Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Chính xác, Outline Content là một công cụ rất hữu ích để giúp bạn xây dựng bài viết có chất lượng, tối ưu content chuẩn SEO và dễ đọc cho người dùng. Việc tạo ra một kế hoạch cụ thể cho bài viết trước khi viết thực sự giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực của bạn. Nó cũng giúp bạn đảm bảo rằng bài viết của mình sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin quan trọng mà người đọc muốn biết. Ngoài ra, việc sử dụng Outline còn giúp bạn xác định được cách trình bày thông tin một cách logic và dễ hiểu. Điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu được những thông tin mà bạn muốn truyền tải. Cuối cùng, việc sử dụng Outline cũng giúp bạn đảm bảo tính nhất quán cho thương hiệu trong từng bài viết, giúp đưa ra hình ảnh chuyên nghiệp và chất lượng cho độc giả.

Outline Content

Vậy Outline Content là gì?

Outline Content, hay còn được gọi là dàn ý, là một biểu diễn tóm tắt của nội dung bài viết. Chức năng chính của nó là tổ chức và trình bày các ý chính một cách đầy đủ và rõ ràng, giúp định hình cấu trúc tổng thể của bài viết.

Thế nào là một Outline Content tốt?

Thông thường, một Outline bài viết sẽ bao gồm những yếu tố sau:

  • Danh sách từ khoá chính, phụ.
  • Meta title, meta description.
  • Những đề mục là các thẻ heading 2, heading 3, heading 4…
  • Những ý mà người lên Outline muốn người viết nhấn mạnh hay những lưu ý.
  • Những hướng dẫn viết bài.
  • Nguồn tham khảo.
  • Những yêu cầu về số từ, hình ảnh, internal link,…
Ví dụ Outline Content Mẫu
Ví dụ Outline Content Mẫu

Cách lên Outline bài viết chuẩn SEO với 9 bước

Quy trình này không chỉ mình Blog áp dụng, mà còn được rất nhiều các công ty chuyên nghiệp khác đang áp dụng. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm theo nhé.

Bước 1: Liệt kê ra hết những từ khoá chính, phụ, LSI cho chủ đề

Để dễ hiểu nhất thì mình sẽ lấy một ví dụ thực tế luôn nhé. Giả sử, Kind đang muốn viết một chủ đề là “tự học viết content”. Thì mình sẽ có những từ khoá như sau:

tự học content marketing
học viết content cơ bản
khoá học content marketing
tự học viết content marketing
cách tự học viết content
học viết content marketing
viết content tại nhà
học viết content chuẩn seo
học viết content facebook
học cách viết content
học cách viết content marketing
học viết content marketing online
học viết content tại nhà
học viết content cho người mới bắt đầu

Ở bước này, bạn cứ nghiên cứu từ khoá và liệt kê ra hết tất cả như vậy đã nhé.

Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng

Mỗi một từ khoá đều có một nhu cầu tìm kiếm riêng. Việc của bạn là hiểu họ đang muốn đọc gì và đáp ứng những nhu cầu đó. 2 cách để hiểu hiểu rõ người dùng đang cần gì:

  • Cách 1: Tự đặt mình vào vị trí người dùng, xem họ đang cần đọc cái gì?
  • Cách 2: Tham khảo top 10 đổi thủ. Xem đối thủ viết về những cái gì, vì đó là thứ người dùng muốn đọc nên Google mới cho lên top.

Bạn nên làm cả 2 cách này để hiểu người dùng nhất có thể nhé, tránh viết về những thứ họ không cần.

Bước 3: Dựa vào hiểu biết của bạn để phác thảo dàn ý

Sau khi biết người dùng đang muốn đọc cái gì, thì chúng ta sẽ phác thảo lại những ý chính đó vào các thẻ H2. Cụ thể:

H2: Hiểu rõ content là gì?

H2: Tại sao bạn lại muốn học Content?

H2: Các bước học viết content online hiệu quả

H2: Những kỹ năng mà người viết content cần có

H2: Top những khoá học Content Marketing chất lượng

Những ý bên trên là dựa vào kinh nghiệm cá nhân của mình, đây có thể là những thứ mà người đọc đang quan tâm về từ khóa “tự học viết content”.

Bước 4: Tham khảo heading của 10 đối thủ đầu tiên

Dù chúng ta đã có một cái sườn outline khá ổn ở bước 03 rồi. Nhưng vẫn nên search Google để xem đối thủ đang viết về những thứ gì ở cả tiếng Việt và tiếng Anh nhé.

Và sau khi tham khảo outline của cả 10 đối thủ, mình đã sửa & bổ sung outline bài viết thành như sau: H2: Hiểu rõ tại sao bạn lại muốn học viết Content?

H2: Học Content Marketing mất bao lâu?
H2: 06 bước học viết content tại nhà hiệu quả
H2: Những kỹ năng người viết content nên rèn luyện
H2: 7 khoá học Content Marketing chất lượng
H2: Các group facebook lớn nhất về Content Marketing
H2: 9 Quyển sách dân viết Content phải đọc

Vậy là chúng ta đã có một cái Outline sát hết cỡ với người đọc rồi, tiếp nào…

Bước 5: Đi sâu hơn vào vấn đề bằng các H3

H2: HIỂU RÕ TẠI SAO BẠN LẠI MUỐN HỌC VIẾT CONTENT?

H2: HỌC CONTENT MARKETING MẤT BAO LÂU

H2: 06 BƯỚC HỌC VIẾT CONTENT TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

*** H3: Bước 1: Hiểu rõ học content có 02 cách học
*** H3: Bước 2: Lập kế hoạch học tập rõ ràng.
*** H3: Bước 3: Tìm kiếm tài liệu để học
*** H3: Bước 4: Tiến hành học và ghi chú
*** H3: Bước 5: Thực hành, thực hành và thực tập
*** H3: Bước 6: Nhận góp ý từ cộng đồng

H2: NHỮNG KỸ NĂNG NGƯỜI VIẾT CONTENT NÊN RÈN LUYỆN

*** H3: Kỹ năng đọc nhanh
*** H3: Ứng dụng công nghệ
*** H3: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích
*** H3: Tư duy sáng tạo
*** H3: Kỹ năng giao tiếp
*** H3: Không bao giờ ngừng học hỏi

H2: 7 KHOÁ HỌC CONTENT MARKETING BẠN NÊN ĐẦU TƯ

*** H3: Khoá học viết content facebook
*** H3: Khoá học viết content chuẩn SEO
*** H3: Khoá học…

H2: 9 QUYỂN SÁCH HAY NHẤT VỀ CONTENT MARKETING

*** H3: Sách “Content is King”
*** H3: Sách “Từ câu sai đến câu hay”
*** H3: Sách…

(TÓM TẮT LẠI VẤN ĐỀ VÀ KẾT BÀI)

Thì bên trên là ví dụ cho outline của từ khoá “tự học content”, mình cắt bỏ đi một tí cho bạn dễ hiểu thôi, chứ làm chuẩn chỉnh nó sẽ như dưới ảnh này:

Mẫu outline content key "Tự học content"
Mẫu outline content key “Tự học content”

Bước 6: Ghi chú, hướng dẫn viết bài

Thông thường thì chúng ta sẽ lên dàn ý để cho người khác viết bài. Nên việc ghi chú và hướng dẫn sẽ giúp cho người viết hiểu ý của bạn là gì hơn để đưa chúng vào bài viết.

Đây là những thứ bạn nên ghi chú trong bài viết:

  • Những ý mà bạn muốn người viết content nhấn mạnh.
  • Nguồn tham khảo cho mỗi heading.
  • Chỗ nào nên để CTA (kêu gọi hành động).
  • Chỗ nào nên giới thiệu, seeding dịch vụ của mình.
  • Chèn những câu nổi bật thương hiệu ở đâu.

Nếu bạn lên Outline Content để tự viết thì cũng nên ghi chú các ý như này luôn, nó sẽ giúp việc viết sẽ nhanh hơn nhiều.

Bước 7: Đặt Title và Meta Description

Tiêu đề và Meta Description là hai thứ mà người đọc thấy đầu tiên trên Google, nó đặc biệt quan trọng nên bạn cần dành rất nhiều thời gian để đầu tư cho nó.

Theo kinh nghiệm của mình thì chỉ khi bạn lên xong cái Outline, rồi bạn mới quay lại để đặt Title và Meta sau. Như vậy sẽ dễ hơn. Title – tiêu đề (H1) nên viết theo những nguyên tắc dưới đây:

  • Tiêu đề phải tóm gọn được nội dung của bài viết.
  • Chứa từ khóa chính, nên để từ khoá ở đầu tiên.
  • Độ dài của tiêu đề nên từ 50 đến 60 ký tự.
  • Nên cho con số vào tiêu đề.
  • Dùng những từ mê hoặc như “Làm thế nào, Từ A-Z, bí mật,…”

Meta Description bạn cũng nên đặt theo quy tắc sau:

  • Độ dài tốt nhất là từ 120 – 150 ký tự.
  • Chứa ít nhất một từ khoá chính.
  • Tóm tắt được nội dung của bài viết.
  • Nên nổi bật lợi ích của bài viết.
  • Nên chèn thêm một câu CTA (ví dụ: Xem ngay)
  • Viết cho người dùng chứ đừng quá tập trung vào Bot.

Để viết Meta Description, bạn cũng có thể tham khảo bài này (Meta Description tương tự như Sapo, chỉ khác vị trí đặt): Sapo là gì? 18 bí kíp viết mở đầu bài viết thu hút

Bước 8: Cập nhật những yêu cầu thêm

Bước cuối cùng, đây là những yêu cầu thêm về bài viết, mục đích cũng là để cho người viết bài viết đúng ý của bạn nhất. Một vài thứ người viết có thể cần là:

  • Mật độ từ khoá là bao nhiêu?
  • Số từ của bài viết là bao nhiêu?
  • Bài này nên nhắm vào điểm mạnh nào của thương hiệu/ dịch vụ?
  • Content truyền tải thông điệp gì?
  • Nên in đậm, in nghiêng chỗ nào?
  • Có cần internal link gì không?
  • Nên tránh viết về những thứ gì?
  • Những lỗi thường gặp? (Không tách đoạn, viết lan man, copy,…)
  • Dùng công cụ check unqiue content nào?
  • Dùng công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO nào?
  • Các tiêu chí nào để đánh giá content chất lượng?

Bước 9: Cập nhật Outline Content thường xuyên

Google rất thích những nội dung được cập nhật thường xuyên để đảm bảo nội dung luôn mới mẻ, đầy đủ và chính xác. Vậy nên cứ 2 – 3 tháng, hoặc khi bài viết của bạn có dấu hiệu xuống hạng thì hãy nhanh chóng cập nhật lại Outline Content và đưa cho Writer cải tiến bài viết nhé.

Tóm lại,

Việc lên Outline bài viết là một công đoạn quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình viết content. Nó giúp bạn cấu trúc bài viết một cách logic, dễ đọc và dễ hiểu hơn. Đồng thời, nó cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình viết và chỉnh sửa bài viết.

Những lợi ích mà việc lên Outline bài viết mang lại thực sự rất đáng kể, đặc biệt là đối với những người làm việc trong lĩnh vực Content Marketing. Tuy nhiên, để lên một Outline chất lượng và hiệu quả thì bạn cần phải có kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng viết tốt.

Vì vậy, bài viết này sẽ giúp các bạn tự tạo được một Outline content chất lượng, giúp cho việc viết content của bạn dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

One thought on “9 bước lên Outline bài viết chuẩn SEO (Mẫu cụ thể)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *