Magento là một nền tảng mã nguồn mở mạnh mẽ dành riêng cho việc xây dựng các website thương mại điện tử, được phát triển bởi Varien Inc. và hiện nay thuộc sở hữu của Adobe. Với các công cụ và tính năng phong phú, Magento giúp tạo lập và quản lý cửa hàng trực tuyến một cách hiệu quả và linh hoạt. Đây là một trong những nền tảng phổ biến nhất cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn nhờ khả năng tùy chỉnh cao và hỗ trợ quản lý đa dạng các yêu cầu thương mại điện tử phức tạp.
Định nghĩa Magento là gì?
Magento là một hệ quản trị nội dung (CMS) dành cho thương mại điện tử. Điểm mạnh của Magento nằm ở sự tùy biến cao và khả năng mở rộng dễ dàng, giúp các doanh nghiệp quản lý mọi khía cạnh của cửa hàng trực tuyến, từ việc trưng bày sản phẩm đến xử lý thanh toán và quản lý tồn kho.
Mã nguồn này sử dụng ngôn ngữ PHP và dựa vào nền tảng Zend Framework để hoạt động. Hiện nay, đang có 2 phiên bản Magento được sử dụng phổ biến đó là: Community Edition (CE) là phiên bản được dùng miễn phí và Enterprise edition (EE) là phiên bản trả phí.
Ngoài ra, Magento còn là nền tảng mã nguồn khó nhất của ngôn ngữ lập trình PHP với khả năng hỗ trợ tạo ra các kênh thương mại điện tử tương tự như: Alibaba, Amazon, Tiki, Lazada,… Chúng sẽ tích hợp linh hoạt vào những website bán hàng sẵn có rồi biến website này trở thành trang thương mại điện tử chuyên nghiệp nhất. Chính vì vậy, nền tảng này dần trở thành một trong những giải pháp thiết yếu quan trọng đối với các chủ đầu tư. Từ đó, nó được phát triển và sử dụng ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Và ưu điểm nổi bật của Magento trong xây dựng website thương mại điện tử là:
- Magento được tích hợp vô số tính năng hỗ trợ web hiện đại hữu ích như: quản trị, marketing, seo, checkout,…
- Là một nền tảng mã nguồn mở và được download miễn phí nên magento được tích hợp rất nhiều tiện ích mở rộng khác.
- Magento sở hữu nhiều phương án lưu trữ, bảo mật, backup, cập nhật tool với mục đích bảo vệ gian hàng của doanh nghiệp cũng như chống hack.
- Magento hỗ trợ cho các tiền tệ và các ngôn ngữ của đa quốc gia.
- Có khả năng responsive ở mọi giao diện từ ipad, điện thoại, nâng cao tốc độ tải trang và máy tính để bàn.
Các tính năng vượt trội của Magento là gì?
Magento được đánh giá cao về chất lượng nhờ sở hữu vô số tính năng nổi trội như:
- Khả năng quản lý nội dung tốt bao gồm phần thiết kế trang CMS, tiện tihcs kèm theo và thiết kế themes hiện đại.
Magento có vai trò quan trọng trong thương mại điện tử
- Quản lý dễ dàng các danh mục sản phẩm sao cho logic để được thanh tìm mạnh mẽ nhất.
- Hỗ trợ cho các vấn đề liên quan đến marketing như: email marketing, Google API, tạo các chương trình khuyến mãi, tạo ra các chiến dịch quảng cáo, thực hiện tối ưu hóa cho SEO,…
- Các giỏ hàng sẽ được tích hợp sẵn các cổng thanh toán khác biệt nhau nhờ Magento.
- Hỗ trợ quản lý hệ thống qua các công cụ import/export dữ liệu hoặc sao lưu dữ liệu.
- Hỗ trợ quản lý khách hàng theo nhóm như: nhóm khách hàng nam, nhóm khách hàng nữ, nhóm khách hàng trung niên,… Ngoài ra, magento còn hỗ trợ nhận dạng khách hàng và tài khoản khách hàng.
- Magento còn tích hợp nhiều công cụ phân tích và báo cáo như: báo cáo doanh thu, báo cáo cho các hoạt động marketing, báo cáo về các dữ liệu của khách hàng,..
- Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý gian hàng thông qua: cấu hình, quản trị viên, phân cấp người bán, thay đổi các ca trực, cập nhật các thông tin,…
Các công việc cần thực hiện của Developer Magento là gì?
Magento sử dụng các cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB cũng như ngôn ngữ lập trình PHP và thành phần của Zend Framework. Từ đó, áp dụng các quy ước về lập trình theo hướng đối thủ và kiến thức dạng model-view-controller. Chính vì thế, các công việc mà một lập trình viên Magento sẽ đảm nhận là:
- Thực hiện phát triển, tích hợp hoặc tùy biến theme.
- Thực hiện tùy biến core của Magento để đáp ứng cho các quy trình hoặc các yêu cầu kinh doanh thực tế khác.
Lập trình viên Magento làm gì?
- Chú trọng phát triển cho các extension mới nhất.
- Tạo hoặc chú ý import cho danh mục và sản phẩm.
- Thực hiện tùy biến cho các extension có sẵn do những nhà cung cấp thứ ba phát triển.
- Cập nhật thêm các version mới ngay khi Magento tạo ra các phiên bản mới.
- Thực hiện tích hợp với những hệ thống khác như ERP, POS, CRM qua những cổng thanh toán khác.
- Cuối cùng là Performance tuning.
Cấu trúc và thành phần cơ bản trong Magento
Cấu trúc cơ bản trong Magento sẽ được chia thành 2 phương diện là:
Cấu trúc thư mục trong Magento
Trước tiên là tìm hiểu kỹ hơn về từng thư mục trong Magento Framework.
- 404: thư mục này có chứa các template và skin 404 của Magento.
- app: Đây là thư mục có chứa tất cả code(modules), template, file cấu hình, ngôn ngữ. Đồng thời nó còn chứa các theme và các cài đặt mặc định của hệ thống.
- Downloader: Được sử dụng với mục đích nâng cấp cho magento cũng như hướng đến các cài đặt mà không cần sử dụng SSH.
- js: Thường có chứa các mã javascript
- lib: Có chữa những thư viện của các nhà phát triển.
- media: Chứa bên trong là các file với mục đích tải lên hệ thống như: phim ảnh, tài liệu, sản phẩm,…
- pkginfo: thường chứa mọi thông tin kỹ lưỡng về những gói cài đặt của magento.
- report: có chứa các báo cáo khi hệ thống dùng với mục đích thông báo khi gặp lỗi.
Các công việc do magento đảm nhận
- skin: có chứa các file css, image, javascrip với mục đích thiết kế cho các theme, packages, templates.
- var: nơi đây có chứa các tệp, file bộ nhớ cache, dữ liệu import, export và session.
Cấu trúc module
Cấu trúc của một module trong magento sẽ có 2 phần chính là “code” và “template”. Cụ thể là:
- Code: Có vai trò xác định cho những hành động mà các module cần phải tương tác với database.
- Template: Là một trong những cách bố trí giao diện cho module dựa trên code cụ thể.
Code của một template sẽ bao gồm các thành phần như sau:
- Block: Đây là nơi được sử dụng nhằm mục đích load dữ liệu, điều chỉnh dữ liệu từ database trước, cho đến khi chúng hiển thị dữ liệu ra template.
- Controller: Giữ nhiệm vụ nhận các yêu cầu từ phía người dùng từ http, từ đó sẽ chuyển các yêu cầu tới lớp xử lý khác.
- Etc: Sẽ bao gồm các file xml được sử dụng nhằm mục đích config cho module. Tùy thuộc theo mỗi module mà bạn sẽ có những file xml khác nhau.
- Helper: Khi chúng ta thực hiện cho vào các helper class tại đây. Khi đó, các hàm được ta định nghĩa trong helper đều sẽ được gọi ở bất cứ chỗ nào khác. Do vậy, helper chính là nơi có chứa các “công cụ” hỗ trợ cho quá trình lập trình của bạn sẽ được dễ dàng hơn ở một phần nào đó.
- Model: Là nơi có chứa những câu lệnh được truy vấn trực tiếp với các các sở dữ liệu khác.
- Sql: Thường bao gồm nhiều câu lệnh sql với mục đích tạo bảng và tương tác trong việc thay đổi dữ liệu…
Các kỹ năng mà Developer Magento cần có là?
Để có thể đáp ứng được dễ dàng khối lượng công việc kể trên thì mỗi một lập trình viên Magento cần phải có nhiều kinh nghiệm về code, thì cần bổ sung những kỹ năng cần thiết khác cho mình như:
- Có tầm hiểu biết sâu rộng về Modular Development cũng như cần phải làm việc thường xuyên hơn với các mô hình kiến trúc MVC (Model – View – Controller)
- Bạn phải nắm vững những kiến thức liên quan đến ngôn ngữ lập trình PHP.
Nâng cao kỹ năng về PHP để trở thành Developer Magento chân chính
- Cần nắm vững các kiến thức về XML để có thể viết chắc code liên quan đến cấu hình của các module trong Magento
- Cần xây dựng kiến thức nền tảng vững vàng về công việc lập trình viên đối tượng. Ngoài ra, cần bổ sung các kinh nghiệm làm việc có liên quan đến có sở dữ liệu MySQL.
- Ngoài ra, bạn cần xây dựng các kiến thức về Javascript, PHP, Jquery, Node.js, Bootstrap Grunt.
- Cuối cùng, chú trong xây dựng kiến thức tốt cho bản thân về Search Engine, để có tư duy logic cũng như giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất nhé.
Tổng kết Trên đây, là những kiến thức nền tảng trọng tâm mà ITNavi muốn gửi đến bạn đọc nhằm lý giải định nghĩa Magento là gì? Hy vọng rằng, với thông tin trên thì bạn đã nắm rõ những kiến thức và kỹ năng quan trọng cần phải trang bị nếu như muốn trở thành một Developer Magento chuyên nghiệp.