Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Dường như mọi hệ thống IT đều yêu cầu một cơ sở dữ liệu để có thể hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo rằng các dữ liệu này luôn ổn định và sẵn sàng phục vụ người dùng khi cần truy cập? Và ai sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện những công việc quan trọng này?

Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá vấn đề này thông qua việc hiểu rõ hơn về Database Administrator (DBA).

Thế nào là người quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator – DBA)

Người quản trị cơ sở dữ liệu có tên là Database Administrator hay còn được gọi tắt là DBA. Giống như cái tên thì công việc của họ bao gồm:

  • Lên kế hoạch, cài đặt, cấu hình, quản trị cơ sở dữ liệu của công ty
  • Đảm bảo chắc chắn rằng cơ sở dữ liệu hoàn toàn hoạt động hiệu quả, không gặp bất kỳ lỗi gì
  • Lên kế hoạch và theo dõi hay phân bổ tài nguyên một cách hợp lý cho cơ sở dữ liệu
  • Thay đổi, điều chỉnh cấu trúc dữ liệu khi cần thiết
  • Quản trị, tối ưu hóa hiệu suất của dữ liệu
  • Đảm bảo dữ liệu luôn ở trạng thái sẵn sàng cho phép người dùng truy cập và toàn vẹn
  • Quản trị những người sử dụng cơ sở dữ liệu
  • Đảm bảo có thể phục hồi dữ liệu một cách nhanh nhất, thất thoát dữ liệu ít nhất trong các tình huống bất ngờ như: Phần cứng máy chủ bị lỗi, mất đường truyền mạng hay hệ thống phần mềm hệ điều hành bị tê liệt và máy chủ bị cháy nổ
  • Đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu được bảo mật
  • DBA cũng có thể tham gia vào phân tích và cung cấp các dữ liệu để báo cáo với công ty
DBA phải chịu trách nhiệm và vận hành những hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu thường là lên kế hoạch, backup, an ninh mạng hay cấu hình, cài đặt,..

DBA phải chịu trách nhiệm và vận hành những hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu thường là lên kế hoạch, backup, an ninh mạng hay cấu hình, cài đặt,..

Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản là DBA giống với những người bảo vệ, bảo trì kho, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống

Tầm quan trọng của DBA trong doanh nghiệp

Ban đầu, có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng công việc này không gian lợi và dễ dàng, vì mọi thứ đã được tự động hóa và có sẵn. Tuy nhiên, bên dưới bề ngoài đó là một lượng lớn dữ liệu và áp lực công việc nặng nề, đặt gánh nặng lớn lên đôi vai của họ. Hàng ngày, họ phải đảm bảo rằng các phần mềm bán hàng, hệ thống kế toán, quản lý nhân sự và thanh toán tiền lương vẫn hoạt động một cách mượt mà. Tài sản vô hình của công ty, một loại tài sản không thể định giá, đòi hỏi họ phải hoạt động liên tục 24/7 để đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ và khôi phục một cách nhanh chóng.

Cơ hội nghề nghiệp của DBA

Với sự tiến bộ mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện đại, nhu cầu tìm kiếm nhân sự cho vị trí Quản trị cơ sở dữ liệu (DBA) đang trở nên ngày càng cao. Công việc của DBA không chỉ là quan trọng mà còn đóng góp đặc biệt quan trọng vào quá trình phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp. Có rất nhiều công ty đang tập trung tuyển dụng cho vị trí này, đặc biệt là những doanh nghiệp có hệ thống dữ liệu lớn, ngân hàng, công ty tài chính và cả các tổ chức chứng khoán.

Không khó để chúng ta có thể tìm được một công việc liên quan đến DBA, vì trên thực tế thì bất kỳ công ty, doanh nghiệp dù là ngân hàng thì cũng cần bảo vệ dữ liệu

Bình thường, bạn sẽ bắt đầu với vị trí như Database Developer, sau đó tiến lên làm Database Administrator và có thể trở thành Trưởng nhóm Quản trị Dữ liệu. Ngành này có một lộ trình thăng tiến rõ ràng và mang lại cơ hội phát triển. Môi trường làm việc trong ngành này thường được mô tả là năng động và sáng tạo, thu hút sự quan tâm của nhiều người trẻ.

Một trong những yếu tố khiến ngành này hấp dẫn với các bạn trẻ là mức lương hấp dẫn. Đối với những người mới tốt nghiệp, mức lương có thể dao động từ 7-15 triệu đồng, trong khi đối với những người có kinh nghiệm làm việc một số năm ở vị trí này, mức lương có thể nằm trong khoảng 15-25 triệu đồng. Mức lương còn phụ thuộc vào năng lực và hiệu suất làm việc, và có thể tăng cao không giới hạn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người.

Các kỹ năng cần trang bị của một DBA

  • Có bằng cử nhân, kỹ sư các chuyên ngành công nghệ thông tin.
  • Có nền tảng kỹ thuật chắc chắn về cấu trúc dữ liệu

Hãy trang bị cho mình những kỹ năng tốt nhất để trở thành một DBA chuyên nghiệp 

Hãy trang bị cho mình những kỹ năng tốt nhất để trở thành một DBA chuyên nghiệp

  • Đương nhiên là các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về cơ sở dữ liệu. Từ những kiến thức này bạn sẽ có cái nhìn bao quát, tổng quan hơn về hệ quản trị  cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau: Oracle, DB2, MS SQL Server hay MySQL,.. mội hệ quản trị lại có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt đòi hỏi bạn phải nghiên cứu sâu.
  • Có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ truy vấn SQL
  • Kiến thức lập trình: Chắc nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng DBA thì cần gì phải biết lập trình. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng khi bạn làm việc, nếu không có kiến thức lập trình bạn sẽ rất khó xác định các lỗi phát sinh ở trong cơ sở dữ liệu. Ngoài ra các kiến thức lập trình ứng dụng hay lập trình mạng cũng sẽ trở thành công cụ hỗ trợ bạn trong việc quản trị cơ sở dữ liệu: Restore, Schedule, Backup hay Import, Export,..
  • Các kiến thức tổng quan về mạng, các giao thức mạng: TCP/IP, HTTP hay FTP và UDP
  • Các kiến thức về TSQL, PLSQL, SQL, DDL, UML, DML,.. giúp bạn có thể cải thiện tốc độ xử lý của dữ liệu
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Khi các tình huống bất ngờ xảy ra DBA phải có khả năng nhạy bén, xử lý vấn đề nhanh chóng để không ảnh hưởng đến quá trình truy cập của người dùng
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: DBA thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi với các bộ phận khác nhau: developer, quản lý hay đội dự án,.. kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm là cần thiết và quan trọng
  • Kỹ năng phân tích: Bạn phải có khả năng thu thập và xử lý thông tin, đưa ra quyết định nhanh chóng để đảm bảo hệ thống được hoạt động một cách tối ưu nhất
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Khối dữ liệu thì quá lớn, chỉ cần một sai sót nhỏ thôi là đã làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cả hệ thống.

Theo đuổi nghề DBA thì nên bắt đầu từ đâu, như thế nào?

  • Trước hết, hãy chọn nền tảng công nghệ cơ sở dữ liệu mà bạn thích và muốn theo đuổi, cảm thấy nó phù hợp với bản thân và có cơ hội để phát triển hay tìm việc sau này ví dụ như Oracle hay Microsoft,… Nếu đang làm trong công ty có sẵn công nghệ, thì lúc đó công nghệ lại là người chọn bạn

Đầu tiên hãy chọn nền tảng công nghệ cơ sở dữ liệu mà bạn yêu thích và mong muốn theo đuổi

Đầu tiên hãy chọn nền tảng công nghệ cơ sở dữ liệu mà bạn yêu thích và mong muốn theo đuổi

  • Chọn loại ngôn ngữ SQL phù hợp: Sau khi đã quyết định chọn được nền tảng công nghệ cơ sở dữ liệu, bạn hãy tìm học ngôn ngữ SQL liên quan đến công nghệ đó. Nắm vững kiến thức về SQL là công cụ cần thiết để trở thành một DBA
  • Trau dồi các kiến thức về quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administration): Không chỉ SQL, bạn còn phải có hiểu biết về Database Administration như cài đặt, giám sát, phân quyền, role, bảo trì, backup, restore, bảo mật hay phân quyền,.. Hãy tham gia các khóa học thêm hay thi lấy chứng chỉ về DBA
  • Phát triển những kỹ năng cần thiết của một DBA: Như chúng tôi đã phân tích bên trên, DBA là ngành nghề có khối lượng công việc khá lớn. Hãy trang bị cho mình những kỹ năng: giao tiếp, cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng phân tích, xử lý tình huống,…
  • Có cái nhìn tổng quan: Đây là lời khuyên khá hữu ích dành cho bạn, bạn cần phải có cái nhìn rộng về công ty, bức tranh kinh doanh tổng thể thay vì chỉ gói gọn cái nhìn trong các vấn đề kỹ thuật. Cái nhìn tổng quan, tổng thể sẽ giúp bạn biết nên ưu tiên những việc nào trước để mang lại giá trị lớn nhất cho công ty

Như đã trình bày trước đó, có lẽ bạn đã có một cái nhìn tổng quan về nghề quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator – DBA), bao gồm nhiệm vụ chính và vai trò quan trọng của nó trong môi trường doanh nghiệp. Nghề nghiệp này rõ ràng mang theo áp lực cao và có thể tạo ra sự nhàm chán. Tuy nhiên, nếu bạn đam mê và có niềm đam mê, bạn có thể biến những áp lực này thành niềm vui trong công việc hàng ngày của mình. Có lẽ mọi ngành nghề đều đối mặt với áp lực, đúng không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *