Latest Post

Tăng thứ hạng và truy cập tự nhiên với 10 phương pháp SEO hay nhất Kiếm Tiền Online (mmo): Khái Niệm và Các Hình Thức Phổ Biến

Dành cho những người theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin, Spring không còn là một cái tên xa lạ. Đây thực sự là một framework đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, tuy nhiên, nhược điểm cũng là một thách thức không nhỏ mà người dùng phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề này, Spring Boot đã xuất hiện với mục tiêu cải thiện những hạn chế đó và hứa hẹn đem đến nhiều sản phẩm phần mềm hoàn thiện hơn trong tương lai. Nhưng Spring Boot là gì và làm thế nào nó có thể mang lại những giá trị tuyệt vời như vậy? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về framework này trong bài viết dưới đây!

Spring Boot là gì?

Spring Boot là gì?

Spring Boot là gì?

Là một phần cực kỳ quan trọng của Spring framework, do vậy trước khi tìm hiểu Spring Boot là gì, chúng ta cần có kiến thức cơ bản về Spring framework.

Spring framework là gì?

Spring là một framework được thiết kế để hỗ trợ nhà phát triển trong quá trình xây dựng hệ thống và triển khai ứng dụng trên Java Virtual Machine (JVM) một cách dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng. Được phát triển như một dự án mã nguồn mở, Spring đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng phát triển.

Nó không chỉ là một framework duy nhất mà còn bao gồm nhiều dự án con khác nhau, mỗi dự án đều có mục tiêu và tính năng riêng. Ví dụ, Spring MVC được thiết kế đặc biệt để xây dựng ứng dụng web, trong khi Spring Data tập trung vào việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Một dự án quan trọng khác là Spring Boot, mang lại sự tiện lợi và tối ưu hóa cho quá trình triển khai ứng dụng. Tổng cộng, sự đa dạng và linh hoạt của các dự án này giúp Spring trở thành một lựa chọn mạnh mẽ cho việc phát triển ứng dụng trên nền tảng JVM.

Để phát triển một ứng dụng web cơ bản sử dụng Spring framework, bạn cần trải qua ít nhất 5 công đoạn sau:

  • Tạo một project sử dụng Maven với các dependency cần thiết.
  • Tạo một tập tin web đuôi (.xml) để khai báo DispatcherServlet (thuộc Spring MVC).
  • Một tập tin có cấu hình của Spring MVC.
  • Trả về một class Controller khi có request đến.
  • Cuối cùng là phải có một web server phục vụ triển khai ứng dụng lên chạy.

Để khởi tạo một dự án Spring khá là vất vả và tốn nhiều công sức. Người lập trình phải khai báo những dependency trong pom.xml, cấu hình XML hoặc các annotation cực kỳ phức tạp. Giờ đây, việc tạo ra các ứng dụng này sẽ được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng hơn rất nhiều chỉ với Spring Boot. Vậy Spring Boot là gì?

Khái niệm về Spring Boot là gì

Từ những thông tin ở trên, ta có thể khẳng định Spring Boot chính là một Java framework siêu to và khổng lồ và có nhiều khả năng hữu ích vì nó có thể giúp lập trình viên giải quyết rất nhiều vấn đề. So với framework Spring thông thường, Spring Boot tỏ ra những lợi thế vượt trội. Khi sử dụng Spring Boot, rất nhiều thứ được cải tiến hỗ trợ lập trình viên như:

  • Auto config: tự động cấu hình thay lập trình viên, bạn chỉ cần viết code và tiến hành chạy hệ thống là được.
  • Dựa trên các Annotation để tạo lập các bean thay vì XML.
  • Server Tomcat có thể được nhúng ngay trong file JAR build ra và có thể chạy ở bất kì đâu mà java chạy được.

Khi sử dụng Spring Boot, lập trình viên chỉ cần:

  • Sử dụng Spring Initializr: nhập các thông tin của dự án (project), chọn thư viện (Library) rồi tải code về máy.
  • Mở mã nguồn (source code) và bắt đầu viết code.
  • Có thể chạy ngay trong IDE, hoặc build thành file JAR mà không cần cấu hình config cho server nữa.
Spring Boot chính là một Java framework siêu to và khổng lồ và có nhiều khả năng hữu ích

Spring Boot chính là một Java framework siêu to và khổng lồ và có nhiều khả năng hữu ích

Tại sao bạn nên học Spring Boot?

Việc sử dụng Spring Boot mang lại nhiều ưu điểm cho các nhà phát triển, giúp họ tập trung hiệu quả hơn vào mục tiêu viết mã nguồn của mình so với việc phải đối mặt với nhiều kỹ thuật mã nguồn như khi sử dụng Node.js.

Spring Boot tự mình tích hợp nhiều thư viện bên trong, làm cho cấu trúc mã nguồn trở nên chuẩn mực hơn. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho nhà phát triển, không cần lo lắng quá nhiều về cách viết mã nguồn sao cho tối ưu.

Kết quả là, nhà phát triển có thêm nhiều thời gian để tập trung vào phát triển logic của sản phẩm. Spring Boot không chỉ là một bản cập nhật xuất sắc của Spring mà còn giải quyết nhiều vấn đề phức tạp từ Spring. Quá trình học và áp dụng Spring Boot cũng trở nên đơn giản hơn đáng kể.

Không cần phải giữ kiểu tư duy truyền thống rằng để hiểu về Spring Boot, bạn phải trước tiên nắm vững Spring. Thực tế, điều này là không cần thiết; bạn hoàn toàn có thể bắt đầu học Spring Boot ngay từ đầu mà không cần kiến thức sâu rộng về Spring. Việc này giúp bạn hiểu và áp dụng nhanh chóng các khái niệm và thực hành của Spring Boot.

Đặc điểm và tính năng của Spring Boot

Ưu điểm nổi bật của Spring Boot

Những tính năng nổi bật của Spring Boot mà bạn không thể bỏ qua như:

  • Phát triển web một cách đơn giản và nhanh chóng.
  • Config an toàn
  • Có thể hỗ trợ YAML
  • Có tính quản trị cao
  • Dễ dàng ứng dụng Spring và các sự kiện.
  • Có thể cấu hình ở bên ngoài và tạo ra những tệp thuộc tính.
  • Tính bảo mật cao.
  • Ghi log

Với những ưu điểm mà Spring Boot mang lại, nó cũng mang theo rất nhiều đặc điểm ưu việt. Cùng tìm hiểu và tận dụng những chương trình này một cách hiệu quả nhé.

Spring Boot có tính bảo mật cao

Spring Boot có tính bảo mật cao

Đặc điểm nổi bật của Spring Boot

  • SpringApplication: Đây là class được dùng để khởi chạy ứng dụng từ hàm main(). Vì thế, khi khởi chạy ứng dụng, các lập trình viên chỉ cần gọi method run() là được.
  • Externalized Configuration: Spring Boot cho phép người dùng có thể sử dụng cấu hình (config) từ bên ngoài. Chính vì vậy mà mỗi ứng dụng được tạo ra có thể chạy được trên nhiều môi trường khác nhau.
  • Profiles: Dùng để phân chia các loại cấu hình cho các môi trường khác nhau.
  • Loggin: Sử dụng phục vụ cho toàn bộ chức năng log trong phạm vi nội bộ. Những logging này sẽ được quản lý một cách mặc định.

Ngoài ra còn rất nhiều các tính năng tương tự khác của Spring Boot như: Developing web Applications, Working with SQL Technologies, Security, Messaging, Caching, Calling rest Services with RestTemplate/WebClient, Sending Email, Validation,….

Khi học về Spring Boot cần tìm hiểu những gì?

Java Core

Trước khi học về Spring Boot, bạn cần biết về một số kiến thức cần biết của Java

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về Stream API, Asynchronous, Multi threading, File IO.
Muốn học về Spring Boot bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về Java Core

Muốn học về Spring Boot bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về Java Core

Package manager

Để quản lý các thư viện khi phát triển dự án Spring Boot, việc cài đặt một trình quản lý gói là rất quan trọng. Đối với người mới bắt đầu, việc tìm hiểu về Maven và Gradle là một bước quan trọng, tuy nhiên không cần phải rơi vào chi tiết quá sâu.

Hãy tập trung vào những khía cạnh cơ bản, như cách cài đặt, xóa thư viện, và chỉnh sửa thông tin của dự án. Nắm vững các công việc tích hợp sẵn (build-in tasks) để có khả năng thực hiện các tác vụ quản lý dự án một cách hiệu quả.

Dừng lại ở mức độ hiểu biết cơ bản về Maven và Gradle là đủ để bắt đầu. Khi bạn làm việc với các dự án lớn hơn và có nhu cầu sử dụng nhiều tính năng hơn, bạn sẽ tự nắm bắt thêm kiến thức và trở nên thành thạo theo thời gian. Quan trọng nhất là có sự thoải mái khi sử dụng các công cụ này và không cảm thấy áp đặt.

Spring Boot

Cách học Spring Boot đúng đắn nhất chính là học thực hành, làm project. Nhiều thứ trong Spring Boot rất dễ, hoặc thành chuẩn mực rồi, chủ yếu là bạn đã từng đụng tới và thử áp dụng chưa thôi.

Bạn nên tìm hiểu nên học Spring Boot bắt đầu từ đâu, tạo dự án Spring Boot đầu tiên như thế nào, các luồng đi trong Spring Boot, Dependency injection áp dụng vào Spring Boot như thế nào, cấu trúc một dự án Spring Boot như thế nào cho chuẩn,…

 JPA/MongoDB/SQL

Để tạo nên một chương trình, ứng dụng không thể thiếu được Database, do vậy các bạn cần tìm hiểu về:

  • Cách cấu hình database trong Spring Boot
  • Cấu trúc lớp và interface của JPA
  • Tìm hiểu các thao tác cơ bản CRUD.
  • Query creation
  • Thực hiện các câu query phức tạp bằng MongoTemplate.
  • Sắp xếp và phân trang data query được.
  • Thực hiện aggregation

Template engine

Template engine chịu trách nhiệm xử lý phần giao diện (View) trong kiến trúc MVC của ứng dụng. Trong Spring Boot, chúng ta áp dụng template engine để chèn dữ liệu vào View và tạo ra một trang HTML để trả về. Để hiểu rõ hơn về cách thức trả về trang HTML trong Spring Boot, cũng như sử dụng các công nghệ như Thymeleaf và JSP, nên tập trung nghiên cứu trước những kiến thức này.

Các Tool khác

Ngoài ra, trong một dự án Spring Boot còn sử dụng các Tool khác các bạn có thể tìm hiểu về cấu hình và cách sử dụng để nâng cao hiệu suất viết code như:

  • Cấu hình và sử dụng Swagger
  • Thiết lập Logger cho project
  • Lombok – viết code Java ngắn
  • Cấu hình Spring Actuator
  • Cấu hình Firebase
  • Cấu hình Spring Boot devtools

Tổng kết

Spring Boot là một framework phổ biến trong cộng đồng lập trình, mang lại cho các nhà phát triển nhiều tính năng ấn tượng. Hy vọng rằng từ thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về Spring Boot, từ đó quyết định liệu nên áp dụng nó trong dự án của mình hay không. Đồng thời, bạn cũng nên tập trung nghiên cứu những kiến thức liên quan để sử dụng Spring Boot một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về Spring Boot hoặc muốn tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến công nghệ thông tin, đừng ngần ngại hỏi. Chia sẻ ngay những thắc mắc của bạn để chúng ta cùng nhau tìm hiểu và giải quyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *