuống hoặc cài đặt điện tử, được xây dựng và thực sự thực hiện công việc.

  • Source Code (mã nguồn)

Mã nguồn trong tin học được hiểu là một thuật ngữ lập trình mô tả dãy các câu lệnh gồm nhiều chữ cái và biểu tượng viết bằng một ngôn ngữ máy tính/lập trình nhằm mục đích biên soạn ra một chương trình máy tính. Mã nguồn thường được lưu trong một hoặc một vài tệp text (có thể đọc được) hoặc được in trong sách.

  • Virus (vi rút – máy tính)

Virus là một thuật ngữ lập trình vô cùng quen thuộc. Chúng là đoạn mã được tạo ra để thực hiện tối thiểu là 2 việc: Tự xen vào hoạt động hiện hành của máy tính 1 cách hợp lệ, để thực hiện tự nhân bản và làm những công việc theo chủ ý của người lập trình. Trong đa số trường hợp, đoạn mã này làm hỏng dữ liệu và hệ thống máy tính, có tính chất lây lan qua các tệp đính kèm, các link độc hại được tải xuống.

Tên/Chức danh công việc (Job titles) trong một nhóm lập trình

  • Computer analysts – Phân tích máy tính

Nhà phân tích máy tính là người nghiên cứu về hệ thống máy tính cũng như đề xuất những cải tiến và thay đổi có thể thực hiện được. Công việc của họ sẽ tạo ra các giải pháp cho vấn đề kỹ thuật và ước tính chi phí để phát triển các giải pháp này.

  • Computer Programmers – Lập trình viên

Thuật ngữ lập trình viên là người làm việc dựa trên các thiết kế của các nhà phát triển phần mềm để viết mã để các máy tính có thể thực hiện được. Họ sẽ phát triển một loạt các hướng dẫn, câu lệnh cho phép máy tính thực hiên nhiệm vụ cụ thể và dễ dàng nhất.

  • Network administrators – Quản trị mạng

Một trong những công việc chính của nhóm lập trình là cài đặt hệ thống máy tính cho các doanh nghiệp và quản lý mạng của một tổ chức. Trong đó, nhân viên quản trị mạng phải có một sự hiểu biết nhất định, sâu sắc về kiến ​​thức công nghệ và thường là người có trình độ cao nhất trong nhóm.

  • Software developers – Nhà phát triển phần mềm

Nhà phát triển phần mềm là những người xây dựng và tạo ra các ứng dụng máy tính giúp các tổ chức và thiết bị hoạt động một cách hiệu quả. Họ phụ trách công việc viết và cụ thể hóa mã nguồn của phần mềm.

Nhà phát triển web là một thuật ngữ lập trình chỉ một lập chuyên viên máy tính làm việc về các ứng dụng online/trực tuyến như thiết kế web, xuất bản trên web và quản lý cơ sở dữ liệu.

Giới thiệu một số thuật ngữ lập trình thông dụng – ngôn ngữ lập trình

thuật ngữ lập trình

JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất bởi tính tương thích mạnh mẽ với hầu hết các trình duyệt web và thiết bị điện tử hiện thời, ngôn ngữ dễ đọc và cấu trúc linh hoạt.

thuật ngữ lập trình

Đây là ngôn ngữ lập trình đặc biệt phù hợp cho các nhà lập trình game và ứng dụng, có tốc độ phát triển nhanh và sâu rộng nhất hiện nay, được sử dụng bởi các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Yahoo, Microsoft, Quora, Dropbox,…

thuật ngữ lập trình

Ưu điểm vượt trội của ngôn ngữ lập trình Java chính là độ bảo mật cao, vượt trội so với nhiều ngôn ngữ khác. Do đó nó xứng đáng là một trong những ngôn ngữ để tạo lập trang web tốt nhất.

thuật ngữ lập trình
  • C/C++/C#
thuật ngữ lập trình

C là một trong những anh cả của các ngôn ngữ lập trình hiện đại. Thuật ngữ lập trình này là nền tảng cho hàng loạt các ngôn ngữ lập trình hiện nay: C++, C#, Objective-C… Với vị trí là một trong những ngôn ngữ lập trình đời đầu, cú pháp đơn giản, dễ sử dụng C đặc biệt phù hợp cho những người mới bắt đầu làm quen bộ môn lập trình.

C++ là một trong những ngôn ngữ lập trình có vị trí đặc biệt trong lĩnh vực tạo lập các phần mềm và ứng dụng di động dẫu có cấu trúc phức tạp và ít phổ biến hơn C.

C# thuộc loại ngôn ngữ lập trình bậc cao, với khả năng tương thích với nhiều nền tảng làm việc khác nhau và kết hợp dễ dàng, thân thiện với các ngôn ngữ lập trình khác. Đây chính là công cụ hỗ trợ hàng đầu của các lập trình viên chuyên nghiệp.

PHP là một trong những ví dụ tuyệt vời của ngôn ngữ lập trình có khả năng ứng dụng tốt nhất trên website và hỗ trợ lập trình hướng đối tượng. Facebook là một trong những nền tảng lớn hoạt động dựa trên ngôn ngữ này.

thuật ngữ lập trình

Objective-C có vai trò quan trọng trong việc phát triển các ứng dụng thuộc hệ điều hành iOS và có thể làm việc độc quyền với nhiều ATP, ngôn ngữ lập trình đặc trưng, dễ hiệu, giảm thiểu tối đa các sai sót.

thuật ngữ lập trình

Swift lấy cảm hứng từ Objective C và ngày càng được ưa chuộng bởi tốc độ xử lý nhanh, linh hoạt và độ bảo mật cao hơn.

Bên cạnh đó còn nhiều thuật ngữ lập trình dạng ngôn ngữ đáng kể đến như: Ruby, SQL, R, Matlab, Scala, Shell, CSS,…

One thought on “Thuật ngữ lập trình tiếng Anh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *