Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Trong bài viết trước, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát về Junior developer, và để trở thành một junior chuyên nghiệp, đòi hỏi sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân. Vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về một cấp bậc cao hơn nhiều, đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao – đó chính là senior developer. Senior developer là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một senior developer dày dặn kinh nghiệm là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết này.

Định nghĩa về Senior?

senior-developer-co-kho-khong
Định nghĩa cơ bản về Senior

Theo từ điển Tiếng Anh, thì senior chỉ những người cao tuổi, có thâm niên làm việc khá lâu, từ 5 năm, 10 năm, thậm chí 20 năm. Họ là những có rất nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, cùng với những kỹ năng được trau dồi và rèn luyện qua năm tháng, và có khả năng giải quyết công việc hiệu quả. Tùy theo quy mô của từng công ty, thì có nhiều cấp bậc senior tương ứng với những công việc khác nhau. Ví dụ như Apple, sẽ có các senior rất giỏi như giám đốc phát triển phần mềm, kỹ sư trưởng hệ thống, giám đốc phụ trách bảo mật, Project Manager, …

Các kỹ năng cần có của senior là gì?

Đối với những senior nói chung, ở tất cả các lĩnh vực, từ khoa học công nghệ đến văn hóa, đời sống, đều đòi hỏi phải có những kỹ năng nhất định. Bạn có biết những kỹ năng đó là gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút nhé!

Thứ nhất: Kỹ năng lãnh đạo
Đây là tố chất đầu tiên mà một senior cần phải có. Kỹ năng lãnh đạo giúp bạn không chỉ quản lý công việc mà còn quản lý con người và nhân viên của bạn. Với kỹ năng này, bạn có thể trở thành một nhà quản lý tài ba.

Thứ hai: Kỹ năng quản lý thời gian
Việc sắp xếp thời gian công việc hợp lý, lập lịch trình và thời gian biểu cụ thể sẽ giúp các senior tiết kiệm được rất nhiều thời gian, từ đó hoàn thành kịp các deadline và khối lượng công việc.

Thứ ba: Kỹ năng làm việc nhóm
Dù bạn có là sếp hay là một leader xuất sắc, kỹ năng làm việc nhóm vẫn rất quan trọng. Sự phối hợp giữa các thành viên, sự trao đổi thông tin và bổ sung kiến thức qua lại sẽ giúp công việc phát triển và đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ tư: Kỹ năng giao tiếp
Việc truyền đạt kiến thức một cách trôi chảy, mạch lạc, dễ nghe, dễ hiểu sẽ giúp các senior dễ dàng truyền tải những ý tưởng đến nhân viên của mình. Điều này giúp giải tỏa những khúc mắc và hiểu lầm, hạn chế xung đột, và tạo bầu không khí làm việc vui vẻ và hiệu quả trong công ty.

Bên cạnh đó, các kỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng báo cáo, và kỹ năng ngoại ngữ cũng rất quan trọng.

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ và hiểu thế nào là một senior rồi phải không? Vậy tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút vào lĩnh vực cụ thể, đó chính là senior developer.

Những kỹ năng cần có của senior developer là gì?

Senior developer là những người có trình độ lập trình rất cao, họ có thể thông thạo khá nhiều ngôn ngữ, có kinh nghiệm code phải từ 4 – 5 năm, thậm chí cao hơn. Họ đã từng tham gia những dự án lớn, những project chuyên nghiệp, là những người đứng đầu và quản lý đội ngũ lập trình trong công ty. Họ có sử hiểu biết sâu rộng, cũng như những ưu và nhược điểm của từng loại công nghệ, thông qua các dự án thực tế mà họ đã làm. Vậy để có thể trở thành một chuyên gia lập trình, thì những yếu tố và khả năng dưới đây, chắc chắn bạn phải có

ky-nang-cua-senior-developer
Những kỹ năng cần có của senior developer là gì?

Kỹ năng về công nghệ (technical):
Một senior developer chuyên nghiệp phải luôn học hỏi và tìm tòi những công nghệ mới nhất. Họ cần nắm rõ sự phát triển của từng ngôn ngữ lập trình để cập nhật các bảng mới nhất, phục vụ cho công việc của mình.

Kỹ năng review code:
Khác với Junior developer chỉ cần viết code chạy được, một senior developer không chỉ viết code sạch, tối giản, dễ bảo trì và sử dụng các công cụ hỗ trợ thông minh để ứng dụng chạy nhanh và ít lỗi nhất, mà còn phải có khả năng review code chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Kỹ năng sửa lỗi và giải quyết vấn đề:
Junior developer phải tìm các lỗi bug để bắt đầu sửa, việc này tốn nhiều thời gian và công sức. Ngược lại, senior developer với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, có thể dự đoán nguyên nhân gây ra lỗi và giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Có thái độ đúng đắn và trách nhiệm cao:
Đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa senior và junior. Giống như người thầy luôn có trách nhiệm với học sinh, một senior phải có thái độ mẫu mực để các junior noi theo và học hỏi, dám làm và chịu trách nhiệm với các dự án của mình.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về một senior developer. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết có hạn, còn nhiều điều chúng tôi chưa thể chia sẻ hết được. Hãy comment hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi nếu bạn có ý kiến khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *