Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến
Khi bước vào lĩnh vực Công nghệ Thông tin (CNTT), bạn sẽ thường nghe đến thuật ngữ “Full Stack”, một khái niệm mà nhiều người trẻ mong muốn đạt được. Nhưng điều gì thực sự đằng sau cái tên này và liệu bạn có phù hợp để trở thành một nhà phát triển Full Stack xuất sắc hay không? Đó chính là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng khám phá trong bài viết này. Đầu tiên, hãy đi sâu vào các thuật ngữ cơ bản.

Full Stack là gì?

Khi nghe đến thuật ngữ “Full Stack”, chúng ta thường đã có một hiểu biết cơ bản về ý nghĩa của nó. Thuật ngữ này phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Công nghệ thông tin và Kinh doanh. Trong ngữ cảnh Công nghệ thông tin, “Full Stack” thường được sử dụng để chỉ tổng hợp các kỹ năng và công nghệ cần thiết để triển khai một dự án từ đầu đến cuối.

Full Stack Developer là gì?

Người phát triển Full Stack là những chuyên gia với nhiều kỹ năng đa dạng, họ sử dụng những kỹ năng này để đảm bảo dự án được thực hiện một cách toàn diện nhất có thể. Một lập trình viên Full Stack có khả năng xử lý mọi công việc liên quan đến cơ sở dữ liệu, máy chủ, bảo mật và không gì đáng ngạc nhiên khi họ cũng tham gia vào phát triển cả phần Back-end và Front-end của dự án.

Full Stack Developer là gì?

Full Stack Developer là gì?

Tuy nhiên, không phải tất cả Full Stack Dev đều cần phải giỏi về toàn bộ các khía cạnh đó. Họ là người sẽ hiểu rõ những công nghệ và kỹ năng cần thiết cho dự án mà mình tham gia và sẵn sàn học hỏi những công nghệ khác khi cần.

Những ưu và nhược điểm khi trở thành Full Stack Developer

Trong cộng đồng IT, việc liệu có nên trở thành lập trình viên Full Stack Developer hay không vẫn là một đề tài sôi nổi. Trên các trang tuyển dụng và trên Facebook, có rất nhiều người tự gọi mình là Full Stack Dev, cho thấy đây đang là một xu hướng mới trong ngành. Tuy nhiên, một số người cho rằng Full Stack chỉ là một danh hiệu, và điều quan trọng hơn cần là tập trung vào năng lực cá nhân và hiểu biết vững về công nghệ thực sự.

Blog đã từng gặp một bài viết đã gây ra rất nhiều tranh cãi về điểm mạnh và điểm yếu của việc trở thành một nhà phát triển full stack. Dưới đây là kết quả mà tôi đã tổng hợp được:

–  Ưu điểm

Các nhà phát triển full stack biết rất nhiều kĩ năng và công nghệ, có thể tạo thiết kế nguyên mẫu cho một sản phẩm/dự án rất nhanh chóng. Họ có góc nhìn tổng quan hơn. Hơn nữa, họ sẽ nhạy cảm hơn với kỹ thuật và sản phẩm. Vì vậy, họ sẽ nhìn thấy những vấn đề tổng quát mà người khác thường sẽ khó nhận ra.

Bên cạnh đó, một lập trình viên Full Stack có thể giúp đỡ mọi người trong nhóm và giảm đáng kể thời gian phát triển và cập nhật công nghệ.

–  Nhược điểm

Chính vì nắm bắt quá nhiều kĩ năng cùng một lúc mà các full stack developer thường không thành thạo chuyên sâu một kỹ năng nhất định. Họ thường hướng tới là “nhà phát triển toàn diện”. Vì vậy, nhiều khi họ sẽ có khó khăn nếu gặp phải câu hỏi như “Làm thế nào cho kiến ​​trúc phù hợp hơn với sự phát triển mô-đun này”. Ngoài ra, việc trở thành một full stack cũng đòi hỏi rất nhiều kiến thức và thời gian. Nếu bạn không có đam mê và tinh thần kiên trì học hỏi, sẽ rất khó để thành công.

Full stack developer phải làm gì?

Sau khi hiểu được định nghĩa full stack là gì thì tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu xem một full stack developer thì phải làm những công việc gì?

Thông thường tại hầu hết các công ty, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí full stack developer thì bạn có thể sẽ tham gia vào một số công việc như:

– Đưa ra giải pháp và xây dựng cấu trúc mô hình phù hợp để có thể phát triển ứng dụng một cách tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng.

– Là người quản lý dự án và sẽ làm việc trực tiếp với các stack holder trong các trường hợp cần thiết.

– Đóng vai trò là một back-end để tham gia vào quá trình phát triển phần mềm.

– Thiết kế và làm việc trên front-end có sử dụng HTML, CSS, …..

– Là người tạo và phát triển cơ sở dữ liệu.

– Xây dựng các API.

– Là thành viên tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm thử sản phẩm.

– Theo dõi và tham gia cải thiện performance của hệ thống.

– Xây dựng các tài liệu kỹ thuật.

