Hiện nay, API đang là một trong những ứng dụng được sử dụng ngày càng nhiều và phổ biến. Các kiến trúc ứng dụng ngày nay đã và đang được phát triển mà không quá phụ thuộc vào các ngôn ngữ lập trình đã góp phần thúc đẩy ứng dụng API. Vậy API là gì? Các khái niệm xoay quanh API gồm những gì? Tất cả đều sẽ được ITNavi lý giải qua bài viết dưới đây.
Định nghĩa API là gì?
API những phương thức hay giao thức được kết nối với các thư và một số ứng dụng khác. API là tên viết tắt của từ Application Programming Interface, hay còn gọi là giao diện lập trình của ứng dụng. API có khả năng cung cấp việc truy xuất đến một trong các hàm hay sử dụng. Từ đó, nó có thể trao đổi được các dữ liệu giữa một số ứng dụng cụ thể. API có thể sử dụng cho web-based system, operating system, database system, computer hardware và software library.
API được hoạt động theo 4 cách khác nhau:
- API Soap: Các API này sử dụng Giao thức truy cập đối tượng đơn giản. Máy chủ và máy khách trao đổi thông điệp bằng xML.
- API RPC: Những API này được gọi là Lệnh gọi thủ tục từ xa. Máy khách thực hiện một hàm trên máy chủ còn máy chủ gửi kết quả về cho máy khách.
- API Websocket: Hỗ trợ hoạt động giao tiếp giữa máy khách và máy chủ. Máy chủ có thể gửi thông điệp gọi lại cho các máy khách được kết nối, điều này khiến loại API này hiệu quả hơn loại API REST.
- API Rest: Đây là loại API phổ biến và phát triển nhất hiện nay. Điều nay sẽ được chúng tôi lý giải trong phần tiếp theo của bài.
Khái niệm API là gì?
Tìm hiểu một vài khái niệm xoay quanh API
Để hiểu rõ hơn về API nói chung thì hãy cùng ITNavi điểm qua nhanh một vài khái niệm có liên quan đến ứng dụng API ngay sau đây nhé!
Rest API là gì?
REST (REpresentational State Transfer) là một một dạng chuyển đổi cấu trúc của dữ liệu được đưa ra vào năm 2000 bởi tiến sĩ của Roy Thomas Fielding. Rest Api là một phong cách kiến trúc được sử dụng để thiết kế cho các ứng dụng dưới dạng kết nối. Nó thường sử dụng HTTP dạng đơn giản để có thể tạo ra các giao tiếp giữa các máy với nhau.
Chính vì vậy, thay vì chỉ sử dụng một URL cho việc xử lý thông tin người dùng thì REST sẽ thực hiện gửi một yêu cầu dạng HTTP như: GET, POST, DELETE,.. đến với một URL để có thể xử lý được dữ liệu.API (Application Programming Interface) nếu như là một loại giao diện lập trình ứng dụng có khả năng tạo ra phương thức kết nối giữa thư viện và các ứng dụng khác nhau.
Thì REST API lại là một ứng dụng dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu sở hữu các phương thức hỗ trợ kết nối với các thư viện và các ứng dụng khác nhau. Ngoài ra, REST API còn không được xem là công nghệ mà nó được xem là một giải pháp hỗ trợ tạo ra các ứng dụng web services thay thế vô cùng hiệu quả.
Vậy Web API là gì?
Web API là một dạng phương thức được sử dụng để cho phép các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp được với nhau bằng cách trao đổi dữ liệu qua lại. Dữ liệu này được Web API trả lại dưới dạng JSON hoặc XML thông qua các giao thức HTTP hoặc HTTPS.
Bạn biết Web API là gì chưa?
Định nghĩa API Key là gì?
API (Application Programming Interface) được định nghĩa là một giao diện lập trình ứng dụng. Giao diện này nằm giữa phần mềm và phần mềm. Bạn có thể hiểu nó là cửa sổ trung gian cho phép các ứng dụng, hệ thống giao tiếp, phần mềm có thể giao tiếp với nhau và tận dụng các năng lực làm việc của nhau. API Key là các từ khóa được sử dụng để cấp quyền cho các ứng dụng, phần mềm nhận diện để chúng có thể làm việc với nhau hiệu quả hơn.
Vậy khái niệm API Gateway là gì?
API Gateway là một trong những cổng trung gian và nó là cổng vào duy nhất để tới được với các hệ thống microservices của bạn. API Gateway sẽ nhận lấy các requests từ phía client rồi chỉnh sửa, xác thực rồi điều hướng chúng đến với các API cụ thể nằm trên các services ở phía sau.
Ngoài nhiệm vụ là proxy request thì với một hệ thống API Gateway nó thường cần đảm nhận một vài vai trò khác như: bảo mật API, monitoring, analytics số lượng requests, ngoài ra nó còn đảm bảo cho tình trạng của hệ thống ở phía sau. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc về API vui lòng tham khảo Tại đây
Ứng dụng của API là gì?
Sau khi tìm hiểu định nghĩa API cũng như một vài khái niệm khác xoay quanh API thì sau đây là ứng dụng cụ thể đổi với API.
- Ứng dụng trong Web API: Đây là một hệ thống API được sử dụng khá phổ biến trong các hệ thống website. Các website này đều ứng dụng đến Web API và nó cho phép bạn có thể kết nối, lấy dữ liệu hoặc thực hiện các cập nhật cho cơ sở dữ liệu. Ví dụ như sau: Khi bạn thiết kế các chức năng login thông Google, Facebook, Twitter, Github… thì điều này có nghĩa là bạn đang gọi đến API, bởi vì các ứng dụng của di động đều sẽ lấy dữ liệu thông qua API.
Ứng dụng của API
- Ứng dụng của API trên hệ điều hành: Windows hoặc Linux đều có nhiều API riêng biệt và họ cung cấp các tài liệu API là dạng đặc tả các hàm, phương thức cũng như các giao thức kết nối khác. Ngoài ra, nó cũng giúp cho lập trình viên có thể tạo ra được những phần mềm ứng dụng để có thể trực tiếp dễ dàng với hệ điều hành.
- Tìm hiểu về API của thư viện phần mềm hay framework: API thường thực hiện mô tả và quy định cho các hành động mong muốn do thư viện cung cấp. Mỗi một API đều có nhiều cách để triển khai khác nhau và nó cũng hỗ trợ cho những chương trình được viết bằng ngôn ngữ này, và cũng có thể dùng được các thư viện được viết bằng ngôn ngữ khác. Ví dụ như sau: Bạn có thể sử dụng Php để yêu cầu một thư viện có khả năng tạo file PDF được viết lên bằng ngôn ngữ lập trình C++.
Bạn đọc tham khảo thêm một số việc làm hot nhất hiện nay:
Tuyển dụng front end tphcm lương cao chế độ hấp dẫn
Việc làm Python lương cao chế độ hấp dẫn
Tìm việc back end web developer lương cao chế độ hấp dẫn
Một vài ưu điểm và nhược điểm của API là gì?
Ưu điểm nổi bật
- Việc giao tiếp hai chiều cần phải được xác nhận trong những giao dịch cố sử dụng API. Cũng chính vì vậy mà các thông tin mà API cung cấp đều rất đáng tin cậy.
- API là một loại công cụ dạng mã nguồn mở, nó có thể kết nối được mọi lúc mọi nơi mà chỉ cần có Internet là đủ.
- Có khả năng hỗ trợ các chức năng RESTful một cách đầy đủ nhất.
- Cấu hình của API tương đối đơn giản hơn so với WCF (Window Communication Foundation). Nên nó cung cấp các trải nghiệm vô cùng thân thiện với người dùng.
Nhược điểm còn tồn tại
- Để có thể phát triển, vận hành và chỉnh sửa thì sẽ cần rất nhiều chi phí.
- Muốn sử dụng được thì người dùng đòi hỏi phải có nguồn kiến thức chuyên sâu.
- Rất dễ gặp phải các vấn đề khi bảo mật hoặc bị tấn công hệ thống.
API được sử dụng ngày càng phổ biến
Kiểm thử API:
- Đưa ra nhiều yêu cầu cho điểm cuối API để kiểm thử hiệu bằng.
- Viết các bài kiểm thử đơn vị để kiểm tra logic kinh doanh và tính đúng đắn của chức năng.
- Kiểm thử bảo mật bằng cách giả lập các cuộc tấn công hệ thống.
Vấn đề quan trọng và phổ biến liên quan đến bảo mật API
Sau đây là 2 vấn đề thường xuyên xảy ra liên quan đến việc bảo mật API mà bạn nên biết:
Vấn đề SQL Injection
Injection hay SQL Injection là một trong những lỗi xảy ra khá phổ biến. Kẻ tấn công thường lợi dụng các lỗ hổng của quá trình kiểm tra dữ liệu đầu vào trong các ứng dụng web, cho đến hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu để trục lợi khai thác những thông tin nhạy cảm.
Cách khắc phục vấn đề: Để có thể khắc phục được vấn đề trên cần phải có ràng buộc thật kỹ các dữ liệu người dùng nhập cao. Ngoài ra, còn có thể sử dụng Regular Expression để loại bỏ đi những ký tự lạ không phải là số hoặc có thể dùng với các hàm có sẵn để giảm lỗi.
Vấn đề Spam request
Các dạng request được để ở chế độ công khai thường rất dễ vướng phải vấn đề bị spam.Ví dụ như sau: Chỉ cần bạn có thể hoàn thành được username và password để đăng ký tài khoản. Thì một vài người có thể sẽ viết một đoạn script để gửi request liên tiếp cho các server.
Server này cần phải xử lý hết được các request này và thực hiện đăng ký liên tục. Cách khắc phục: Bạn nên khiến cho các request này phức tạp hơn theo cách như: thêm phần câu hỏi bảo mật, yêu cầu người sử dụng chờ trong giây lát rồi thực hiện thao tác tiếp theo,..
Bạn đọc tham khảo thêm: Block chain là gì? Công việc của một Developer BlockChain
Gợi ý phương án ngăn xảy ra lỗ hổng thông tin trong API
Để hạn chế được các vấn đề rò rỉ lỗ hổng thông tin với API thì người dùng nên lưu ý một vài phương án ngăn ngừa như sau:
- Thường xuyên kiểm tra thẩm quyền được cấp cho người dùng và xác thực lại chúng thông qua ứng dụng. Ngoài r a, bạn nên xác thực người sử dụng cuối và xác nhận lại bằng ứng dụng.
Cách hạn chế lỗi thông tin xảy ra trong API là gì?
- Chủ động mã hóa cho dữ liệu được truyền đi bằng cách sử dụng chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) để có thể mã hóa được cho những dữ liệu quan trọng.
- Lưu trữ chữ ký số: Các chữ ký số là chuỗi ký tự duy nhất đặc trưng cho người sử dụng và bạn nên lưu trữ chuỗi này khi sử dụng. Khi lưu các chuỗi này trong cơ sở dữ liệu và chỉ đáp ứng cung cấp nếu như người dùng nhập đến tên, mật khẩu cũng là cách bảo mật hay.
- Tránh đi những mật khẩu cố định hoặc có dạng nhúng: Không nên rút gọn thao tác sử dụng bằng cách sử dụng mật khẩu đơn giản hoặc lấy thông tin ID và bảo mật cũng được lưu cục bộ trên một ứng dụng di động duy nhất.
Một số API miễn phí dành cho Developer:
- Dog API.
- Petfinder.
- REQ/RES.
- Jikan.
- shibe.online.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ trọng tâm của chúng tôi về API và một vài khái niệm khác có liên quan đến API. Hy vọng, với kiến thức trên thì bạn đã hiểu rõ API là gì cũng như ứng dụng của API.Ngoài ra bạn muốn tìm việc lập trình viên IT vui lòng truy cập website để tham khảo thêm nhé!