Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vinascript/html/wp-includes/functions.php on line 6114
Tìm hiểu về HTML - Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML - VinaScript

Latest Post

Triển khai dự án PHP, Mysql với Nginx trên Docker Tìm hiểu về HTML – Ưu điểm, nhược điểm và cách hoạt động của HTML

Định nghĩa HTML là gì?

HTML (Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, đóng vai trò nền tảng trong phát triển web. HTML được sử dụng để xây dựng cấu trúc và nội dung cho các trang web, bao gồm văn bản, hình ảnh, liên kết, và các thành phần khác. Khi người dùng nhấp vào liên kết trên trang HTML, họ có thể được dẫn đến các trang hoặc tài nguyên khác, tạo ra một mạng lưới thông tin liên kết chặt chẽ.

HTML cũng giúp phân loại và tổ chức các thành phần trong trang web như đoạn văn, tiêu đề (heading), phần đầu trang (header), cuối trang (footer), và liên kết (links). Các thẻ HTML cho phép lập trình viên cấu trúc rõ ràng nội dung, làm cho trang web dễ điều hướng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

HTML là gì?

HTML là gì?

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng HTML không phải là ngôn ngữ lập trình cao cấp. Chính vì vậy, nó không có khả năng tạo ra các trang web động được mà chỉ đơn giản là những trang web tĩnh (HTML có thể phân chia và định dạng cho trang web). Ngoài ra, để có thể làm việc với HTML thì bạn cần phải sử dụng những đoạn code đơn giản. 

HTML ra đời như thế nào?

HTML được hình thành bởi Tim Berners-Lee, ông là một nhà vật lý học nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Mục đích tạo ra HTML ban đầu của ông là biến nó trở thành nơi lưu trữ cũng như truyền đạt cho các thông tin nội bộ giữa các nhà khoa học với nhau. Năm 1991, HTML bao gồm 18 tag và hiện nay đã được phát triển lên tới 40 HTML tags. Và phiên bản mới nhất vừa được nâng cấp của nó là HTML5 (năm 2014). Phiên bản này được cải tiến rất nhiều về cấu trúc, tốc độ và cho khả năng xác định rõ được nội dung cần thể hiện. 

Quá trình phát triển của HTML

HTML được xem là phát minh vĩ đại, đột phá trong thời đại lúc bấy giờ. Với hơn 20 năm phát triển thì phiên bản mới nhất của HTML là HTML5 được cải tiến và đời vào năm 2014. Đây là phiên bản được đánh giá là toàn diện nhờ những tính năng đặc biệt và nổi bật nhất. Nó có khả năng hỗ trợ audio, video trực tiếp, có khả năng loại bỏ các flash player làm chậm để quá trình xử lý và truy cập web được nhanh chóng hơn. Khi sử dụng phiên bản này, thì lập trình viên chỉ cần thực hiện nhúng các đoạn video hoặc audio với các thẻ tag hay.HTML được sử dụng và phát triển hơn 20 năm

HTML được sử dụng và phát triển hơn 20 năm

Hơn nữa, HTML5 còn có thể hỗ trợ người dùng vẽ các vector toán học, MathML, công thức toán học và cả những phương trình khoa học khác. HTML5 còn được cải thiện rất nhiều về mặt ngôn ngữ nên quá trình search engine của google sẽ được chính xác hơn và mang lại được nhiều lợi ích cho chính người đọc. 

Cấu trúc của HTML

HTML thường có nhiều dạng thẻ khác nhau, mỗi thẻ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn sẽ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Bình thường cấu trúc của HTML sẽ có 3 phần:

  • Phần khai báo chuẩn của html, xhtml. Có cấu trúc là <!Doctype>: Phần này sẽ cho người dùng biết được trình duyệt hiện đang sử dụng loại HTML nào. Trên trang web đang có nhiều loại HTML khác nhau và mỗi trình duyệt chỉ sử dụng một loại HTML nhất định.
  • Phần tiêu đề: Phần khai báo ban đầu, khai báo về css, little, javascript, ..: Phần này sẽ có cấu trúc bắt đầu và kết thúc bằng thẻ <head>. Đây là phần chứa tiêu đề và nó được hiển thị trên thanh điều hướng của trang web. Tiêu đề sẽ là phần nằm giữa cặp thẻ <title> và </title>. Ngoài ra phần tiêu đề còn chứa các khai báo có thông tin nhằm phục vụ SEO.
  • Phần thân: Phần chứa nội dung của trang web, là phần hiển thị của trang web: Phần này nằm phía sau tiêu đề, gồm cả các thông tin mà người dùng muốn hiển thị trên trang web và sẽ bao gồm văn bản, hình ảnh và các liên kết. Phần thân sẽ bắt đầu bằng thẻ <body> và kết thúc bằng thẻ </body>.
  • Phần còn lại là thẻ cặp. Thẻ cặp nằm ở ngoài cùng, có nhiệm vụ bao quát toàn bộ nội dung của trang web, cả phần tiêu đề và phần thân của thẻ cặp đều nằm trong  cặp thẻ <html> và</html>.

Ưu điểm và nhược điểm của HTML là gì?

Hầu hết các công nghệ mới, các ngôn ngữ đều tồn tại ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Và chính HTML cũng không ngoại lệ, dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của HTML mà chúng tôi đã tổng hợp được. 

Ưu điểm nổi bật

  • Bởi vì HTML được ra đời từ rất lâu nên nguồn tài nguyên hỗ trợ hỗ trợ cho nó vô cùng khổng lồ. Hiện nay, cộng đồng của HTML đang phát triển ngày càng lớn trên thế giới. 
  • HTML có thể chạy tương đối mượt mà trên hầu hết những trình duyệt phổ biến nhất hiện nay là: IE, Chrome, FireFox, Cốc Cốc…
  • Mã nguồn mà HTML sử dụng là loại mã nguồn mở và bạn có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí.
  • Quá trình học HTML tương đối đơn giản, dễ hiểu nên người học có thể dễ dàng nắm bắt được các kiến thức căn bản nhanh chóng hơn. Quá trình xây dựng khung cho website căn bản sẽ có thể thực hiện chỉ với vài tuần học. 

Cơ hội nghề nghiệp với HTML là vô cùng lớn

Cơ hội nghề nghiệp với HTML là vô cùng lớn

  • HTML được quy định theo một tiêu chuẩn nhất định nên việc markup sẽ trở nên đồng nhất, gọn gàng hơn rất nhiều bởi vì, HTML được vận hành bởi World Wide Web Consortium (W3C).
  • Quá trình thực hiện sẽ dễ dàng hơn bởi nó tích hợp với nhiều loại ngôn ngữ backend như: PHP, NodeJs, Ruby, Java… để có thể tạo thành một website hoàn chỉnh với đầy đủ mọi tính năng. 

Nhược điểm còn tồn tại

Nhược điểm lớn nhất mà HTML còn tồn tại đó chính là chỉ có thể sử dụng ở những trang web tĩnh. Đây là những trang web chỉ hiển thị thông tin mà không có sự tương tác của người dùng. Chính vậy, khi xây dựng những tính năng động hoặc hướng đối tượng người dùng thì lập trình viên cần phải sử dụng Javascript hoặc ngôn ngữ backend khác của bên thứ 3 mới có thể thực hiện được. 

  • HTML không có khả năng tạo ra sự riêng biệt và mới mẻ cho người dùng bởi vì nó thường chỉ có thể thực thi những thứ logic và có cấu trúc nhất định. 
  • Hiện nay, một số trình duyệt vẫn còn chậm trong việc hỗ trợ cho tính năng mới nhất của HTML và đặc biệt là với HTML5.
  • Ngoài ra, một số trình duyệt cũ vẫn không thể render được những tag mới có bên trong HTML5. 

HTML có phải là ngôn ngữ lập trình không?

Câu trả lời của blog là: Mặc dù HTMl có những chức năng cấu tạo nên những thành phần của website nhưng không có chức năng “động” nên nó không phải là ngôn ngữ lập trình. Có thể hiểu, HTML hoạt động như một Microsoft Word chỉ dùng để định dạng nội dung hiển thị trên trang web.

Thao tác làm việc cùng HTML khá đơn giản. Để thực hiện việc đánh dấu trên trang web, bạn chỉ cần sử dụng cấu trúc code (tags và attributes).

HTML hoạt động như thế nào và vai trò của HTML là gì?

HTML hoạt động như thế nào?

HTML thường được lưu với đuôi file là .html hoặc .htm. Các file này có thể mở và đọc trên các trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Safari, hoặc Cốc Cốc, cho phép chúng hiển thị nội dung dưới dạng hình ảnh, văn bản và bố cục mà người dùng dễ hiểu.

Chức năng của các trình duyệt là “dịch” mã HTML thành giao diện người dùng bằng cách phân tích cú pháp các thẻ HTML và hiển thị cấu trúc nội dung theo các thành phần như tiêu đề (heading), phần (section), và đoạn văn (paragraph).

Thông thường, mỗi trang con trong một website lớn sẽ có file HTML riêng biệt để giữ cho trang dễ quản lý và tối ưu hóa truy cập. Trong mỗi tài liệu HTML, các thẻ (tags) như <html>, <head>, <body>, và các thẻ nội dung khác đóng vai trò tạo cấu trúc trang. Hầu hết các thành phần HTML đều có thẻ mở và thẻ đóng như <p>...</p> cho đoạn văn hoặc <h1>...</h1> cho tiêu đề. Các thành phần này giúp xác định và tổ chức nội dung để hiển thị trực quan và logic cho người dùng.

Vai trò của HTML với một lập trình web

Chính vì HTML là loại ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản nên nó có khả năng giúp cấu trúc website được hoàn thiện, rõ ràng và gọn gàng hơn. Điểm mạnh nhất của HTML đối với một lập trình web chính là khả năng xây dựng cấu trúc website sao cho chỉnh chu nhất. Ngoài ra, HTML còn góp vai trò cho việc khai báo và định dạng được các tập tin kỹ thuật số. HTML có vai trò quan trọng trong lập trình web

HTML có vai trò quan trọng trong lập trình web

Các nhà lập trình viên đang dần sử dụng ngôn ngữ lập trình riêng đối với quá trình thiết kế một website. Tuy nhiên, để xử lý dữ liệu thì luôn cần sử dụng đến ngôn ngữ HTML để có thể hiển thị được nội dung cũng như bố cục văn bản cho những người dùng có nhu cầu truy cập. 

HTML có mối liên hệ như thế nào với CSS và JavaScript?

Hiện nay, dù rằng HTML là một loại ngôn ngữ toàn diện và mạnh mẽ nhưng xét về mặt đơn phương thì nó không đủ khả năng xây dựng một website toàn diện. Hơn nữa, HTML không có khả năng responsive trên những thiết bị di động mà người dùng đang thường xuyên sử dụng để truy cập và tìm kiếm thông tin trên mạng. Bởi vậy, CSS (Cascading Style Sheets) và JavaScript ra đời và dần trở thành sự phổ sung hoàn hảo giúp người dùng có thể thiết lập được các chức năng cao cấp khác dành cho trang web.  Mối liên hệ giữa HTML và CSS

Mối liên hệ giữa HTML và CSS

CSS và Javascript có vai trò và nhiệm vụ hỗ trợ HTML như sau: 

  • CSS: thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tạo nên kiểu dáng, màu sắc, hình nền, hiệu ứng và bố cục,… để website trở nên sinh động, cuốn hút và có tính thẩm mỹ cao hơn. 
  • JavaScript hỗ trợ tạo ra những chức năng hoạt động trong website như: pop-up đăng ký, đăng nhập, video  trình chiếu, thư viện ảnh huyển động, Slide trình diễn,… 

Con đường phát triển HTML

Có hai hướng phát triển trong lĩnh vực thiết kế và lập trình web hiện nay:

  1. Frontend Developer: Đây là những người chuyên về giao diện người dùng, chịu trách nhiệm xây dựng các yếu tố hiển thị và trải nghiệm của website thông qua các công nghệ như HTML, CSS, và JavaScript. Một lập trình viên Frontend cần nắm vững các công cụ để tạo ra giao diện hấp dẫn và dễ sử dụng.
  2. Backend Developer: Những lập trình viên Backend chuyên xử lý dữ liệu và các logic phía máy chủ, đảm bảo website hoạt động mượt mà và có thể xử lý các yêu cầu từ người dùng. Để trở thành một lập trình viên Backend chuyên nghiệp, cần nắm vững ngôn ngữ và công nghệ như PHP, Java, Python, và cơ sở dữ liệu.

Nếu bạn có thể kết hợp và làm chủ cả hai lĩnh vực này, Full Stack Developer sẽ là con đường phát triển lý tưởng. Một Full Stack Developer không chỉ biết thiết kế giao diện mà còn hiểu cách vận hành phía server, từ đó giúp xây dựng website hoàn thiện hơn.

Để sẵn sàng cho sự nghiệp trong lĩnh vực này, bạn nên nắm thêm các kiến thức về CSS, PHP, JavaScript, cũng như tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ backend khác để biến website tĩnh trở thành website động và hoàn chỉnh. Việc hiểu rõ cả hai mảng sẽ giúp bạn linh hoạt và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu trong phát triển website hiện đại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *