Latest Post

Khái niệm về Solidity và tổng quan về ngôn ngữ lập trình Solidity Phương pháp kiểm tra nhiệt độ CPU đơn giản

Cụm từ Product Manager hẳn không còn xa lạ với các lập trình viên, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đối với các Developer đang mong muốn phát triển sự nghiệp, việc trở thành một Product Manager là mục tiêu đầy hấp dẫn. Vậy Product Manager thực sự là gì? Họ đảm nhận những vai trò và công việc cụ thể nào? Blog sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa Product Manager là gì?

Product Manager là một trong những công việc đến nay vẫn chưa tìm ra được định nghĩa cụ thể của nó. Bởi vì mỗi công ty sẽ có các kiểu định nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Product Manager là gì?

Product Manager là gì?

Product Manager (PM) là người đóng vai trò quản lý sản phẩm và chịu trách nhiệm chính trong việc dẫn dắt, liên kết các bộ phận như UX, Technology và Business để cùng hướng đến mục tiêu chung. Họ được xem như cầu nối quan trọng giữa các yếu tố cốt lõi của một sản phẩm:

  • Technology: PM phải hiểu công nghệ, xác định cách phát triển sản phẩm và lựa chọn công cụ phù hợp. Quan trọng nhất, họ cần nắm rõ giá trị của sản phẩm để đưa ra những quyết định đúng đắn.
  • Business: Họ chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm liên quan đến kinh doanh, tập trung tối đa hóa giá trị mà sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp.
  • Trải nghiệm người dùng (UX): PM cần đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng, đảm bảo sản phẩm không chỉ hữu ích mà còn dễ sử dụng.

PM phải biết cân bằng cả ba yếu tố này, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược để quản lý và phát triển sản phẩm một cách hiệu quả. Công việc của họ bao gồm:

  • Giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến sản phẩm.
  • Duy trì và cập nhật lộ trình sản phẩm (product roadmap).
  • Thảo luận với các cổ đông.
  • Thu thập ý kiến từ khách hàng.
  • Điều phối hoạt động của nhóm, đảm bảo mọi thành viên cùng làm việc vì một mục tiêu chung.

Với những nhiệm vụ trên, PM đóng vai trò then chốt trong việc dẫn dắt quy trình làm việc và phát triển sản phẩm một cách tối ưu nhất. Qua đây, bạn đã hình dung rõ hơn về Product Manager là ai và vai trò của họ đúng không?

Product Manager đảm nhận nhiều vai trò trong công ty

Product Manager đảm nhận nhiều vai trò trong công ty

Vậy Product Management là gì và làm gì?

Product Management có nhiệm vụ quyết định xây dựng sản phẩm như thế nào và đưa ra phương pháp làm việc ra sao. Có thể xem vai trò chung chủ yếu của họ trong một doanh nghiệp là: Xác định chiến lược và trải nghiệm sản phẩm. Mỗi một Product Manager cần phải có cái tên khác dưới cương vị là một “CEO của sản phẩm”.Công việc cơ bản của một Product Management cần đảm nhận như sau: 

  • Nghiên cứu thị trường và nội bộ: Thực hiện nghiên cứu về các chuyên môn thị trường của công ty thông qua đối thủ và người sử dụng. Từ đó, hiểu rõ về sản phẩm cũng như nhu cầu của thị trường để quá trình sản xuất và tiếp thị được dễ dàng hơn. 
  • Phát triển chiến lược: Từ các thông tin đã thu thập được thì họ sẽ phát triển thành các kế hoạch chiến lược cụ thể cho sản phẩm. Quá trình này bao gồm nhiệm vụ vạch ra mục đích và mục tiêu cần hướng đến.  Tại đây thì các hướng đi, định hướng sản xuất cần phải được đề ra để có thể vượt qua được đối thủ cạnh tranh. 
  • Kế hoạch về Product: Có nhiệm vụ phát triển cho kế hoạch của sản phẩm theo dạng Product Roadmap features. Ngoài ra, Product Management còn có nhiệm vụ thống nhất về UX bằng wireframe và với các mockups Designs cũng cần được thống nhất thông qua bước này. 

Product Management có vai trò quản lý mọi công việc liên quan đến sản phẩm

Product Management có vai trò quản lý mọi công việc liên quan đến sản phẩm

  • Lên UX và Design: Mỗi một sản phẩm nếu như muốn tồn tại lâu trên thị trường thì buộc phải có một UI đơn giản về dễ sử dụng thì lúc đó UX dù ấn tượng nhưng cũng sẽ trơn tru. 
  • Phối hợp phát triển build sản phẩm:Sau khi đưa ra được kế hoạch cũng như các đầu hạng mục đã được ban quản trị đồng ý thực hiện. Thì bây giờ Product Management sẽ có vai trò chủ động phối hợp với những bộ phận có liên quan khác để code nên sản phẩm cuối và chuẩn bị cho quá trình testing cũng như launching ra thị trường.
  • Thu thập feedback và phân tích dữ liệu: Sau quá trình building, testing, rồi cho ra mắt sản phẩm thì Product Management tiếp tục thu thập và học dữ liệu người dùng. Theo dõi feedback trực tiếp của users để nhận định những phần đã tốt và những phần chưa tốt cần bổ sung. 
  • Đảm bảo cho truyền thông và tiếp thị sản phẩm:Đây cũng là một trong những công việc mà một Product Management  cần phải đảm nhận. Bời vì, khi đưa sản phẩm ra thị trường thì công tác truyền thông cũng như tiếp thị sản phẩm là cần thiết để có nhiều user biết đến và sử dụng sản phẩm hơn. 

Công việc cần đảm nhận của Product Manager là gì?

Hiện nay, Product Management sẽ được đảm nhận vai trò công việc với hai vị trí chính là giám đốc, quản lý sản xuất và trưởng phòng sản xuất. Cụ thể công việc và năng lực cho 3 vị trí này như sau

Với vị trí giám đốc

Nếu đảm nhận ở vai trò là một giám đốc thì kinh nghiệm bạn cần phải đáp ứng đó là trên 7 năm với vị trí tương tương hoặc có đảm nhận những công việc có liên quan.Product Manager có thể làm giám đốc trong công ty

Product Manager có thể làm giám đốc trong công ty

Tuy nhiên, với nhu cầu như hiện nay thì muốn làm ở vị trí này thì điều cần thiết là bạn phải thật sự giỏi cũng như có năng lực thì mới có thể đảm nhận được. Một số kỹ năng cho vị trí giám đốc mà một Product Management cần phải trau dồi là: 

  • Là người có kỹ năng quản lý, là một người lãnh đạo tốt, tài năng và sáng tạo. Họ có khả năng phán đoán cao, có tầm nhìn chiến lược giỏi và có tư duy làm việc nhanh nhạy, logic. 
  • Là một người có khả năng chịu được mọi áp lực cao từ công việc cũng như sở hữu khả năng phán đoán, có tầm nhìn chiến lược và tư duy làm việc nhanh nhạy nhất hiện nay. 

Hiện nay, với vị trí giám đốc thì mỗi một Product Management sẽ được hưởng mức lương trung bình dưới 50 triệu đồng/tháng. Mức lương này còn tùy thuộc vào khả năng làm việc của bạn cũng như những đóng góp về chất xám của bạn cho doanh nghiệp mà sẽ được cân nhắc thường xuyên. 

Với vị trí quản lý sản xuất

Với vị trí quản lý cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp thì Product Management có nhiệm vụ đảm bảo hoàn thành các công việc sau: 

  • Lập ra các kế hoạch liên quan đến sản xuất và triển khai các định hướng phù hợp cho kế hoạch đó. 
  • Chủ động kiểm soát cho các hoạt động sản xuất tại công xưởng sản xuất. 
  • Chủ động quản lý cho máy móc và các thiết bị đã được trang bị khác để phục vụ cho công việc sản xuất sao cho được hiệu quả nhất. 
  • Tuyển dụng đội ngũ nhân viên phù hợp với công việc và đào tạo họ để nâng cao chất lượng cho sản phẩm của doanh nghiệp. 

Hiện tại, mức lương trung bình mà một quản lý sản xuất được nhận sẽ dưới 20 triệu đồng/ tháng. Đây chính là một trong những mức lương tương không phải là quá thấp. Bạn đọc tham khảo thêm: Heroku là gì? Tìm hiểu tổng quan về Heroku

Với vị trí trưởng phòng sản xuất

Một trưởng phòng sản xuất cho doanh nghiệp thì bạn cần phải đảm nhận được các công việc như sau: 

  • Lập ra các kế hoạch liên quản đến sản xuất và chủ động làm việc dựa theo trình tự nhất định theo sự phân công của các giám đốc sản xuất đề ra. 

Trưởng phòng sản xuất

Trưởng phòng sản xuất

  • Thực hiện quản lý cho các nhân viên của phòng cũng như phát triển cho đội ngũ công nhân viên. 
  • Duy trì cũng như đảm bảo tiến độ và đảm bảo hoàn thành công việc được giao theo đúng dự định đề ra. 
  • Trực tiếp tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa cho các sản phẩm của doanh nghiệp hoặc do khách của công ty đề xuất. 
  • Chủ động báo cáo hiệu quả công việc lên với cấp trên, quản lý của mình theo từng giai đoạn. Cũng như báo cáo về tiến độ của dự án hoặc thông báo về các sự cố phát sinh gặp phải trong quá trình sản xuất. 

Mức lương trung bình bạn sẽ nhận được khi đảm nhận vị trí này sẽ nằm trong khoảng từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.

Tổng kết

Hy vọng rằng những chia sẻ từ Blog trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Product Manager là gì và Product Management là gì. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Product Manager tại các công ty và doanh nghiệp đang rất lớn. Vì thế, đừng quên rèn luyện và nâng cao kỹ năng của bản thân để trở thành một Product Manager chuyên nghiệp và xuất sắc nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *