Trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng Data Engineer ngày càng tăng, việc xây dựng một CV Data Engineer ấn tượng là yếu tố quan trọng giúp bạn nổi bật trước nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những lỗi thường gặp khi viết CV và cách tránh chúng, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc và kỹ năng cần có của một Data Engineer. Cùng tìm hiểu để chuẩn bị cho cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong ngành công nghệ dữ liệu.
Data Engineer là gì?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu Data Engineer là gì và vai trò của vị trí này trong hoạt động của các công ty, doanh nghiệp.
Data Engineer là gì?
Data Engineer, hay kỹ sư dữ liệu, là một thành viên trong bộ phận IT của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống dữ liệu, đồng thời thực hiện lưu trữ và trích xuất dữ liệu khi cần thiết.
Data Engineer là nhân sự nằm trong bộ phận IT của các công ty/doanh nghiệp
Những Data Engineer cần dùng nghiệm vụ chuyên môn của mình để tìm xu hướng về dữ liệu của công ty. Từ đó họ sẽ phát triển các thuật toán, giúp dữ liệu thô trở nên hữu ích hơn.
Vai trò của Data Engineer
Các Data Engineer chú tâm thu thập, chuẩn bị các dữ liệu để những nhà khoa học, phân tích dữ liệu sử dụng. Kỹ sư dữ liệu đảm nhận 3 vai trò chính sau:
Generalist: Đảm nhận các công việc tổng quát
Họ đảm nhận nhiều nhiệm vụ chung trong các nhóm nhỏ, bao gồm thu thập, tải lên, nhập và xử lý dữ liệu từ đầu đến cuối.
So với các kỹ sư dữ liệu khác, Generalist có kỹ năng chuyên môn đa dạng hơn. Tuy nhiên, họ không thực sự chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể và thường có ít kiến thức về kiến trúc hệ thống.
Pipeline-centric: Phụ trách mảng Data Pipeline
Những doanh nghiệp/công ty quy mô tầm trung thường yêu cầu các kỹ sư dữ liệu chú trọng, tập trung tới dữ liệu Pipeline. Họ cần làm việc với nhóm nhà khoa học dữ liệu để chuyển đổi Data thành định dạng hữu ích cao đối với việc phân tích.
Pipeline-centric: Phụ trách mảng Data Pipeline
Điều này đòi hỏi những kỹ sư dữ liệu cần biết chuyên sâu về hệ thống khoa học máy tính và phân tán. Các Pipeline-centric có thể sẽ được yêu cầu tạo công cụ cho phép những nhà khoa học Data thực hiện truy vấn diêu dữ liệu để dùng với thuật toán dự đoán.
Database-centric: Chuyên về cơ sở dữ liệu
Database-centric đảm nhận vai trò thiết lập, triển khai, đồng thời duy trì và đưa cơ sở Data đã phân tích vào hệ thống. Họ thường làm việc tại các công ty/doanh nghiệp lớn, nơi Data được phân bố rộng tại nhiều kho Database.
Database-centric: Chuyên về cơ sở dữ liệu
Những kỹ sư này và Pipeline sẽ cùng điều chỉnh cơ sở Data để phân tích hiệu quả hơn và tạo Table Schema(lược đồ bảng) bằng cách dùng phương pháp trích xuất, biến đổi và tải(ETL). Trong đó, ETL là quá trình sao chép Data từ các nguồn khác nhau vào cùng hệ thống đích duy nhất.
Phân biệt giữa Data Engineer, Scientist cùng với Software Engineer
Ngoài Data Engineer, bạn cũng cần tìm hiểu khái niệm về Data Scientist và Software Engineer. Bởi chúng dễ bị nhầm lẫn. Nhưng các vị trí này lại mang những nhiệm vụ khác nhau.
Cụ thể:
Vị trí |
Nhiệm vụ |
✅ Data Engineer |
Kỹ sư dữ liệu là người xây dựng, kiểm tra, duy trì các cấu trúc Data tổng hợp. Đồng thời, họ cũng thực hiện lưu trữ, xuất Data từ System, App được tạo bởi Software Engineer. |
✅ Data Scientist |
Khoa học dữ liệu là những người tạo nên hệ thống phân tích Data. |
✅ Software Engineer |
Kỹ sư phần mềm áp dụng các nguyên tắc cũng như công nghệ vào việc bảo trì, thiết kế, phát triển và kiểm tra, đánh giá những phần mềm trên PC. Công việc của họ và Data Engineer có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau. |
Qua bảng trên hẳn bạn đã có thể phân biệt được Data Engineer, Data Scientist và Software Engineer rồi đúng không. Hãy đọc phần tiếp theo để biết những công việc chính của kỹ sư dữ liệu là gì bạn nhé!
Công việc của kỹ sư dữ liệu
Thông thường một kỹ sư dữ liệu sẽ thực hiện 3 công việc chính là phân tích, tổng hợp và lưu trữ Data; chuẩn hóa, chuyển đổi logic, đồng thời tập trung nguồn Data và phân tích, trích xuất Data. Cụ thể:
Phân tích, tổng hợp và lưu trữ Data
Kỹ sư dữ liệu sẽ phối hợp cùng DBA (Database Administration) để tiến hành thiết kế những khu vực lưu trữ Data từ các nguồn khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
Kỹ sư dữ liệu đảm nhận công việc phân tích, tổng hợp và lưu trữ Data
Cụ thể DBA phụ trách quản lý, sao lưu, đồng thời phục hồi Data từ File Server, Database, còn kỹ sư dữ liệu chịu trách nhiệm đưa Data vào File Server, Database và tiến hành lưu trữ chúng thành nhiều định dạng(.csv,.dat, xlsx, database).
Chuẩn hóa, chuyển đổi logic, đồng thời tập trung nguồn Data
Lưu chuyển dữ liệu (Data Migration) là quá trình di chuyển dữ liệu từ một hệ thống lưu trữ này sang hệ thống khác, giúp đối chiếu, bổ sung hoặc sao lưu dữ liệu một cách hiệu quả.
Chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu (Data Cleaning) là quá trình loại bỏ dữ liệu dư thừa, không cần thiết, đồng thời đưa dữ liệu về một định dạng chuẩn để dễ dàng xử lý.
Tập trung dữ liệu (Data Loading) là quá trình tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào một kho dữ liệu tập trung – Data Warehouse (DWH). DWH được thiết kế theo mô hình chuyên biệt, phục vụ cho việc phân tích hoặc khôi phục dữ liệu khi cần.
Phân tích, trích xuất Data
Kỹ sư dữ liệu sử dụng BI Tools để truy xuất dữ liệu từ Data Warehouse (DWH) hoặc các cơ sở dữ liệu khác, sau đó tạo Dashboards và báo cáo trực quan.
Khi cần xử lý các yêu cầu phức tạp hơn, họ có thể áp dụng các mô hình thuật toán và viết code độc lập hoặc tích hợp trực tiếp vào các công cụ để trích xuất và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả.
Những kỹ năng các kỹ sư dữ liệu cần có
Kỹ năng là điều cần thiết để trở thành chuyên gia trong bất cứ một lĩnh vực nào. Với Data Engineer cũng vậy, bạn cần có các kỹ năng sau:
Để trở thành kỹ sư dữ liệu bạn cần có kỹ nănglập trình, phân tích Data logic, thiết kế, trình bày báo cáo…
Kỹ năng |
Chi tiết |
✅ Lập trình |
Yêu cầu đầu tiên với kỹ sư dữ liệu là cần phải viết cơ bản về lập trình như Python, SQL, Oracle. Bạn không cần phải biết và hiểu sâu về tính toán, lập trình. Thế nhưng các Data Engineer cần nắm rõ khái niệm cũng như giá trị đằng sau của những công thức hiển thị trên màn hình. |
✅ Phân tích Data logic |
Đây là kỹ năng cần thiết đối với kỹ sư dữ liệu- công việc cần sự chính xác cùng tính liên kết. Khi làm nghề này bạn phải biết được cách phân tích, đồng thời tìm được ý nghĩa các con số và dữ liệu khô khan. Qua đó, công ty/ doanh nghiệp có thể nhìn nhận rõ vấn đề để tìm đúng hướng giải quyết. |
✅ Thiết kế, trình bày báo cáo |
Khi đã hoàn thành việc phân tích Data, bạn sẽ phải thu thập dữ liệu, đồng thời lập bảng báo cáo lên cấp trên. Thiết kế, trình bày báo cáo cần dễ hiểu và có những nhận định so sánh. Để công việc thuận lợi hơn bạn cần phải biết công cụ, ứng dụng hỗ trợ thiết kế báo cáo. |
✅ Quản lý thời gian |
Phân tích Data là công việc trải qua nhiều giai đoạn phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Vì thế, áp lực và khối lượng công việc của bạn là rất lớn. Cho nên, nếu Do đó, nếu như không quản lý thời gian, sắp xếp hợp lý bạn sẽ bị quá tải và ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. |
✅ Cẩn trọng và tỉ mỉ |
Cẩn trọng, tỉ mỉ là đều có ở bất kỳ một ngành nghề nào. Đối với kỹ sư dữ liệu kỹ năng này rất quan trọng, bởi chỉ cần sai một chút cũng sẽ ảnh hưởng tới cả một hệ thống lớn. |
✅ Kỹ năng giao tiếp |
Đối với người khác việc hiểu những con số trong bảng báo cáo nghiên cứu là điều rất khó bởi chúng khá phức tạp. Để mọi người nắm rõ được ý nghĩa và dễ hiểu hơn bạn cần có được kỹ năng giao tiếp như giải thích, thuyết trình. |
Thu nhập trung bình của Data Engineer
Lương của một Data Engineer phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, cấp bậc và kinh nghiệm thực tế. Cụ thể mức lương của kỹ sư dữ liệu như sau:
Lương của một Data Engineer phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, cấp bậc và kinh nghiệm thực tế
– Nhân viên mới: Là sinh viên mới ra trường hoặc thực tập sinh…. Họ có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin cùng kỹ năng phù hợp đáp ứng công việc ở giai đoạn đầu. Thu nhập của những Data Engineer mới thường rơi vào khoảng từ 4 – 6 triệu đồng/ tháng.
– Nhân viên chính thức: Đây là những người có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc hơn Newbie. Tùy năng lực, thu nhập của các kỹ sư dữ liệu chính thức thường dao động trong ngưỡng 10 – 25 triệu đồng/tháng.
– Cấp bậc quản lý: Chính là những người ở vị trí vị trí Driector hay Manager. Họ không những giỏi về kỹ năng, kiến thức mà còn có kinh nghiệp xây dựng, quản lý kế hoạch phát triển. Mức lương của những người này thường được tính theo USD, trung bình từ 1500 USD đến 3000 USD/ tháng, tương đương 30 – 66 triệu đồng/tháng.
Có thể thấy được thu nhập của nhân viên kỹ sư dữ liệu khá cao. Chính vì vậy không khó hiểu khi đay là công việc thu hút nhiều bạn trẻ hiện nay.
Cơ hội việc làm đối với kỹ sư dữ liệu
Các doanh nghiệp/công ty hiện nay không những quan tââm tới quản lý nguồn Data, họ còn muốn tìm được hướng mở rộng tài nguyên với mục đích kiểm soát, lưu trữ nguồn dữ liệu.
Cơ hội phát triển trong tương lai với nghề Data Engineer đang rất rộng mở
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, doanh nghiệp cần có Data Engineer, người chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống dữ liệu, giúp tối ưu hóa quá trình xử lý và phân tích thông tin.
Do đó, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư dữ liệu ngày càng gia tăng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Vị trí này được đánh giá cao vì đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo dữ liệu được khai thác hiệu quả để hỗ trợ ra quyết định và chiến lược kinh doanh.
Cách viết CV Data Engineer
Đến đây hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về công việc và thu nhập cũng như cơ hội việc làm của kỹ sư dữ liệu rồi đúng không? Tiếp theo chúng tôi sẽ bật mí một số bí quyết giúp bạn viết CV Data Engineer chuẩn – xịn hơn. Cụ thể:
Đảm bảo nội dung đầy đủ
Theo quy trình tuyển dụng, việc đầu tiên cần làm là các nhà tuyển dụng sẽ tiến hành sàng lọc CV. Họ sẽ loại bỏ CV có nội dung không đầy đủ, thừa, lan man. Chính vì thế, để CV kỹ sư dữ liệu của bạn chuẩn chỉnh cần bảo đảm có đủ nội dung cần thiết.
Khi viết CV kỹ sư dữ liệu bạn cần bảo đảm có đủ nội dung cần thiết
Các nội dung cơ bản bất kỳ bản CV nào cũng cần có gồm:
Nội dung CV |
Chi tiết |
✅ Thông tin cá nhân |
Điền chính xác họ và tên, ngày sinh cùng với nơi ở hiện tại. Bên cạnh đó bạn cũng nên ghi cả thông tin liên lạc gồm số điện thoại, địa chỉ email. |
✅ Kinh nghiệm |
Ở mục này bạn hãy nên rõ quá trình làm việc của mình gồm vị trí, thời gian làm việc, công ty/doanh nghiệp. Ngoài ra tại phần mô tả bạn chỉ nêu kinh nghiệm phù hợp vị trí kỹ sư dữ liệu đang ứng tuyển. |
✅ Trình độ học vấn |
Liệt kê đầy đủ những bậc đào tạo cao nhất, bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ có liên quan. |
✅ Kỹ năng |
Bạn hãy nên kỹ năng liên quan, phục vụ vị trí Data Engineer. |
Tips giúp viết CV Data Engineer
Ngoài việc trình bày nội dung đầy đủ bạn có thể áp dụng 3 tips sau để giúp bản CV của mình thêm ấn tượng hơn:
CV Data Engineer ấn tượng khi trình bày dễ nhìn, nhấn mạnh key quan trọng và thiết kế đẹp mắt
Tips viết CV |
Chi tiết |
✅ Trình bày |
Bạn nên trình bày nội dung dễ nhìn, rõ ràng, đảm bảo đúng chính tả, tuyệt đối không nên để nội dung trên CV lan man quá 2 trang. Bạn hãy cố gắng tối ưu nội dung CV kỹ sư dữ liệu trong 1 trang A4. |
✅ Nhấn mạnh key quan trọng |
Với lĩnh vực IT, bạn cần nhấn mạnh các từ khóa quan trọng ở CV. Đây có thể là key làm nổi bật chuyên môn hoặc kỹ năng của bạn. |
✅ Thiết kế CV đẹp mắt |
Để CV Data Engineer thu hút hơn bạn nên thiết kế CV đẹp mắt. Nếu như bạn không có kỹ năng thiết kế, có thể tham khảo những CV trên mạng xã hội hoặc tại Itnavi. |
Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo bài viết CV IT là gì? Cách viết CV xin việc ngành công nghệ thông tin trên hệ thống.
Lỗi thường gặp khi viết CV Data Engineer
Để CV của Data Engineer thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cần tránh 5 lỗi phổ biến sau:
- Trình bày sai trọng tâm, dài dòng: CV cần phải ngắn gọn, tập trung vào các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng, tránh viết lan man.
- Giới thiệu về bản thân quá nhiều: Các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kỹ năng và kinh nghiệm của bạn hơn là thông tin cá nhân. Hãy đảm bảo rằng phần giới thiệu ngắn gọn và chỉ cung cấp thông tin cần thiết.
- Sai chính tả: Lỗi này không chỉ khiến CV trông thiếu chuyên nghiệp mà còn thể hiện bạn không chú ý đến chi tiết và thiếu cẩn thận trong công việc.
- Lạm dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn: Mặc dù sử dụng thuật ngữ chuyên môn có thể giúp CV trông chuyên nghiệp hơn, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, nó sẽ khiến CV trở nên khó hiểu và không dễ tiếp cận với người đọc.
- Thiếu sáng tạo: Nếu bạn chỉ sử dụng một mẫu CV chung chung mà không có sự sáng tạo, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn không có sự quan tâm đúng mức đến công việc. Hãy cố gắng thể hiện cá tính của bạn trong cách trình bày CV.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc của một Data Engineer và có những quyết định đúng đắn. Đừng quên theo dõi blog để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!