Hệ điều hành Android là gì?
Android là một hệ điều hành có dạng mã nguồn mở, nó hoạt động dựa trên nền tảng Linux và được thiết kế dành riêng cho những thiết bị di động cảm ứng hoặc máy tính bảng. Trước đây, hệ điều hành này được phát triển bởi tổng công ty Android và được tài trợ bởi Google. Cho đến năm 2005 thì Google đã mua lại hệ điều hành này và cho ra mắt người dùng vào năm 2007.
Android này sở hữu mã nguồn mở nên lập trình viên có thể dễ dàng điều chỉnh và phân phối nó một cách tự do. Đây chính là một trong những yếu tố đã giúp cho Android trở thành nền tảng xây dựng điện thoại thông minh phát triển nhất trên thế giới.
Android là gì?
Hiện tại, Android đã chiếm 65% so với thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào quý 3 năm 2012. Theo điều tra thì đã có khoảng 500 triệu thiết bị được kích hoạt và có đến 1.3 triệu lượt được hoạt mỗi ngày.
Vào tháng 10/2020 thì android đã có hơn 700.000 ứng dụng và số lượng tải từ Google Play ước tính lên khoảng 25 tỷ lượt. Mặc dù có sự ra đời của iOS của Apple thì khiến Android có phần nào ảnh hưởng. Tuy nhiên, Android vẫn đứng ở vị trí đầu tiên trong thị phần thế giới.
Bạn đọc tham khảo thêm:
Tuyển lập trình viên ios lương cao chế độ hấp dẫn
Việc làm ios app developer lương cao chế độ hấp dẫn
Tìm hiểu về kiến trúc của Android
- Linux Kernel: Đây là một loại nhân xử lý, nó có khả năng cung cấp độ trừu tượng cho các phần ứng.
- Thư viện nguồn và các thư viện Android: Hầu hết, các thư viện nằm trên lớp nhân Linux và các thư viện này đều dựa vào Java để có thể phục vụ cho Android.
Kiến trúc của hệ điều hành Android
- Android Runtime: Có khả năng cung cấp cho 1 bộ phận quan trọng nhất là Dalvik Virtual Machine (nó là một loại Java Virtual Machine) được các chuyên gia thiết kế đặc biệt với mục đích tối ưu cho Android.
- Application Framework: Nó cung cấp các dịch vụ cao hơn cho những ứng dụng dưới dạng lớp Java. Từ đó, các Developer sẽ có quyền can thiệp vào từ lớp Android Framework này.
- Application: Đây là nơi các lập trình viên thường xuyên làm việc cùng để có thể triển khai cho ứng dụng.
Các phiên bản của hệ điều hành Android là gì?
Trải qua khoảng thời gian dài phát triển thì hệ điều hành Android đã trải qua rất nhiều phiên bản khác nhau. Nổi bật nhất là cập nhật kể từ version chính thức 1.5 và được gọi là “Cupcake” ra đời năm 2009. Tiếp đó, hệ điều hành Android đã được cập nhật thường xuyên hơn với version 10 vào đầu năm 2019.
Ngôn ngữ dùng để lập trình Android là gì?
Một số ngôn ngữ được sử dụng để lập trình Android
Hiện nay, hệ điều hành Android sử dụng một số loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như: Java, C, C++, CSS, Python, Lua, XML,… Đây chính là một trong những điểm cộng giúp lập trình viên dễ làm việc hơn với Android. Đặc biệt là các fresher có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới môi trường của hệ điều hành Android.
Java là ngôn ngữ chính trong Android
Trong số ngôn ngữ trên thì Java được coi là ngôn ngữ lập trình chính thức của Android và đây là ngôn ngữ mà lập trình viên Android cần phải tiếp xúc thường xuyên nhất.
Ngôn ngữ Java trong hệ điều hành Android
Java là một trong những ngôn ngữ lập trình chính thức được sử dụng chủ yếu trong hệ điều hành Android. Java đã được thiết kế nhằm tương thức với đa số môi trường phát triển nên nó thường linh hoạt hơn so với các ngôn ngữ lập trình C/C++ khác. Bên cạnh đó thì Java có hiệu suất cao và có trình giải phóng bộ nhớ đến các đối tượng không được sử dụng đến.
Hiện nay, Java còn được viết nâng cao để có thể viết ra được những chương trình thực thi từ các vùng tác vụ cùng một lúc nhờ tính năng đa luồng. Ngoài ra, ngôn ngữ lập trình Java còn hỗ trợ bảo mật tốt nhờ các thuật toán dạng mã hóa như: public key hoặc mã one way hashing…
Hướng dẫn các bước lập trình Android cơ bản
Sau khi hiểu rõ Android là gì thì sau đây, ITNavi sẽ giới thiệu đến bạn đọc các bước lập trình Android cơ bản cho những người đọc có nhu cầu tìm hiểu như sau:
Công cụ cần thiết cho bước lập trình
Công cụ soạn thảo có sẵn dành cho quá trình lập trình Android mà Google đã cung cấp đó chính là Android Studio.
Android Studio là một trong những môi trường phát triển dạng tích hợp dành cho nền tảng Android với các chức năng chính như: Thiết kế các giao diện cho người dùng, thực hiện thay đổi sản phẩm trong thời gian thực,… Bởi vì đây là một phần mềm hoàn toàn miễn phí nên bạn có thể tải về cũng như cho phép bạn có thể triển khai code thành một ứng dụng trên Android vô cùng dễ dàng.
Android studio
Thực hiện cài đặt Android studio
Bước đầu tiên bạn cần kiểm tra máy tính đã có Java hay chưa bằng cách sử dụng Terminal. Hãy mở Terminal rồi gõ theo lệnh: java -version. Nếu như kết quả có hiển thị thông tin của Java thì máy của bạn đã cài đặt nó rồi. Nếu như không thấy thì Terminal sẽ xuất hiện thông báo như: -bash: java: command not found hoặc báo No Java runtime present, requesting install.
Sau đó thì hãy thực hiện cài đặt Java theo chỉ dẫn.
Cách cài đặt Android Studio trên hệ điều hành Window
Bởi vì Android Studio thường xuyên được Google cập nhật nên phiên bản bạn thấy sẽ mới mẻ hơn so với ảnh tham khảo.
Để cài đặt, bạn truy cập vào link để download : https://developer.android.com/studio/
Sau khi nhấp vào thì hãy đồng ý với các điều kiện cũng như điều khoản sử dụng. Khi đó, tệp tin Android Studio sẽ được tải về rồi bạn thực hiện cài đặt như các ứng dụng khác trên window là được.
Cài đặt xong thì đừng quên bật thử Android Studio lên xem!
Hướng dẫn cài đặt Android Studio trên Linux/Ubuntu
Với những người dùng sử dụng Ubuntu thì việc thực hiện cài đặt sẽ thực hiện như sau:
Copy lệnh vào cửa sổ terminal và Enter rồi thực hiện các bước cài đặt dưới đây:
- Thực hiện cài đặt Java bản JDK 6 hoặc bản mới hơn bằng lệnh:
sudo add-apt-repository ppa:webupd8team/java
sudo apt-get update
sudo apt-get install oracle-java8-installer
sudo apt-get install oracle-java8-set-default
- Để chắc chắn thành công thì thực hiện mở terminal rồi gõ lệnh sau để kiểm tra: javac -version
- Cài đặt thành công thì mở Android Studio rồi thực hiện các bước sau: Nhấn Next để chuyển màn hình thành Install Type.
Xác nhận thiết lập giao diện Android studio..
Sau đó đánh dấu vào ô Standard để Android Studio để cài đặt cấu hình tự đồng rồi nhấn Next rồi lựa chọn giao diện theo ý muốn của bạn.
Tiếp theo, lựa chọn chủ đề xong thì nhấn Next để cửa sổ Verify Settings xuất hiện rồi bạn chọn xác nhận thiết lập là sẽ thành công.
Tiếp theo, nhấn vào Finish để tải xuống SDK. Đây là công cụ giả lập điện thoại Android nên hãy thử triển khai của mình và test thử nhé. Cuối cùng, hoàn thành tải xong thì màn hình welcome xuất hiện.
Rồi bạn chỉ cần nhấp vào Start a new Android Studio project và tiến hành khám phá môi trường làm việc thôi nào.
Giao diện giả lập Android di động
Triển vọng của nghề lập trình viên Android là gì?
Hiện nay, ngành lập trình Android đang dần phổ biến nên các tài liệu, khóa học online, offline đều xuất hiện rất nhiều. Ngoài ra, cộng đồng và forum trong ngành cũng rất nhiều nên những người theo ngành này sẽ được cung cấp kho tàng kiến thức vô cùng rộng lớn.
Vì thế nếu bạn đang có suy nghĩ dấn thân vào lĩnh vực lập trình Android thì hãy xác định và lựa chọn cho mình ngôn ngữ phù hợp nhất nhé. Ngôn ngữ chính thức được dùng trong Android là Java, đây là một ngôn ngữ dễ học và có nhiều nguồn tài liệu tham khảo miễn phí. Chính vì vậy, hãy lựa chọn con đường phù hợp rồi lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất với bản thân mình nhé.
Hiện tại, theo các chuyên gia thì mức lương khởi điểm với một lập trình viên Android sẽ là trên 500 USD. Các công ty, doanh nghiệp lớn cũng đang không ngừng săn đón và chiêu mộ những lập trình viên của mảng này là rất nhiều. Chính vì vậy, bạn có thể an tâm hoàn toàn về cơ hội nghề nghiệp đối với một lập trình viên Android nhé!
Trên đây, là tổng hợp mọi thông tin liên quan đến hệ điều hành Android mà ITNavi đã chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng, với những kiến thức trên thì bạn đã hiểu Android là gì cũng như triển vọng của nghề lập trình viên Android trong thời buổi hiện nay. Với những tiềm năng trên, bạn còn chần chờ gì mà không thử sức bản thân với lĩnh vực này?