Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến

Trong thời đại hiện nay, sử dụng Node.jsJavascript để viết code có vẻ như đã bị “lạc hậu” một chút. Typescript dường như trở thành điều không thể thiếu khi phát triển các dự án liên quan đến Javascript trong những năm gần đây.

Code TypeScript một thời gian bạn sẽ không muốn quay về code Javascript nữa. 😎.

Có thể bạn sẽ thắc mắc, “thế ESLint với Prettier dùng để làm gì? “

ESLint thì chuẩn hóa tiêu chuẩn code, còn Prettier thì format code cho đẹp. Khi code một dự án chỉ có một blog bạn thì sao cũng được, nhưng khi code một dự án nhiều người thì đòi hỏi tất cả mọi người trong team phải code theo cùng một tiêu chuẩn, nếu không thì sẽ rất khó khăn trong việc đọc code của những người khác. Và ESLint và Prettier sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Vì vậy, trong bài viết này, blog sẽ hướng dẫn các bạn cách setup dự án Node.js với TypeScript, cũng như cách sử dụng ESLint Prettier để check code.


🥇Cấu trúc thư mục dự án

Cấu trúc thư mục dự án blog sẽ sử dụng như sau:

📦nodejs-typescript

┣ 📂dist

┣ 📂src

┃ ┣ 📂constants

┃ ┃ ┣ 📜enum.ts

┃ ┃ ┣ 📜httpStatus.ts

┃ ┃ ┗ 📜message.ts

┃ ┣ 📂controllers

┃ ┃ ┗ 📜users.controllers.ts

┃ ┣ 📂middlewares

┃ ┃ ┣ 📜error.middlewares.ts

┃ ┃ ┣ 📜file.middlewares.ts

┃ ┃ ┣ 📜users.middlewares.ts

┃ ┃ ┗ 📜validation.middlewares.ts

┃ ┣ 📂models

┃ ┃ ┣ 📂database

┃ ┃ ┃ ┣ 📜Blacklist.ts

┃ ┃ ┃ ┣ 📜Bookmark.ts

┃ ┃ ┃ ┣ 📜Follower.ts

┃ ┃ ┃ ┣ 📜Hashtag.ts

┃ ┃ ┃ ┣ 📜Like.ts

┃ ┃ ┃ ┣ 📜Media.ts

┃ ┃ ┃ ┣ 📜Tweet.ts

┃ ┃ ┃ ┗ 📜User.ts

┃ ┃ ┣ 📜Error.ts

┃ ┃ ┗ 📜Success.ts

┃ ┣ 📂routes

┃ ┃ ┗ 📜users.routes.ts

┃ ┣ 📂services

┃ ┃ ┣ 📜bookmarks.services.ts

┃ ┃ ┣ 📜database.services.ts

┃ ┃ ┣ 📜followers.services.ts

┃ ┃ ┣ 📜hashtags.services.ts

┃ ┃ ┣ 📜likes.services.ts

┃ ┃ ┣ 📜medias.services.ts

┃ ┃ ┣ 📜tweets.services.ts

┃ ┃ ┗ 📜users.services.ts

┃ ┣ 📂utils

┃ ┃ ┣ 📜crypto.ts

┃ ┃ ┣ 📜email.ts

┃ ┃ ┣ 📜file.ts

┃ ┃ ┣ 📜helpers.ts

┃ ┃ ┗ 📜jwt.ts

┃ ┣ 📜index.ts

┃ ┗ 📜type.d.ts

┣ 📜.editorconfig

┣ 📜.env

┣ 📜.eslintignore

┣ 📜.eslintrc

┣ 📜.gitignore

┣ 📜.prettierignore

┣ 📜.prettierrc

┣ 📜nodemon.json

┣ 📜package.json

┣ 📜tsconfig.json

┗ 📜yarn.lock

Giải thích các thư mục:

  • dist: Thư mục chứa các file build
  • src: Thư mục chứa mã nguồn
  • src/constants: Chứa các file chứa các hằng số
  • src/middlewares: Chứa các file chứa các hàm xử lý middleware, như validate, check token, …
  • src/controllers: Chứa các file nhận request, gọi đến service để xử lý logic nghiệp vụ, trả về response
  • src/services: Chứa các file chứa method gọi đến database để xử lý logic nghiệp vụ
  • src/models: Chứa các file chứa các model
  • src/routes: Chứa các file chứa các route
  • src/utils: Chứa các file chứa các hàm tiện ích, như mã hóa, gửi email, …
  • Còn lại là những file config cho project như .eslintrc, .prettierrc, … blog sẽ giới thiệu ở bên dưới

🥇Khởi tạo dự án

Đầu tiên chúng ta cần tạo folder để làm việc.

mkdir nodejs-typescript

cd nodejs-typescript

Tiếp theo, chúng ta sẽ setup dự án với package.json và thêm các dependencies cần thiết.

🥈Tạo dự án Node.js

Sử dụng -y khi chạy lệnh npm init khi tạo file package.json để không cần nhập các thông tin về project. Chúng ta có thể vào file package.json để chỉnh sửa sau.

npm init -y

🥈Thêm TypeScript như một dev dependency

Bước này chắc sẽ không bất ngờ lắm nhỉ, để sử dụng Typescript, chúng ta cần phải cài đặt nó trước.

npm install -save-dev typescript

Sau khi cài typescript, chúng ta có thể dùng TypeScript để biên dịch code bằng câu lệnh tsc (lưu ý là blog cài local nên muốn dùng tsc thì phải thông qua file package.json hoặc dùng npx tsc).

🥈Cài đặt kiểu dữ liệu TypeScript cho Node.js

Vì dùng TypeScript để code Node.js nên chúng ta cần cài thêm kiểu dữ liệu cho Node.js.

npm install -save-dev @types/node

🥈Cài đặt các package config cần thiết còn lại

Chúng ta cần cài đặt các package config cần thiết để làm việc với TypeScript như ESLint, Prettier, …

npm install -save-dev eslint prettier eslint-config-prettier eslint-plugin-prettier @typescript-eslint/eslint-plugin @typescript-eslint/parser ts-node tsc-alias tsconfig-paths rimraf nodemon

  • eslint: Linter (bộ kiểm tra lỗi) chính
  • prettier: Code formatter chính
  • eslint-config-prettier: Cấu hình ESLint để không bị xung đột với Prettier
  • eslint-plugin-prettier: Dùng thêm một số rule prettier cho eslint
  • @typescript-eslint/eslint-plugin: ESLint plugin cung cấp các rule cho Typescript
  • @typescript-eslint/parser: Parser cho phép ESLint kiểm tra lỗi Typescript
  • ts-node: Dùng để chạy TypeScript code trực tiếp mà không cần build
  • tsc-alias: Xử lý alias khi build
  • tsconfig-paths: Khi setting alias import trong dự án dùng ts-node thì chúng ta cần dùng tsconfig-paths để nó hiểu được pathsbaseUrl trong file tsconfig.json
  • rimraf: Dùng để xóa folder dist khi trước khi build
  • nodemon: Dùng để tự động restart server khi có sự thay đổi trong code

🥈Cấu hình tsconfig.json

Tạo file tsconfig.json tại thư mục root, có thể tạo bằng lệnh touch tsconfig.json hoặc cứ tạo bằng tay, quen cái nào thì dùng cái đấy

Tiếp theo copy và paste cấu hình dưới đây vào file tsconfig.json của bạn

{

“compilerOptions”: {

“module”: “NodeNext”, // Quy định output module được sử dụng

“moduleResolution”: “NodeNext”,

“target”: “ES2022”, // Target output cho code

“outDir”: “dist”, // Đường dẫn output cho thư mục build

“esModuleInterop”: true,

“strict”: true /* Enable all strict type-checking options. */,

“skipLibCheck”: true /* Skip type checking all .d.ts files. */,

“baseUrl”: “.”, // Đường dẫn base cho các import

“paths”: {

“~/*”: [“src/*”] // Đường dẫn tương đối cho các import (alias)

}

},

“ts-node”: {

“require”: [“tsconfig-paths/register”]

},

“files”: [“src/type.d.ts”], // Các file dùng để defined global type cho dự án

“include”: [“src/**/*”] // Đường dẫn include cho các file cần build

}

🥈Cấu hình file config cho ESLint

Tạo file .eslintrc tại thư mục root, copy và paste config dưới đây vào file .eslintrc của bạn

{

“root”: true,

“parser”: “@typescript-eslint/parser”,

“plugins”: [“@typescript-eslint”, “prettier”],

“extends”: [“eslint:recommended”, “plugin:@typescript-eslint/recommended”, “eslint-config-prettier”, “prettier”],

“rules”: {

“@typescript-eslint/no-explicit-any”: “off”,

“@typescript-eslint/no-unused-vars”: “off”,

“prettier/prettier”: [

“warn”,

{

“arrowParens”: “always”,

“semi”: false,

“trailingComma”: “none”,

“tabWidth”: 2,

“endOfLine”: “auto”,

“useTabs”: false,

“singleQuote”: true,

“printWidth”: 120,

“jsxSingleQuote”: true

}

]

}

}

Anh em nên cài extension ESLint cho VS Code để nó hiểu nhé

Tiếp theo tạo file .eslintignore để ignore các file không cần kiểm tra lỗi

node_modules/

dist/

🥈Cấu hình file config cho Prettier

Tạo file .prettierrc trong thư trong thư mục root với nội dung dưới đây

{

“arrowParens”: “always”,

“semi”: false,

“trailingComma”: “none”,

“tabWidth”: 2,

“endOfLine”: “auto”,

“useTabs”: false,

“singleQuote”: true,

“printWidth”: 120,

“jsxSingleQuote”: true

}

Mục đích là cấu hình prettier.

Anh em nên cài Extension Prettier - Code formatter cho VS Code để nó hiểu nhé.

Tiếp theo Tạo file .prettierignore ở thư mục root

Mục đích là Prettier bỏ qua các file không cần thiết

node_modules/

dist/

🥈Config editor để chuẩn hóa cấu hình editor

Tạo file .editorconfig ở thư mục root

Mục đích là cấu hình các config đồng bộ các editor với nhau nếu dự án có nhiều người tham gia.

Để VS Code hiểu được file này thì anh em cài Extension là EditorConfig for VS Code nhé

[*]

indent_size = 2

indent_style = space

🥈Cấu hình file gitignore

Tạo file .gitignore ở thư mục root

Mục đích là cấu hình các file không cần đẩy lên git

node_modules/

dist/

🥈Cấu hình file nodemon.json

Tạo file nodemon.json ở thư mục root

Mục đích là cấu hình nodemon để tự động restart server khi có sự thay đổi trong code

{

“watch”: [“src”],

“ext”: “.ts,.js”,

“ignore”: [],

“exec”: “npx ts-node ./src/index.ts”

}

🥈Cấu hình file package.json

Mở file package.json lên, thêm đoạn script này vào

“scripts”: {

“dev”: “npx nodemon”,

“build”: “rimraf ./dist && tsc && tsc-alias”,

“start”: “node dist/index.js”,

“lint”: “eslint .”,

“lint:fix”: “eslint . –fix”,

“prettier”: “prettier –check .”,

“prettier:fix”: “prettier –write .”

}


🥇Tạo file type.d.ts

Tạo file type.d.ts trong thư mục src, tạm thời bây giờ các bạn để trống cũng được. Mục đích là để defined các global type cho dự án.

Các bạn mở file tsconfig.json lên sẽ thấy dòng blog add file này vào để cho typescript nó nhận diện


🥇Tạo file index.ts

Tạo file index.ts trong thư mục src

const name: string = ‘Dư Thanh Được’

console.log(name)

Bây giờ dùng các câu lệnh dưới để test thử nhé


🥇Câu lệnh để chạy dự án

Đến đây là xong rồi đó. Các bạn có thể chạy dự án bằng các câu lệnh sau

🥈Chạy dự án trong môi trường dev

npm run dev

🥈Build dự án TypeScript sang JavaScript cho production

Có thể các bạn sẽ hỏi rằng tại sao phải build, để nguyên TypeScript thì luôn vẫn được mà. Đúng vậy nhưng khi build thì chúng ta sẽ có những lợi ích sau

  • Code chạy được mà không cần cài đặt TypeScript
  • Chạy nhanh hơn vì đã được biên dịch rồi
  • Có thể minify code để giảm dung lượng
  • Code chạy được trên những mội trường không hỗ trợ TypeScript

Để build thì chạy câu lệnh sau

npm run build

Tiếp theo chạy câu lệnh sau để chạy dự án, lưu ý câu lệnh này đòi hỏi bạn phải build trước để có code trong thư mục dist

npm run start

🥈Kiểm tra lỗi ESLint / Prettier

Câu lệnh này sẽ giúp bạn kiểm tra lỗi ESLint trong dự án

npm run lint

Nếu bạn muốn ESLint tự động fix lỗi thì chạy câu lệnh sau

npm run lint:fix

Tương tự với Prettier, ta có câu lệnh

npm run prettier

npm run prettier:fix


🥇Một số lưu ý

🥈Lưu ý cài thêm gói @types/ten-thu-vien nếu cần

Vì đây là dự án chạy với Typescript nên khi cài đặt bất cứ một thư viện này chúng ta nên xem thư viện đó có hỗ trợ TypeScript không nhé. Có một số thư viện ở npm hỗ trợ TypeScript sẵn, có một số thì chúng ta phải cài thêm bộ TypeScript của chúng qua @types/ten-thu-vien

Ví dụ như express thì chúng ta cài như sau

npm i express

npm i @types/express -D

🥈Chúng ta đang chạy dev server và build ở module CommonJS?

Chính xác là như vậy, vậy nên khi dùng các thư viện ES Module thì thì chúng ta cần phải dùng như kiểu dưới đây.

Thư viện formidable là một thư viện ES Module, nên khi dùng nó chúng ta phải dùng như sau

export const handleUploadImage = async (req: Request) => {

const formidable = (await import(‘formidable’)).default

}


🥇Muốn tăng performance thì làm thế nào?

Cách này áp dụng cho việc bạn muốn tăng hiệu suất biên dịch code khi dev hoặc khi muốn bỏ qua quá trình check lỗi TypeScript, chỉ cần biên dịch code thôi (kiểu chạy được cái đã, type tính sau đó 😂)

Khi dự án lới thì ts-node nó sẽ khá là chậm, mỗi lần file có thay đổi thì đợi vài giây mới start lại server được. Để giải quyết vấn đề này chúng ta có 2 options

  1. Bật swc option để biên dịch code. Cách này nhanh nhất
  2. Bật transpileOnly option để bỏ qua việc check lỗi type, chỉ biên dịch thôi. Cái này sẽ không dùng SWC compiler

Điểm chung của 2 cách là chúng ta sẽ mất đi tính năng check kiểu dữ liệu TypeScript khi code, điều này làm mất đi phần nào đó cái hay của TypeScript.

Các bạn lưu ý đây chỉ là bỏ qua check lỗi khi code thôi nha (do ts-node đảm nhận), còn việc check lỗi khi build thì nó liên quan đến cái thằng tsc của package typescript rồi.

Nếu muốn bỏ qua check lỗi khi build thì các bạn có thể thêm "noEmit": true vào file tsconfig.json nhé. Mà blog nghĩ không ai muốn làm vậy đâu, thế thì thà dùng JavaScript cho rồi 😂

Chúc các bạn thành công nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *