Bitbucket và GitHub hiện nay đều là hai nền tảng lưu trữ mã nguồn hàng đầu, đặc biệt phổ biến trong cộng đồng lập trình. Việc lưu trữ mã nguồn là quan trọng vì nó giúp theo dõi và quản lý các phiên bản khác nhau của code, đồng thời hỗ trợ quá trình cập nhật và làm việc cộng tác.
Khi bạn làm việc trên một dự án hoặc cập nhật mã nguồn, việc sử dụng một công cụ như GitHub hoặc Bitbucket trở nên cực kỳ quan trọng. Điều này giúp bạn kiểm soát những thay đổi cụ thể trong code và tạo cơ hội để đánh giá, kiểm tra và cấp quyền truy cập cho đồng đội hoặc đối tác của bạn.
Mặc dù GitHub thường được biết đến nhiều hơn và được ưa chuộng hơn trong cộng đồng, nhưng Bitbucket không kém phần quan trọng với những tính năng ưu việt của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về Bitbucket, đồng thời so sánh những tính năng mà nó có và mà GitHub không có, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tùy chọn lưu trữ mã nguồn này.
Bitbucket công cụ lưu trữ mã nguồn với nhiều tính năng nổi bật
Bitbucket là gì?
Bitbucket, do công ty Atlassian phát triển, là một công cụ trực tuyến được thiết kế để lưu trữ mã nguồn và quản lý tất cả các phiên bản mà người dùng tạo ra trong quá trình làm việc trên mã nguồn. Được coi là một trong những hệ thống kiểm soát phiên bản hàng đầu, Bitbucket có khả năng linh hoạt trong việc điều chỉnh những thay đổi tích cực trong công việc của các nhà phát triển.
Để hiểu rõ hơn về Bitbucket, trước tiên cần hiểu về Git, một hệ thống quản lý phiên bản phân tán giúp lưu trữ các phiên bản chỉnh sửa mã nguồn một cách linh hoạt. Bitbucket, là một trong những kho chứa mã nguồn (code repository), cho phép người dùng quản lý các phiên bản phân tán bằng Git hoặc Mercurial của toàn bộ nhóm làm việc.
Bitbucket mang lại khả năng quản lý hiệu quả cho dự án bằng cách cho phép quản trị viên theo dõi tiến độ công việc và đánh giá hiệu suất của các thành viên trong nhóm. Điều này giúp họ đưa ra các quyết định và cải thiện mã nguồn một cách nhanh chóng và kịp thời.
Ngoài ra, Bitbucket cũng là nơi tập trung của cộng đồng lập trình viên, nơi họ có thể trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau thông qua các bình luận, commit hay quá trình đánh giá (review). Tổng cộng, Bitbucket có vai trò như một ngôi nhà chung, tạo điều kiện cho sự hợp tác và phát triển chung của các nhà phát triển trong quá trình làm việc trên dự án.
Những tính năng nổi bật của Bitbucket
Bitbucket có những tính năng ưu việt gì?
Bitbucket cung cấp cho người sử dụng rất nhiều những tính năng nổi bật không thể bỏ qua như:
- Pull Request và review code: tính năng đánh giá code của Bitbucket giúp các mã được cải tiến, công việc cộng tác được trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho cả người dùng và nhà phát triển. Không những thế, mọi người trong nhóm có thể chia sẻ những kiến thức cho nhau nhằm cải thiện chất lượng code.
- Quyền truy cập branch: giúp quản lý đối tượng có thể truy cập, chỉnh sửa và merge từng branch cụ thể thay vì phải cấp quyền cho mọi branch trong repository.
- Công cụ tìm kiếm và nhận diện code: các nhà lập trình có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng và hiển thị kết quả gần như chính xác nhất.
- Bitbucket Pipelines: một công cụ hay ho dành cho doanh nghiệp có thể sử dụng Stash.
- Kho lưu trữ file Git rộng lớn (LFS), số lượng private repository miễn phí không giới hạn lên đến 5 user.
- Tích hợp sâu với Trello: từ Bitbucket Cloud có thể tích hợp liền mạch với các branch, commit và pull request lên Trello board. Các dự án cũng được tổ chức và hợp tác các thành viên trong nhóm qua công cụ Trello này.
- Xây dựng tích hợp: Bitbucket sẽ cho bạn biết về độ mạnh, yếu của code bằng cách trả về icon dựa trên hệ thống CI.
- Tích hợp Jira: Bitbucket giúp người dùng có thể tích hợp với tính năng của Jira một cách đơn giản. Từ đó, người dùng có thể theo dõi sát sao cũng như báo cáo các lỗi không cần thiết.
- Hợp nhất với bên thứ 3: các thao tác trên Bitbucket với workflow được hợp nhất nhằm giảm tải quy trình phát triển dự án.
- Omnibar: đây là một thanh action được sử dụng linh hoạt trong matching từ khóa, gợi ý hiển thị theo tên repository mà bạn đang quản lý.
- Những phím tắt thần thánh: tổ hợp phím tắt đa dạng giúp người dùng sử dụng Bitbucket một cách nhanh hơn.
- Có app quản lý riêng: Bitbucket cho phép quản lý các repository, kiểm tra thay đổi và nắm được các issues dự án thông qua ứng dụng, bạn không cần phải ngồi trước máy tính cũng có thể dễ dàng thực hiện.
Những ưu và nhược điểm của Bitbucket
Ưu điểm:
- Dựa trên cơ chế quản lý mã nguồn
- Nhiều hệ điều hành có thể sử dụng trên nền tảng này
- Cho phép người dùng đăng ký trên một trình duyệt web chính thức để tự tạo tài khoản cá nhân
- Các nhân xét và yêu cầu tích hợp cho phép dùng mã và đồng thời chia sẻ các quan điểm của kho lưu trữ Git
- Dành cho các nhóm nhỏ và hệ thống quản lý truy vấn mạnh mẽ
- Hỗ trợ xác thực phương tiện truyền thông xã hội
- Nhanh chóng thực hiện việc truy cập vào các kho lưu trữ riêng
- Cung cấp miễn phí cho giáo viên và sinh viên
Nhược điểm:
- Chỉ có thể sử dụng tối đa năm thành viên, nếu số lượng thành viên trong nhóm vượt quá năm, bạn sẽ phải chi trả một khoản phí phụ thuộc vào số thành viên được thêm vào
Bitbucket có gì khác so với GitHub
Là một kho lưu trữ Code Repository giống như Bitbucket, GitHub cũng là một cái tên nổi bật, đặc biệt là với số lượng mã nguồn mở đáng kể. Tuy nhiên, khi so sánh trực tiếp hai nền tảng này, bạn sẽ nhận thấy những khác biệt rõ ràng về tính năng và giá cả, đặc biệt là sự nổi trội của Bitbucket.
Bitbucket và GitHub đâu là công cụ có nhiều tính năng hơn?
Đối với Bitbucket
- VCS được hỗ trợ cho cả Mercurial và Git.
- Public repositories: Bitbucket hoàn toàn miễn phí và không giới hạn về số lượng.
- Private repositories: Miễn phí dành cho nhóm từ 5 người trở xuống.
- Tính năng tích hợp: Bitbucket có thể tích hợp được với Jira, Bamboo, Jenkins, Crucible.
- Host lưu trữ dự án phổ biến của Bitbucket là Adium, Opera, Python, Django, Mailchimp.
- Tính năng mở rộng nổi bật: Bitbucket nổi bật đối với Spoon, Jira Integration, GitHub, External authentication, Google, Twitter, Facebook.
- Tính linh hoạt: Bitbucket lại có tính năng built-in linh hoạt hơn GitHub.
- CI/CD (Continuous Integration/Delivery): Mã nguồn của CI/CD được gắn trong Bitbucket ngay từ đầu giúp người dùng không cần bận tâm đến việc thiết lập và quản lý.
- Thuật ngữ tìm kiếm thông minh: Bitbucket thu thập cú pháp (syntax) để tìm kiếm các định nghĩa phù hợp hơn là chỉ dừng ở tên biến.
Đối với GitHub
- VCS được hỗ trợ cho Git
- Public repositories: Hoàn toàn miễn phí và không giới hạn về số lượng
- Private repositories: Người dùng phải trả phí từ $7/tháng và không giới hạn số lượng người dùng.
- Tính năng tích hợp: GitHub có thể tích hợp với Asana, AWS, Cloudbees, Codeclimate, Zendesk, Travis, Window Azure,…
- Host lưu trữ dự án phổ biến của GitHub là Js, Jquery, Node, Bootstrap, Rails, Homebrew.
- Tính năng mở rộng nổi bật: GitHub có tính năng nổi bật với việc xác định 2 lớp là GitHub Pages và Github Gists.
- Tính linh hoạt: GitHub có nhiều tính năng và cho phép người dùng tự tạo workflow cho riêng mình.
- CI/CD (Continuous Integration/Delivery): CI/CD trong GitHub phải được thiết lập theo từng trường hợp cụ thể và sẽ được lưu ở nhiều tool khác nhau.
- Thuật ngữ tìm kiếm thông minh: GitHub chỉ có thể tìm kiếm theo tên biến.
GitHub một đối thủ đáng gờm của Bitbucket
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật hơn GitHub nhưng Bitbucket cũng có nhiều những khuyết điểm hơn như:
- Tính cộng đồng: Không thể phủ nhận rằng GitHub phổ biến hơn Bitbucket, đồng nghĩa với nó là các nhà lập trình viên sử dụng nhiều hơn từ đó việc recommend và tìm tips trên GitHub sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Plugins: Về số lượng native plugins để mở rộng platform thì GitHub đang vượt xa Bitbucket. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận về những plugin khá ổn của Bitbucket như: Bitbucket Connect, SourceTree, app Slack và các sản phẩm khác từ Atlassian.
Một vài lựa chọn khác ngoài Bitbucket và GitHub
Là hai nền tảng hosting Git phổ biến nhất, tuy nhiên điều đó không có nghĩa đây là hai platform duy nhất. Ngoài hai nền tảng này, các bạn có thể tham khảo các nền tảng khác như:
- Gitlab: đây là đối thủ nặng ký của GitHub và Bitbucket. GitLab ra đời vào năm 2011 và không ngừng nâng cấp các dịch vụ từ quản lý source code lên full DevOps Lifecycle và từ project planning đến CI/CD, giám sát.
- LaunchPad: LaunchPad là platform quản lý software collaboration được Canonical và các software liên quan sử dụng. Nếu bạn đang tìm hiểu hay làm việc với open-source thì LaunchPad khá thích hợp, có hỗ trợ cả Git và Bazaar.
- SourceForge: Cũng nổi bật trong giới open-source, SourceForge cho phép developer host code và distribute software thông qua nền tảng này.
Tổng kết
Mặc dù Bitbucket được coi là một công cụ hữu ích, tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, nền tảng này chưa đạt được sự phổ biến như mong đợi. Việc tiếp cận sớm với công cụ này mang lại cơ hội học hỏi nhiều điều quan trọng, giúp nâng cao kỹ năng làm việc. Hy vọng rằng thông tin đã được chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Bitbucket, nhận thức về những tính năng nổi bật của nó, từ đó giúp bạn lựa chọn công cụ phù hợp nhất cho cá nhân và tổ chức của mình. Đừng quên khám phá thêm nhiều bài viết hữu ích khác trên trang web của chúng tôi!