Đó là những công việc chính mà một full stack developer thường phải làm khi tham gia các dự án. Tuy nhiên, để có thể làm được các công việc đó thì full stack developer phải có những kỹ năng gì? Đây là một trong những câu hỏi của rất nhiều bạn đang mong muốn sẽ trở thành một full stack developer giỏi. Câu trả lời sẽ được tìm hiểu tiếp ở nội dung bên dưới.

Những kỹ năng để trở thành Full Stack Developer

Mặc cho những tranh cãi về tiềm năng, thì việc trở thành một Full Stack Developer vẫn đang trở thành mục tiêu của rất nhiều bạn trẻ. Dưới đây là những yếu tổ cần thiết để bạn trở thành một Full Stack Developer

Ngôn ngữ lập trình

Để đạt được mục tiêu, việc đầu tiên bạn cần làm đó là thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình, ví dụ như PHP, C#, Python, JAVA, Perl, Ruby, Perl, v.v. Bên cạnh đó, việc làm quen với các cấu trúc, thiết kế và triển khai cũng như kiểm tra dự án dựa trên một ngôn ngữ hoặc nhiều ngôn ngữ cũng rất quan trọng.

Sử dụng các framework và thư viện của bên thứ ba

Các ngôn ngữ lập trình phổ biến sẽ có một framework tốt đi kèm, chẳng hạn như JAVA Spring, Hibernate, Python Django, mybatis, nodejs express, PHP thinkphp, Yin, v.v.

Công nghệ front-end

Hiện nay, Front-end đang giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển dự án. Sự thành công của một sản phẩm không chỉ được kiểm chứng bởi tính năng mà còn nhờ yếu tố trải nghiệm người dùng. Chính vì vậy, để góp phần mang lại UX tốt nhất, bạn cần năm vững những công nghệ front-end cơ bản như HTML5, CSS3, javascript. Ngoài ra, bạn cũng cần am hiểu về framework front-end hoặc thư viện của bên thứ ba như jquery, LESS, SASS, angularjs hoặc REACT.

Kĩ năng cần thiết để trở thành Full Stack Developer 

Kĩ năng cần thiết để trở thành Full Stack Developer

Cơ sở dữ liệu (database) và bộ nhớ cache

Bất kỳ dự án nào cũng cần có lưu trữ dữ liệu trên database. Là một nhà phát triển Full Stack, bạn cũng cần phải có ít nhất một hoặc hai cơ sở dữ liệu và biết cách tương tác với nó. Hiện tại, một số database phổ biến nhất là mysql, mongodb, Redis, Oracle, sqlserver, v.v.

Ví dụ mongodb là một cơ sở dữ liệu dạng tài liệu, được sử dụng trong các sản phẩm Internet. Còn mysql hoặc Oracle được làm cơ sở dữ liệu back-end trong các dự án lớn. Trong khi Redis – cơ sở dữ liệu bộ nhớ sẽ được dùng để lưu vào bộ nhớ đệm nhằm cải thiện hiệu suất hệ thống.

Khả năng thiết kế cơ bản

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực ra khả năng thiết kế cũng khá quan trọng. Bạn cần tìm hiểu qua về các kỹ năng thiết kế nguyên mẫu cơ bản, thiết kế UI, UX cũng cần hiểu rõ.

Các kỹ năng khác

Một số kỹ năng khác mà bạn cũng cần lưu tâm trong quá trình nghiên cứu đó là Server, Version control system (quản lý phiên bản), cách làm việc với API và công nghệ bảo mật, …

Những ưu đãi nhận được khi trở thành một Full Stack Developer

Không thể phủ nhận hiện Full Stack Developer là tài sản quý được rất nhiều công ty coi trọng. Chính vì vậy, hậu đãi mà họ nhận được cũng không hề ít. Trở thành một lập trình viên full-stack có những lợi ích sau:

–          Có nhiều cơ hội phát triển bản thân.

–          Là vị trí mà rất nhiều công ty đang mơ ước

–          Khả năng lên PM và quản lý là rất cao.

–   Mức lương đáng ngưỡng mộ: theo nghiên cứu thì mức lương Full Stack Developer tại Việt Nam dao động khoảng 2,500 đến 4,000 USD/tháng

Liệu bạn có thích hợp để trở thành một Full Stack Developer?

Tóm gọn lại, đãi ngộ dành cho Full Stack là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trở thành một chuyên gia đa năng như vậy không dễ dàng. Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ về kỹ năng của mình, có thể là front-end hoặc back-end, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác. Đồng thời, bạn cần luôn sẵn lòng học hỏi và cập nhật công nghệ mới. Đảm bảo kiến thức của bạn là vững vàng để tự tin tỏa sáng.

Nếu không muốn theo đuổi con đường này, hãy tập trung phát triển một kỹ năng cụ thể. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp không cần tìm Full Stack Developer mà tập trung vào các lĩnh vực như mobile stack, web stack, hoặc application stack tùy thuộc vào dự án.

Cần nhớ rằng, hiểu biết nông cạn không đủ để trở thành một Full Stack Developer xuất sắc.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của Full Stack Developer và con đường để trở thành một chuyên gia đích thực trong lĩnh vực này. Tôi mong rằng đó có thể là một phần trong quyết định hình thành tương lai nghề nghiệp của bạn. Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn đến bài viết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *