Khi lập trình, có thể bạn vô tình xóa mất một đoạn mã quan trọng và không biết làm thế nào để khôi phục lại. Tuy nhiên, đối với những lập trình viên sử dụng Git – một công cụ quản lý phiên bản phân tán, việc này trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Vậy Git là gì và nó mang lại những lợi ích gì cho lập trình viên? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây từ Blog để tìm hiểu thêm về vấn đề này!
Định nghĩa Git là gì?
Git là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán (distributed version control system – DVCS) được sử dụng phổ biến trong phát triển phần mềm, giúp các lập trình viên theo dõi sự thay đổi của mã nguồn và hợp tác làm việc trong dự án. Git lưu trữ lịch sử của các thay đổi mã nguồn trong kho (repository), cho phép người dùng quay lại các phiên bản trước đó của dự án, dễ dàng khôi phục lại các đoạn mã đã xóa hoặc chỉnh sửa sai.
Khác vi các hệ thống quản lý phiên bản tập trung các mã nguồn và lịch sử thay đổi đều sẽ được lưu trữ tại một nơi đó chính là máy chủ. Thì với hệ thống phân tán thì các máy khác không những “check out” được phiên bản mới nhất của các tập tin mà còn sao chép toàn bộ kho mã nguồn.
Khái niệm Git là gì?
Nếu máy chủ bị ngừng hoạt động, bạn có thể dễ dàng lấy kho chứa từ bất kỳ máy khách nào để sao chép lại toàn bộ hệ thống và khôi phục lại dữ liệu. Mỗi lần checkout trong Git đều tạo ra một bản sao đầy đủ của kho chứa, bao gồm tất cả các dữ liệu và lịch sử thay đổi. Điều này giúp bạn có thể phục hồi nhanh chóng từ bất kỳ máy khách nào mà không cần phải lo lắng về việc mất mát dữ liệu từ máy chủ.
Những lợi ích mang lại của Git là gì?
Git có thể giúp bạn giải quyết triệt để và nhanh chóng các vấn đề như:
- Lưu lại những phiên bản khác nhau của mã nguồn dự án phần mềm.
- Khôi phục lại các mã nguồn từ một phiên bản bất kỳ khác.
- Hỗ trợ so sánh dễ dàng hơn giữa các phiên bản.
- Phát hiện được những vị trí, những phần mà người khác đã chỉnh sửa làm phát sinh lỗi.
- Khôi phục lại những tập tin đã bị mất đi.
- Thử nghiệm và mở rộng các tính năng của dự án một cách dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến các phiên bản chính.
- Hỗ trợ phối hợp thực hiện dự án trong một nhóm mang lại nhiều hiệu quả hơn.
- Git đảm bảo không có xung đột code giữa các lập trình viên trong một nhóm.
- Chỉ cần có clone mã nguồn từ kho chứa hoặc clone một phiên bản thay đổi nào đó từ kho chứa hoặc một nhánh nào đó từ kho chứa là lập trình viên có thể bắt tay vào làm việc mọi lúc mọi nơi.
Git mang lại lợi ích gì?
Một vài khái niệm cơ bản trong Git là gì?
Kho dữ liệu – Repository Repository là nơi quản lý, lưu trữ tất cả mọi thông tin cần thiết cũng như các sửa đổi và lịch sử sửa đổi của toàn bộ dự án. Hiện nay, có hai loại repository đó là local repository và remote repository.
Snapshot Cơ chế lưu trữ các phiên bản của Git là sau mỗi lần bạn thực hiện lưu trạng thái đều sẽ tạo ra một ảnh chụp có lưu lại tất cả nội dung của tập tin và thư mục tại thời điểm đó rồi tham chiếu tới snapshot. Nếu như tập tin không có thay đổi để hiệu quả hơn thì Git sẽ không lưu trữ tập tin đó lại mà chỉ tạo ra liên kết với tập tin gốc đã được tồn tại trước đó. Sau đó, khi cần thì bạn có thể khôi phục và sử dụng lại một snapshot là được. Đây cũng là lợi thế khi lưu dưới dạng snapshot sẽ giúp Git tiết kiệm không gian lưu trữ vô cùng hiệu quả.
Commit Commit là thao tác báo cho hệ thống biết bạn có muốn lưu lại trạng thái hiện hành hay không rồi ghi nhận lại lịch sử các xử lý đã thực hiện như: xóa, cập nhật, thêm các file hoặc thư mục nào đó trên repository.
Clone Nếu như bạn cần có một bản sao của kho chứa Git có sẵn, có thể là dự án mà bạn tham gia thì chỉ cần thực hiện Clone. Đây chỉnh là điểm giúp Git khác biệt hơn so với một số hệ thống quản lý phiên bản mã nguồn khác. Bởi vì, Clone là tạo ra một bản sao của gần như tất cả những gì của repository mà máy chủ đang lưu trữ. Bạn sẽ có được tất cả lịch sử đã xảy ra trên hệ thống và có thể quay lại, undo lại bất kỳ thời điểm commit nào một cách dễ dàng.
Push Lệnh Push thường được sử dụng để đưa nội dung kho lưu trữ cục bộ lên server và nó cũng là cách bạn chuyển giao các commit từ kho lưu trữ cục bộ lên server.
Một vài khái niệm trong Git
Fetch Lệnh này sẽ cho phép truy cập vào Repository trên server và kéo toàn bộ dữ liệu mà bạn chưa có được từ Repository trên server về.
Full Lệnh này sẽ lấy toàn bộ dữ liệu ở Repository trên server và gộp vào cái branch hiện tại mà bạn đang làm việc.
Branch Nhánh là khái niệm rất hay trong Git với nhánh và bạn có thể tách riêng được các tính năng của dự án rồi thử nghiệm những tính năng mới dễ dàng hơn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nhánh để có thể khắc phục và hoàn chỉnh lỗi bất kỳ nào đó của dự án.
Master Master là nhánh chính của tất cả các Repository của bạn và nó bao gồm những thay đổi và commit được thực hiện gần nhất.
Tags Tags cung cấp cách để có thể theo dõi được các commit quan trọng. Nó đóng vai trò là con trỏ khi các tags chú thích đã được lưu trữ dưới dạng đầy đủ nhất.
Upstream Upstream thường đề cập đến những nơi bạn pusch các thay đổi của mình và thường sẽ là các nhánh chính.
Origin Origin là phiên bản mặc định của repository và nó cũng đóng vai trò là bí danh trong hệ thống để có thể liên lạc được với các nhánh chính.
Các lệnh git cơ bản mà Developer nên biết
Lệnh 1: git config Git config được dùng để set user name và email của bạn trong main configuration file.Cách sử dụng: Được dùng để kiểm tra tên và kiểu email bên trong cấu hình dùng.
Lệnh 2: git init Git init thường được dùng để có thể khởi tạo 1 git repository cùng với 1 project mới hoặc đã có.Cách sử dụng: git init bên trong thư mục gốc của dự án.
Git có thể thực hiện được nhiều lệnh
Lệnh 3: Git Clone Tác dụng của Git Clone: Dùng để copy 1 git repository từ remote source.Cách sử dụng: git clone <:clone git url:>
Lệnh 4: git status Git Status có tác dụng check trạng thái của các file mà bạn đã thay đổi trong thư mục làm việc. Nó có thể là tất cả những thay đổi cuối cùng từ lần commit cuối. Cách sử dụng là: git status trong thư mục làm việc.
Lệnh 5: git add Có tác dụng thêm các thay đổi đến stage/index ở bên trong thư mục làm việc.Cách sử dụng là: git add
Lệnh 6: git commit Tác dụng của git commit là một action với mục đích lưu lại một snapshot của các thay đổi bên trong thư mục làm việc. Và các thư mục và tập tin đã được thay đổi đều nằm bên trong Staging Area.Cách sử dụng: git commit -m ”
Lệnh 7: git push/git pull Push hoặc Pull là các thay đổi đến remote. Nếu bạn đã add và committed các thay đổi rồi bạn muốn đẩy nó lên hoặc remote của bạn đã update thì bạn sẽ apply tất cả thay đổi đó trên code của mình.Cách sử dụng: git pull <:remote:> <:branch:> and git push <:remote:> <:branch:>
Lệnh 8: it branch Lệnh sẽ thực hiện liệt kê tất cả các branch (nhánh).Cách sử dụng: git branch hoặc git branch -a
Lệnh 9: git checkout Có tác dụng chuyển sang một branch khác. Cách sử dụng như sau: git checkout <: branch:> hoặc ** _ git checkout -b <: branch:> nếu như bạn đang muốn tạo hoặc chuyển sang bằng một chi nhánh mới.
Git là hệ thống quan trọng lập trình viên
Lệnh 10: git stash Tác dụng của git stash là lưu các thay đổi mà bạn không muốn commit ngay lập tức. Cách sử dụng: git stash trong thư mục sẽ làm việc cùng bạn.
Lệnh 11: git merge Tác dụng của lệnh là merge 2 branch lại với nhau. Cách sử dụng: Sẽ chuyển tới branch nếu bạn muốn merge rồi sử dụng git merge <:branch_ban_muon_merge:>
Lệnh 12: git reset Tác dụng của lệnh là bỏ một tập tin ra khỏi Staging Area để không phải bị commit theo. Cách sử dụng: git reset HEAD tên_file
Lệnh 13: git remote Có tác dụng check remote/source mà bạn có hoặc thực hiện bạn có hoặc add thêm remote. Cách sử dụng: Dùng git remote để kiểm tra và liệt kê. Sử dụng git remote add <: remote_url:> để thêm.
Lệnh 14: git add Tác dụng của nó là đưa một tập tin vào Staging Area. Cách sử dụng: git add tên_file hoặc nếu như muốn thêm hết file của thư mục thì thực hiện git add all.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về Git mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng sau khi tham khảo, bạn đã hiểu rõ Git là gì và nhận thấy được những lợi ích mà Git mang lại cho ngành công nghệ thông tin hiện nay.