Bạn đã từng tự đặt câu hỏi về ý nghĩa thực sự của thuật ngữ “DevOps”? Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, DevOps đang trở thành một khái niệm quan trọng, và vì vậy, kiến thức xoay quanh nó đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về DevOps, hãy đọc ngay bài chia sẻ trên Blog dưới đây!
Khái niệm Devops là gì?
DevOps, mặc dù có thể gây khó hiểu cho người mới bắt đầu, nhưng thực sự là một thuật ngữ hợp nhất giữa hai khái niệm tiếng Anh là Development (Dev) và Operations (Ops). DevOps không chỉ là việc kết hợp các quy trình, mà còn bao gồm nhiều triết lý văn hóa, biện pháp thực hành và các công cụ nhằm tăng cường khả năng phân phối của ứng dụng và dịch vụ của tổ chức, đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.
Thay vì sử dụng các phương pháp quản lý truyền thống cho cơ sở hạ tầng và phát triển phần mềm, DevOps thúc đẩy sự linh hoạt và tốc độ trong quá trình này. Kết quả là, các tổ chức có thể đáp ứng nhanh chóng hơn đối với yêu cầu của khách hàng và thậm chí cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tốc độ phát triển cao này không chỉ tăng cường khả năng phục vụ khách hàng mà còn mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp.
Định nghĩa DevOps là gì?
Devops hoạt động dựa trên 2 giai đoạn phát triển là:
- Giai đoạn phát triển: Sẽ bao gồm các phần việc của một Developer, UI Designer, QC/QA,…
- Giai đoạn vận hành: Giai đoạn này sẽ có sự tham gia của system engineer, operation executive, release, system administrator, release engineer, DBA, network engineer, security engineer ..
Đây là hai giai đoạn khá tách rời nhau và đặc biệt là của những mô hình có quy mô từ trung bình trở lên. Vì vậy, khái niệm Devops đã được ra đời giúp người dùng có thể tối ưu hóa được chu trình phát triển của phần mềm. Nhờ vậy mà phần mềm sẽ được release nhanh chóng và thường xuyên hơn.
Vậy DevOps Engineer là gì?
Hiện nay, các công việc chính của một công việc của DevOps sẽ tương tự với Sysadmin và bao gồm: Deploy, optimizing, monitoring, analysis… Tuy nhiên điểm khác biệt của công việc này sẽ là:
- DevOps Engineer thường đòi hỏi nhiều hơn các kỹ năng mềm hơn như: cần phải có coding skill, scripting để automation cho hệ thống.
- DevOps Engineer cần phải hiểu về tech stack mà các sản phẩm của công ty đang sử dụng. Ngoài ra, họ cũng cần review bug hoặc viết về các unit test thông thường khác.
Công việc của Devops là gì?
Ngoài ra, một DevOps Engineer cần phải tham gia vào các giai đoạn phát triển như:
- Thực hiện chuẩn hóa cho môi trường làm việc từ local cho đến production.
- Hiểu rõ về các sản phẩm để thực hiện tối ưu cho nó được tốt hơn.
- Nắm được cơ bản về logic code cũng như nắm rõ các tiến trình chạy code ra sao cho hợp lý.
Devops có sự khác biệt gì so với các hình thức trước đây
Trước đây thì bộ phận Dev và Operations làm việc độc lập với từng công việc cụ thể khác nhau. Bộ phận Dev có mục đích chính là xây dựng function đúng với yêu cầu đưa đến cho khách hàng nhanh chóng. Đối với bộ phận Operations mục đích chính là tạo ra một hệ thống ổn định.
Devops chính là sự kết hợp hài hòa giữa Dev và Operations với những mục tiêu chung như:
- Fast time – to market (TTM): Code nhanh, triển khai nhanh
- Few production failures: Đảm bảo tính ổn định từ đầu
- Immediate recovery from failures: Nếu có xảy ra lỗi thì 1 team Devops sẽ có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục lỗi ngay lập tức
Những điều này đòi hỏi cả Dev và operations phải làm việc cùng nhau, thống nhất trong mục tiêu, dùng tools để kiểm tra tốc độ, bảo đảm sự ổn định của sản phẩm và mang lại sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng.
So sánh với mô hình làm việc truyền thống Traditional Silos, ta có thể thấy:
- Với quy trình truyền thống, bộ phận dev sẽ có trách nhiệm viết code để đưa sang cho QA test. QA khi phát hiện ra lỗi sẽ đưa cho bên dev fix, rồi chuyển lại cho QA để test. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi sản phẩm không còn lỗi, khi đó sẽ được chuyển giao cho bộ phận operation để phát triển code. Khi này, QA sẽ test lại lần nữa. Lúc này nếu có phát hiện ra code thì nguyên nhân có thể đến từ code của Dev viết sai hoặc do operation đã deploy sai. Với mô hình làm việc truyền thống, cách làm của Dev và Operation đều mang hơi hướng cá nhân, không giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, điều này sẽ khiến cho quá trình tìm kiếm nguyên nhân gây ra lỗi sẽ lâu hơn.
- Với mô hình Devops, Dev QA và operations là một team thống nhất cùng làm một sản phẩm, ở đó họ sẽ cùng nhau linh hoạt sử dụng các tools để tạo ra một hệ thống automation từ khi build code, test cho đến khi deploy. Khi phát hiện ra lỗi họ sẽ nhanh chóng tìm ra bug và fix nó lại, đồng thời deploy code mới lên.
Lợi ích mang lại của DevOps là gì?
Phân phối nhanh chóng
Tăng cường tần suất và nhịp độ phát hành là yếu tố quan trọng giúp tối ưu hóa và cải tiến sản phẩm một cách nhanh chóng. Việc phát hành các tính năng mới kèm theo khả năng khắc phục lỗi nhanh chóng sẽ giúp đáp ứng linh hoạt đối với mọi yêu cầu từ phía khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh ngay từ giai đoạn sớm nhất.
Đồng thời, việc tích hợp liên tục và phân phối liên tục đặt vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tự động hóa toàn bộ chuỗi phát triển phần mềm từ quá trình xây dựng đến triển khai. Những biện pháp thực hành này mang lại hiệu quả cao, giúp tối ưu hóa quy trình phát triển và đảm bảo rằng sản phẩm luôn được cập nhật và hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Về tốc độ
Hoạt động với tốc độ cao sẽ giúp cho bạn cải tiến sản phẩm cho khách hàng nhanh hơn, việc thay đổi thường xuyên cũng giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với sự thay đổi liên tục của thị trường. Từ đó, nâng cao tăng trưởng, đem lại hiệu quả cũng như kết quản tốt cho doanh nghiệp. Mô hình DevOps còn cho phép các nhà phát triển và nhóm nghiệp vụ của bạn có thể dễ dàng đạt được những kết quả như mong muốn.
DevOps là giải pháp phát hành phần mềm vô cùng nhanh chóng
Về độ tin cậy
Để đảm bảo chất lượng cho cả phiên bản cập nhật ứng dụng và những thay đổi trong cơ sở hạ tầng, việc thực hiện kiểm soát chất lượng là quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi thay đổi được thực hiện một cách đáng tin cậy và không gây ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm của người sử dụng. Một chiến lược hiệu quả là sử dụng các biện pháp thực hành như phân phối liên tục hoặc tích hợp liên tục.
Khi áp dụng phân phối liên tục, bạn có thể nhanh chóng và linh hoạt phát hành các phiên bản cập nhật mà không làm gián đoạn dịch vụ. Điều này giúp duy trì một nhịp độ phát triển nhanh hơn, đồng thời đảm bảo rằng mọi thay đổi đều được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác và ổn định.
Tích hợp liên tục, trong khi triển khai thay đổi vào hệ thống, kiểm tra từng bước của quá trình để đảm bảo tính nhất quán và hiệu suất tốt nhất. Việc này giúp phát hiện và sửa lỗi ngay từ khi chúng xuất hiện, giảm thiểu rủi ro gặp vấn đề lớn sau khi triển khai.
Tổng cộng, việc thực hiện các biện pháp như phân phối liên tục và tích hợp liên tục không chỉ đảm bảo chất lượng của ứng dụng mà còn tăng cường khả năng phản ứng nhanh chóng đối với thay đổi và đảm bảo trải nghiệm tích cực nhất cho người sử dụng.
Về quy mô
Việc vận hành và quản lý cho các cơ sở hạ tầng cũng như các quy trình phát triển bằng quy mô phù hợp. Từ sự tự động hóa và tính chất nhất quán sẽ hỗ trợ cho bạn có thể quản lý hiệu quả hơn các hệ thống phức tạp và thay đổi chúng ở mức rủi ro được giảm thiểu.
Cải thiện cho khả năng cộng tác
Việc xây dựng các nhóm theo văn hóa DevOps sẽ mang lại hiệu quả hơn rất nhiều, nó giúp bạn nhấn mạnh các giá trị tinh thần làm chủ và nâng cao trách nhiệm giải trình. Các nhà phát triển cũng như các nhóm nghiệp vụ sẽ công tác chặt chẽ với nhau hơn, cùng nhau gánh vác được nhiều trách nhiệm chung cũng như phối hợp cùng nhau để quy trình làm việc dễ chịu hơn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được hiện tượng làm việc không mang lại hiệu quả mà còn mất nhiều thời gian.
Về vấn đề bảo mật
Quá trình làm việc sẽ được tiến hành nhanh hơn nhưng vẫn có thể duy trì kiểm soát và đảm bảo tuân thủ. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể áp dụng mô hình DevOps mà không cần phải giảm bớt đi tính bảo mật nhờ việc sử dụng các chính sách tự động hóa khác. Ngoài ra, các công cụ kiểm soát đều sẽ được tinh chỉnh sao cho hợp lý nhất.
DevOps là làm gì?
Vai trò và các vị trí công việc của DevOps Engineer là gì?
DevOps Engineer đóng vai trò quan trọng trong công ty hoặc các dự án công nghệ, từ việc tối ưu hoá quy trình phát triển phần mềm, quản trị tiến độ, quản trị rủi ro cho dự án. Một DevOps Engineer có thể có mặt ở bất cứ khâu nào trong hoạt động chuyên môn về Công nghệ thông tin, cụ thể:
- Chuẩn hóa môi trường, quy trình phát triển local, production.
- Hiểu sản phẩm để tối ưu sản phẩm.
- Nắm được tiến trình code chạy và logic code cơ bản.
Với vai trò nêu trên, DevOps sẽ đảm nhận những vị trí công việc nào? DevOps Engineer kết hợp giữa tư duy, công cụ và các kỹ năng để có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc cùng lúc, ví dụ như:
- DevOps Evangelist: triển khai các hoạt động DevOps.
- Release Manager: Nghiên cứu, phát triển tính năng mới; đảm bảo chất lượng sản phẩm sau mỗi đợt release.
- Automation Expert: Chuyên gia tự động hóa và sắp xếp các công cụ hỗ trợ.
- Software Developer/ Tester: Lập trình và test phần mềm.
- Quality Assurance: Kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ công nghệ.
- Security Engineer: Quản trị bảo mật và sức khỏe của sản phẩm.
Cần học kỹ năng gì để trở thành DevOps Engineer?
Ngoài các kiến thức chuyên môn về lập trình, sử dụng các công cụ, để trở thành một DevOps Engineer, bạn cần bổ sung cho mình nhiều kỹ năng học DevOps hơn nữa. Một vài kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp phát triển theo hướng DevOps Engineer chuyên nghiệp đó là:
Kỹ năng lập trình
Không thể bỏ qua kỹ năng lập trình và hiểu các ngôn ngữ lập trình phục vụ cho việc viết và duy trì các tập lệnh, làm việc với kho lưu trữ code và các công việc của bộ phận vận hành. Có câu “Để hiểu đối thủ của bạn, bạn phải trở thành đối thủ của bạn”, để trở thành DevOps Engineer chuyên nghiệp, bạn nhất định phải nắm vững kỹ năng lập trình:
- Biết code một số ngôn ngữ hệ thống như Bash script, Java, Javascript, Python, Php, Shell Script,…
- Sử dụng thành thạo các hệ điều hành Linux, Unix, Window, MacOS.
- Có kiến thức về Process Management, Threads and Concurrency, Sockets, I/O Management, Virtualization, Memory storage, File systems,…
- Kiến thức về bảo mật, DNS, HTTP, HTTPS, FTP, SSL,…
- Cài đặt và sử dụng web server như Apache, Nginx,…
- Nắm vững phương pháp Agile trong vận hành, làm việc với các nhóm phát triển.
Thành thạo chuỗi công cụ DevOps (DevOps toolchain)
Hiểu và sử dụng thành thạo công cụ DevOps là yếu tố quan trọng bởi yêu cầu công việc của DevOps Engineer cần thường xuyên ứng dụng công cụ cho quá trình tự động hoá, vận hành phần mềm. Một vài DevOps toolchain có thể kể đến như:
- Công cụ điều phối infrastructure mã hiệu: Terraform, Chef, Ansible, Puppet, Saltstack,…
- Hệ thống công cụ triển khai CI&CD và Containerization: Docker, Jenkins, Vagrant, Jira , Git (Gitlab, Bitbucket,…)
- Công cụ quản lý cấu hình và bảo mật: Consul, Vault, etcd, Ansible, Puppet, Chef…
- Công cụ monitoring server và phân tích: Datadog, New Relic, Sensu, Nagios, Zabbix,…
- Các nền tảng Cloud như AWS, Google Cloud, MS Azure,…
Kỹ năng mềm
Với vai trò là người tối ưu quy trình làm việc và tối ưu sản phẩm, DevOps cần làm việc với rất nhiều đội nhóm, dự án khác nhau. Kỹ năng mềm là thứ không thể thiếu nếu bạn học DevOps và muốn trở thành kỹ sư DevOps chuyên nghiệp. Một số kỹ năng mềm quan trọng đối với một nhân sự DevOps như:
- Giao tiếp tốt, rõ ràng, hiệu quả bằng cả lời nói và văn bản.
- Hợp tác làm việc trong đội nhóm, lắng nghe ý kiến, luôn cùng nhau hướng tới mục tiêu chung.
- Giải quyết và chốt vấn đề, khắc phục sự cố, đưa ra các giải pháp phù hợp,
- Cẩn trọng, tỉ mỉ, chỉn chu
- Liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức và học công nghệ mới, bồi dưỡng EQ, AQ.
DevOps roadmap – Tham khảo lộ trình học DevOps chuẩn nhất
Bạn có thể tham khảo DevOps Engineer roadmap phía dưới đây để có kế hoạch học DevOps và định hình các bước để tiến tới vị trí chuyên gia trong lĩnh vực này.
Cre: https://github.com/milanm/DevOps-Roadmap
Mức lương của DevOps Engineer có cao không?
Theo thống kê số liệu lương của kỹ sư DevOps tại Canada, Anh, Mỹ, Đức, Australia từ Glassdoor [1], mức lương trung bình dự kiến dành cho DevOps Engineer khoảng 103.000 USD/năm tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí công việc và quốc gia.
Còn tại Việt Nam, mức lương trung bình của kỹ sư DevOps có thể rơi vào khoảng 25 – 70 triệu đồng/tháng.
Cre: ITviec
Theo Salary Expert, mức lương của DevOps Engineer tại khu vực TP.HCM với trình độ Junior (1 – 3 năm kinh nghiệm) trung bình 393 triệu đồng/năm. Trong khi đó, một kỹ sư DevOps trình độ senior (trên 8 năm kinh nghiệm) có mức lương trung bình là 697 triệu đồng/năm. [2]
Cre: Số liệu từ Salary Expert
Và nếu bạn còn thắc mắc lương của DevOps có cao không? Thì câu trả lời sẽ là có. Bởi mức lương trả cho vị trí DevOps được tính toán dựa trên mức độ khó để tuyển dụng và tính chất công việc khi đảm nhiệm vai trò là một DevOps Engineer
Công việc của Devops là gì?
Nếu bạn đang chưa biết Devops là làm gì thì ngay sau đây là đáp án cho câu hỏi đó: DevOps giữ vai trò quan trọng trong quy trình phát triển của một phần mềm với phương pháp Agile. Nó hỗ trợ hoàn thiện quá trình chuyển đổi cho quy trình phát triển cũng như vận hành phần mềm từ mô hình thác nước chuyển sang phát triển liên tục. Quá trình này phục vụ cho mục đích cải thiện khả năng triển khai phần mềm được nhanh chóng hơn. Từ đó, gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Và cuộc hành trình của DevOps sẽ bao gồm các công việc như sau:
- CI (Continuous Integration): Đây là một hình thức phát triển phần mềm và các developer thường gộp hoặc chuyển những thay đổi trong code về một repo master và các build rồi test sau đó chạy tự động. Mục tiêu của CI là tìm ra bug nhanh hơn, từ sớm để có thể cải thiện được chất lượng của phần mềm. Từ đó, giảm thiểu được các thời gian cho việc xác thực và ra mắt cho các update mới nhất.
- Xây dựng kiến trúc (Infrastructure as code): Hệ thống tương tự như code bạn có thể hiểu phương pháp này có mục đích đảm bảo cho bạn có thể maintain chất lượng version control khi đang sử dụng CI. Infrastructure sẽ cần được cấu hình tự động hoàn toàn để đảm bảo cho các server được chuẩn hóa dựa theo các bản patch và version mới nhất.
Một DevOps cần có những kỹ năng gì?
- CD (Continuous Deployment): Tất cả thay đổi đều sẽ được duyệt thông qua test tự động để có thể triển khai được production. Có nghĩa là: Bạn cần pull bản build mới nhất ngay hoặc tìm ra repo mới nhất nếu như đã được test rồi tiến hành deploy trên production. CD là một trong những cách tuyệt vời để bạn tăng tốc cho quá trình deploy sản phẩm liên tục và có thể đáp ứng được mọi yêu cầu liên tục từ phía khách hàng.
- Communication và Collaboration: Collaboration và communication là 2 nhân tố có thể giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển và đánh giá DevOps tốt hơn. Nó sẽ đẩy cho quá trình làm việc phát triển nhanh hơn, vận hành hiệu quả hơn và còn hỗ trợ cho các team khác phát triển cùng như: marketing, sales,… Từ đó, các bộ phận quan trọng này của tổ chức sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu của mình hơn.
Tương lai của DevOps trong IT ra sao?
Có thể nói rằng, DevOps đã hỗ trợ tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp vô cùng hiệu quả. Đi kèm với sự thay đổi nhanh chóng của nền công nghiệp IT thì các Developer nếu như không có quá nhiều kiến thức về quản trị hệ thống cũng như không biết về quá trình phát triển sản phẩm thì có thể sẽ nhanh chóng bị đào thải.
DevOps là vai trò quan trọng không thể thiếu trong IT
Chính vì vậy, DevOps được xem như cách biến đổi hiệu quả một người chỉ có một kỹ năng duy nhất có thể trở thành một người đa năng giỏi các công việc như: lập trình, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cấu hình, phát hành,… Bởi vì DevOps không giới hạn cho bất kỳ công nghệ cụ thể nào nên những người làm việc trong môi trường DevOps sẽ liên tục làm việc tích hợp và có thể tự động hóa cho nhiều công nghệ khác nhau.
Về cơ hội nghề nghiệp tương lai của DevOps
Mặc dù không có điều kiện nào là tiên quyết cho việc theo đuổi một ngành nghề nhất định trọng DevOps. Tuy nhiên, bất kỳ ai có kinh nghiệm và kiến thức đều sẽ được học để tiếp cận những công việc như sau:
- Lập trình (bất kỳ ngôn ngữ nào)
- Shell scripting
- Quản trị hệ thống
- Các dịch vụ IT – Ops và Hỗ trợ
- Xây dựng và phát hành (Build and release)
- QA hoặc Testing
Câu hỏi thường gặp liên quan đến DevOps Engineer, học DevOps
Chúng tôi sẽ giải đáp ngay những thắc mắc về “DevOps Engineer là gì?”, tự học DevOps, các chứng chỉ cũng như các thông tin khác liên quan đến DevOps.
DevOps Engineer có cần biết viết code không?
Câu trả lời là có. Đơn giản là biết code để hiểu được luồng code chạy và làm việc được với các nhóm dự án.
Công việc chính của DevOps Engineer đòi hỏi kiến thức về code, các ngôn ngữ lập trình như Bash script, Java, Javascript, Python, Php, Shell Script,… và sử dụng thành thạo các hệ điều hành Linux, Unix, Window, MacOS. Ngoài ra còn có yêu cầu về sử dụng thành thạo các công cụ DevOps như Terraform, Chef, Ansible, Puppet, Saltstack, Docker, Jenkins, Vagrant, Jira , Git (Gitlab, Bitbucket,…), Consul, Vault, New Relic, nền tảng Cloud như AWS, Google Cloud, MS Azure,..
Có ngôn ngữ lập trình nào tốt nhất cho DevOps không?
Ngôn ngữ lập trình phổ biến đối với các kỹ sư DevOps đó là Python, Shell script, Ruby, Golang, C, C++,…
Không thể khẳng định công cụ nào là tốt nhất cho DevOps bởi tuỳ vào mỗi dự án và sản phẩm, quy trình mà cần áp dụng ngôn ngữ lập trình phù hợp.
Các chứng chỉ IT về DevOps
Bạn có thể tham khảo các chứng chỉ dành cho chuyên gia DevOps như:
- Chứng chỉ AWS SysOps Administrator
- Chứng chỉ AWS Developer – Associate
- Chứng chỉ AWS DevOps Engineer – Professional
Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở một DevOps Engineer?
Tìm kiếm nhân sự có chuyên môn, có các kỹ năng mềm, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp chính là những điều một nhà tuyển dụng luôn hướng đến. Vậy yêu cầu đối với vị trí DevOps Engineer là gì? Có thể nói ngắn gọn bằng những từ sau đây:
- Chuyên môn
- Kinh nghiệm
- Lập trình
- Teamwork, hợp tác
- Tự định hướng
- Sẵn sàng làm việc
- Sẵn sàng học hỏi
- …
Tất nhiên, sẽ có rất nhiều tiêu chí khác nữa, tuỳ thuộc vào vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra các yêu cầu khác.
Tự học DevOps có được không?
Với sự phổ biến của internet và sự đa dạng của thông tin trực tuyến, cùng với sự hiện diện của hàng trăm khóa học DevOps miễn phí từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin, việc tự học và xây dựng kỹ năng DevOps đã trở nên hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, hành trình này không hề dễ dàng.
Để tận dụng lợi ích từ nguồn thông tin đồ sộ này, bạn có thể lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho quá trình học của mình. Cách tiếp cận có thể là tự học DevOps thông qua tài nguyên trực tuyến hoặc tham gia các khóa học được giảng dạy trực tiếp bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Việc này giúp bạn tối ưu hóa quá trình học tập và có được hướng dẫn chất lượng, từ những người có kinh nghiệm sâu rộng về DevOps.
Tôi tự học từ các khóa học DevOps online thì có thể ứng tuyển vị trí DevOps không?
Tất nhiên, việc sở hữu bằng đại học có thể được coi là một trong những điều kiện tuyển dụng của một số công ty. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam, nguồn nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động hiện nay. Sự bùng nổ của xu hướng Cloud và sự tiến triển không ngừng của công nghệ đã làm cho vị trí DevOps trở thành một trong những “hot job” được săn đón nhất trong ngành.
Đối với những người có kiến thức vững về DevOps và những kỹ năng cá nhân phát triển, cơ hội ứng tuyển vào các vị trí làm việc liên quan đến DevOps là rất lớn. Họ có thể không chỉ tự tin ứng tuyển vào các vị trí DevOps mà còn có khả năng chuyển đổi sang các công việc như SRE (Site Reliability Engineer), Cloud Engineer, và nhiều vai trò khác trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Điều này thể hiện rõ sự linh hoạt và sự đa dạng của ngành nghề Công nghệ thông tin, nơi mà sự chuyển động và sáng tạo đóng vai trò quan trọng hơn so với việc sở hữu bằng cấp truyền thống.
Làm sao để biết lộ trình học DevOps có đang đúng hướng hay không?
Về cơ bản, hãy tư duy theo hướng: nguyên lý cơ bản làm gốc rễ, công cụ là nhánh hỗ trợ. Công cụ có thể thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của công nghệ mới. Song, nguyên lý thì bền vững hơn, nó ít thay đổi.
Từ đó có thể đánh giá một lộ trình học DevOps có đúng hướng hay không, hãy nhìn vào cái “gốc” xem đã đủ hay chưa. “Nhánh “công cụ thì có thể cập nhật mới để phù hợp.
* Chú ý: việc đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cần đánh giá chuẩn thì cần dựa vào các số liệu và kỹ năng thực tế của mỗi cá nhân.
Tổng kết
Dưới đây là những kiến thức chính liên quan đến nhiệm vụ của một chuyên gia DevOps mà chúng tôi mong muốn chia sẻ với độc giả. Chúng tôi tin rằng, thông qua những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về khái niệm DevOps, vai trò của một Chuyên gia DevOps, và nhiệm vụ cụ thể mà họ phải thực hiện.